Buồn không biết vì sao

Bác sĩ Jennifer Caudle, một chuyên viên sức khỏe gia đình tại Philadelphia đã tiếp đón rất nhiều ca bệnh nhân phàn nàn về các vấn đề không liên quan trực tiếp đến cơ thể.

Cô thường xuyên nghe những câu đại loại như "Tôi không cảm thấy là chính mình" hay "Tôi thấy bứt rứt trong người." Mỗi khi chẩn đoán, nữ bác sĩ này phải làm việc như thám tử vậy. Và một khi xác định nguyên nhân không phải là trầm cảm, Jennifer lại phải lục tìm một hàng dài thể loại bệnh có thể khiến các bệnh nhân này cảm thấy buồn bã.

Hóa ra, có những căn bệnh như vậy thật. Chúng có thể khiến bạn buồn mà không cần lý do. Và nếu phát hiện bản thân mắc bệnh, hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

1. Rối loạn tuyến giáp trạng [Thyroid disorder]

Khi ổn định, tuyến giáp trạng sẽ giúp điều hòa mọi thứ trong cơ thể bạn. Nhưng khi bạn mắc chứng rối loạn tuyến giáp trạng, cả cơ thể lẫn tâm trạng của bạn đều sẽ có vấn đề

Tuyến giáp trạng là một trong những bộ phận quan trọng nhất, cơ thể chúng ta hoạt động hiệu quả. Đây là tuyến sản sinh hormone để điều hòa mọi thứ, từ nhiệt độ cơ thể, cân nặng, tình trạng da, sức khỏe của tóc, đến năng lượng và tâm trạng.

Cho nên cũng có thể hiểu được một khi tuyến này có vấn đề, tức là bạn có vấn đề. Khi tuyến giáp trạng bị rối loạn, bạn có thể thấy hồi hộp, bứt rứt. Khi nó suy yếu, bạn trở nên buồn bã, thiếu động lực, mà không thể tìm ra nguyên nhân.

2.Ngưng thở khi ngủ [Sleep apnea]

Chứng ngưng thở khi ngủ dù không khiến cho bệnh nhân thức dậy giữa giấc, vẫn có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh.

Hẳn ai cũng biết rằng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng. Tuy nhiên chất lượng giấc ngủ thực sự còn quan trọng hơn thời lượng ngủ mỗi ngày.

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến cho hơi thở của bạn chậm hẳn hoặc ngưng đến 30 lần trong một tiếng, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Mặc dù bạn có thể không bị thức giữa giấc, nhưng tâm trạng của bạn luôn cảm thấy tồi tệ, mệt mỏi hơn.

3. Parkinson

Chứng Parkinson gây suy yếu hệ thần kinh cũng làm giảm lượng chất hóa học điều tiết cảm xúc trong não.

Cũng tương tự như đột quỵ, nhiều người thường biết đến những hệ quả của Parkinson như run tay, di chuyển chậm, tay chân bị cứng và gặp vấn đề về giữ thăng bằng.

Nhưng thực chất, chứng bệnh gây suy yếu hệ thần kinh này cũng làm giảm lượng chất hóa học điều tiết cảm xúc trong não. Và đương nhiên, điều này cũng khiến cho người bệnh Parkinson cảm thấy buồn bã. Thậm chí, khảo sát cho thấy có đến 40 hay 50% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm nữa.

4. Các thể loại dị ứng

Rất nhiều bệnh nhân mãi đến khi đi thử máu mới biết mình dị ứng với phấn hoa hoặc gluten. Khi giải quyết được vấn đề dị ứng, họ cũng cảm thấy đỡ trầm cảm hơn.

Bạn nghĩ là bạn biết ngay nếu bản thân mắc phải dị ứng với thứ gì đó?Tuy nhiên theo Charles Sophy, một bác sĩ tâm thần ở Beverly Hills, rất nhiều bệnh nhân mãi đến khi đi thử máu mới biết mình dị ứng với phấn hoa hoặc gluten [chất có trong bột mì].

Khi gặp phải tác nhân gây dị ứng, tâm trạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Cũng dễ hiểu thôi, dị ứng khiến bạn nghẹt mũi, giàn giụa nước mắt, thậm chí gây mất ngủ. Thậm chí, một số người còn có dấu hiệu trầm cảm chỉ vì mắc dị ứng.

5. Thiếu vitamin

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng cũng là cách để giúp tâm trạng ổn định hơn.

Một trong các bệnh nhân của Caudle vừa trải qua phẫu thuật bụng cảm thấy tâm trạng tuột dốc còn nhanh hơn là số đo vòng bụng của cô.

Lý do chủ yếu là vì bệnh nhân này bị thiếu vitamin, do cơ thể cô không hấp thụ vitamin theo cách bình thường như trước. Sau khi sử dụng các viên bổ trợ vitamin, "cô ấy quay trở lại thành con người trước đây tôi từng biết" - Caudle nói.

Tham khảo: Health

Hỏi: Chào tập thể các AD của page,

Có lẽ viết các dòng tâm sự cho các ad lúc này là khi em đang ngồi trên một bãi rác, phòng em đang là một bãi rác thật sự. Căn phòng tối om, em cũng chả buồn bật đèn, chỉ ngồi để các bài hát trong playlist nó tự động hát và em cũng chả buồn để ý đó là bài gì. Em cảm thấy chán nản mọi thứ mặc dù không có chuyện gì xảy ra, cảm xúc không buồn không vui, chỉ nằm đó nghe nhạc cứ và đăng những cái nhảm nhí lên story của instagram mà cũng chẳng thèm quan tâm có ai đọc hay không. Mai em có 2 môn thi em cũng chả buồn ôn và củng chẳng quan tâm nó sẽ ra sao. Em cố tìm nguyên nhân mình bị gì, cảm thấy sao mà vô trách nhiệm với mọi thứ và thật sự không muốn làm gì cả. Chán cả ước mơ, chán những cuộc trò chuyện, chán những mối quan hệ. Em chỉ muốn nằm đó, ngủ luôn càng tốt cho xong chuyện. Em có tìm cho mình một nguyên nhân gì đó để khắc phục, nhưng thực sự không có.

Chỉ có một biến cố dạo gần đây chỉ là một đứa em để nói chuyện rất vui vẻ, dạo gần đây đã không thèm nhắn tin cho em nữa, em đã unfriend, cảm xúc ban đầu chỉ hơi bực, nhưng vẫn theo dõi trang cá nhân hằng ngày, tiếp sau đó cảm thấy chuyện đó chẳng to tát và không quan trọng nữa em lại quay lại sự chán chường, không quan tâm. Tình trạng như trên đã bị nhiều lần, nhưng những cách giải quyết chỉ mang tính chất tạm thời, không giải quyết sâu và gốc rễ. Khoảng một thời gian nó lại quay trở lại. Nó thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống và năng suất học tập của em. Em thật sự rất lo lắng không biết tâm lý mình có bị vấn đề gì? và nó có nặng không ? Nhờ các ad giúp cho em môt cách giải quyết thích hợp. Em 17 tuổi. Các chi tiết có thể liên quan đến bệnh tình em đã cố gắng nêu rất cụ thể. Mong chờ bài viết trả lời sớm nhất từ các ad. Em rất cảm ơn. [Eric]

Đáp: Chào Eric,

Ad Tony xin trả lời những băn khoăn của em. Theo mô tả của em, em đang gặp trạng thái chán nản, đây là điều bình thường và có thể rất nhiều người gặp phải, ngay cả ở những người thành công nhất. Theo một bài nghiên cứu, Nhà tâm lý học Thomas Goetz cùng các đồng nghiệp tại ĐH Konstanz [Đức] cho rằng, có 4 loại chán nản.

Loại thứ nhất là chán nản vô tư. Nó có nghĩa là bao quanh bạn là sự buồn chán, cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát ở thế cân bằng. Hay nói đơn giản, bạn không quan tâm đến thế giới và muốn thu lại trong chiếc vỏ ốc của mình.

Loại thứ 2 là chán nản được định mức. Lúc này, cảm xúc đã được kích thích nhiều hơn và có xu hướng hơi tiêu cực. Người trong trạng thái này muốn làm cái gì đó nhưng lại không biết mình phải làm gì. Hay nói đơn giản, họ đang mơ hồ, “buồn nhưng không hiểu vì sao buồn”.

Đi tìm sự chán nản là loại thứ 3 mà các chuyên gia nói đến. Người trong trạng thái này luôn bồn chồn, thích làm theo cảm xúc và luôn có những suy nghĩ tiêu cực.

Loại chán nản cuối cùng mà Goetz và cộng sự thừa nhận sẽ khiến chúng ta có những phản ứng tiêu cực nhất. Người ở trong trạng thái này luôn bất mãn, không hài lòng, thậm chí giận dữ, hung hăng với mọi người xung quanh.

Dù là ở loại chán nản nào thì có lẽ điều quan trọng với em lúc này là có động lực để hành động, làm một việc gì đó. Việc đi tìm nguyên nhân sẽ có ích nếu khi biết được nguyên nhân em hiểu được mình hơn, bên cạnh đó, việc hiểu mình hơn chỉ có thể đến từ việc hành động và khám phá bản thân mình mỗi ngày, vì nếu như không hành động thì em đâu có điều gì để khám phá về bản thân và đâu hiểu được chính mình?.

Ad tin rằng vì em muốn thoát khỏi trạng thái chán nản này nên em mới đăng confession như trên và mong muốn tìm được giải pháp. Và khi em muốn làm điều đó, muốn thay đổi trạng thái, muốn khác đi, là lúc em bắt đầu sẽ tìm kiếm được những cách thức và thông tin để giải quyết vấn đề của mình. Em thấy đấy, bởi vì em đang ở trong trạng thái chán nản nên em có khả năng làm tất cả những gì em muốn, và dù em làm điều gì, thì đó cũng sẽ là một điều mới đối với em. Vậy thì, tại sao lại không bắt đầu với thử thách mới? Mỗi ngày làm một điều gì đó mới, và chỉ khi làm xong điều đó hãy đi ngủ.

Vd: Đọc một cuốn sách mới và viết review về nó. Tìm ra nơi bán món chè mà em yêu thích mới. Đi xem một bộ phim mới chiếu rạp cùng một người bạn mới gặp….v…v…..

Tất cả những trải nghiệm mới sẽ cho em những cảm xúc lạ, cảm xúc mà em có thể chưa từng có, đó sẽ là điều khiến em từ từ thoát khỏi trạng thái chán. Em càng tập trung vào một trạng thái nào đó thì nó càng ở đó mãi. Vậy thì, hãy cùng làm điều gì mới mẻ cho bản thân, để hướng sự tập trung vào những trạng thái, những cảm xúc tích cực, và từ đó khám phá ra nhiều điều thú vị ở chính bản thân mình em nhé.

Ad chúc Eric sẽ sớm tìm lại chính mình thông qua những trải nghiệm mới, những cảm xúc mới.

– Ad Tony –

Video liên quan

Chủ Đề