Bị bắt xe không có bằng lái phạt bao nhiêu năm 2024

Ngày nay, khi mà việc di chuyển bằng xe ô tô, xe máy đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, thì việc học bằng lái ô tô , xe máy là điều quan trọng. Không chỉ là để đảm bảo có kiến thức , kỹ thuật lái xe an toàn mà còn tránh bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Câu hỏi lái ô tô không có bắng lái bị phạt bao nhiêu? Đi xe máy không có bằng phạt bao nhiêu? là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc.

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP [bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2020] quy định thì mức phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang theo hoặc không có Giấy phép lái xe [ Bằng lái] như sau:

- Trường hợp người điều khiển xe moto quên không mang bằng lái: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

[Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì có thể được cho phép khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ].

- Trường hợp không có bằng lái :

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Đối với người điều khiển xe ô tô

- Trường hợp quên không mang bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng [Trừ trường hợp có bằng lái xe quốc tế nhưng không mang theo bằng lái xe quốc gia].

- Trường hợp không có bằng lái xe thì bị Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Chú ý rằng, mức phạt trên áp dụng đối với người điều khiển xe là chủ phương tiện vi phạm. Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100 thì phạt cả chủ phương tiện về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông” với mức phạt quy định như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Trên đây là thông tin về hình thức và mức độ xử lý hành chính nếu bạn ra ngoài điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không tuân thủ quy định, không mang theo giấy phép lại xe hoặc không có giấy phép lại xe, rất mong sẽ hữ ích để bạn hiểu và tuân thủ đầy đủ, tránh bị xử phạt đáng tiếc nhé.

Hãy luôn tuân thủ quy định pháp luật về các giấy tờ cần có khi tham gia giao thông và hãy tham gia giao thông một cách văn minh , văn hóa bạn nhé.

[ĐCSVN] - Bạn đọc Trịnh Mỹ Dung tại địa chỉ quận Hoàng Mai, Hà Nội hỏi: Người lái xe khi điều khiển xe ô tô, xe máy tham gia giao thông quên mang bằng lái xe ô tô, xe máy thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời câu hỏi trên, Luật sư An Bình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết: Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ, luật số: 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 thì người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người lái xe khi điều khiển ô tô tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; giấy phép lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Còn người lái xe điều khiển xe máy tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ sau đây: Đăng ký xe; giấy phép lái xe; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Đối với trường hợp có giấy phép lái xe ô tô, xe máy nhưng không mang khi điều khiển xe tham gia giao thông thì sẽ bị phạt tiền với các mức sau đây:

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe máy: Căn cứ Điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô [xe máy] và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô: Căn cứ Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Ngoài ra, độ tuổi của người lái xe máy [A1], ô tô [B1 và B2] được quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2];

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC];

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD];

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Lái xe máy không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?

Như vậy, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Không có giấy phép lái xe bị giam xe bao lâu?

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày.

Đi xe máy không có giấy tờ phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi quên không mang giấy đăng ký xe Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP], người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

Giam bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền?

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. Nếu trong thời gian bị giữ bằng lái xe mà vẫn lái xe có thể bị phạt cao nhất 4 triệu đồng. Thực tế cho thấy có rất nhiều người bị tước bằng lái xe khi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Chủ Đề