Bưu điện văn hóa xã bị hủy hoại khánh hòa năm 2024

Khu khách sạn và Bưu điện tỉnh Khánh Hòa tại số 2 Trần Phú, TP Nha Trang mà Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét di dời để xây trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Chiều 27-7, ông Phạm Văn Chi - chủ tịch Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa, nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết các kiến nghị của hội đã được gởi đến Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa.

Đề nghị dời khách sạn, không dời các sở, ngành tỉnh Khánh Hòa

Theo ông Chi, Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị xem xét về dự án trọng điểm, đang được triển khai gấp rút trong năm 2023 là xây dựng trụ sở các cơ quan lãnh đạo tỉnh, gồm: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh và cơ quan các sở, ban ngành của tỉnh.

Theo Hội Trí thức tỉnh, để trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030 theo nghị quyết của Bộ Chính trị, thì "trụ sở các cơ quan Đảng, chính quyền cấp tỉnh cũng cần được quy hoạch xây dựng chỉnh trang theo hướng hiện đại".

Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai đầu tư xây dựng trụ sở mới của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh tại khu đất số 1 Trần Phú, TP Nha Trang. Di dời trụ sở Tỉnh ủy Khánh Hòa khỏi địa điểm hiện nay [tại số 6 Trần Hưng Đạo, TP Nha Trang].

Còn đối với các sở, ban ngành, tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo di dời vào khu đô thị - công viên - trung tâm hành chính tỉnh, ở khu đồng trũng phía tây đường Lê Hồng Phong, TP Nha Trang, đã điều chỉnh bố trí 10ha.

Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị các trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh thì xây dựng tại khu số 1 Trần Phú. Còn trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Khánh Hòa thì xây dựng tại khu đất số 2 Trần Phú [ngay vị trí khách sạn và Bưu điện tỉnh Khánh Hòa hiện nay].

Theo Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa, việc đề xuất bố trí xây dựng trụ sở các cơ quan như đã nêu trên là để trụ sở mới của các cơ quan lãnh đạo tỉnh đều có mặt tiền giáp đường Trần Phú và đều cùng hướng ra biển.

Còn đối với các sở, ban ngành theo Hội Trí thức tỉnh là "không nên di dời ra ngoại thành vì rất tốn kém đất đai, kinh phí" mà cần xây dựng lại các khu liên cơ đó nhiều tầng hơn, có thêm hầm đậu xe để bố trí các sở, ban ngành tiếp tục tồn tại, làm việc tại trung tâm TP Nha Trang.

Tạo thuận tiện cho người dân và cán bộ, công chức

Cơ sở nhà đất bưu điện cũ tại đường Lê Lợi, TP Nha Trang [Khánh Hòa] đang sử dụng làm nhà hàng cà phê - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Theo ông Phạm Văn Chi, nếu cần thiết tỉnh nên xem xét, chuyển đổi đất phù hợp cho doanh nghiệp để di dời và thu hồi luôn cả khu đất thuộc cơ sở bưu điện cũ [đường Lê Lợi, đang cho làm quán cà phê], để bố trí xây dựng các cơ quan của tỉnh tập trung trong khu vực biệt lập, từ giáp đường Lê Lợi đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Vẫn theo ông Chi, việc bố trí xây dựng tập trung như trên sẽ tránh được cảnh "các cơ quan lãnh đạo tỉnh một nơi, các sở ban ngành một ngả" cách xa hàng chục cây số. Như vậy, cả hiện tại và lâu dài sẽ vừa thuận lợi cho mọi công dân, doanh nghiệp khi cần đến làm việc, giao dịch với các cơ quan, chính quyền. Đồng thời tạo thuận tiện cho cả cán bộ, công chức, nhân viên các cơ quan đi lại, làm việc hằng ngày.

Tất nhiên câu chuyện lá thư trong phim chẳng liên quan gì đến lá thư trong thùng thư, chỉ là tôi liên tưởng đến thôi, giống như khi ta đến một nơi nào đó, gặp một cảnh vật quen, ta chợt chạnh lòng nhớ lại một kỷ niệm nào đó, đã ẩn giấu rất lâu trong trái tim của ta, giờ khơi dậy. Bởi mối tình và giờ trở thành chồng vợ của tôi cũng từ những lá thư. Nói như thế mọi người sẽ bật cười, ôi sao lạc hậu. Mà lạc hậu thật, bởi thói quen viết thư giờ đây giống như những câu chuyện cổ tích, khi mà chỉ cần inbox vào trong messenger, điện thoại sẽ có âm thanh tít tít, bạn sẽ nhận được lá thư hiện đại đó luôn. Và thậm chí bạn có thể gửi tấm ảnh bạn đang ăn, đang đi chơi, họp bạn... kèm một biểu tượng trái tim. Và bởi người ta dễ dàng gửi những lá thư công nghệ như thế nên trái tim không thể nào ấm áp và luôn nghi ngại. Và bởi vì người ta gửi những lá thư đôi khi vội vàng viết tắt như thiếu cả thời gian như thế, nên người ta không có gì để lưu giữ, nói nôm na là trong cuộc tình thiếu hẳn kỷ niệm.

Hoàng đi công tác Hàn Quốc. Những chuyến công tác của anh đã không còn xa lạ với tôi. Hiện anh là giám đốc marketing của một công ty chuyên xuất khẩu các mặt hàng cà phê, nên việc anh đi nước ngoài gặp đối tác cũng giống như đi đâu đó. Còn tôi thật ra cũng không rảnh đến độ ngồi nhà nhớ chồng. Việc của tôi cũng dày đặc như anh. Mỗi buổi sáng, tôi có nhiệm vụ chở hai đứa con đi học, xong đi làm. Buổi chiều cũng tôi đi đón con, chỉ thỉnh thoảng không bận việc gì, anh mới gọi điện, bảo: “Hôm nay anh đi đón con, em nhé”.

Công ty của tôi nằm ở tầng thứ 20 của một tòa cao ốc. Nơi đó nhìn xuống thấy hết thành phố và thấy cả những đám mây trời lồng lộng. Nơi đây, chúng tôi đều dán mắt vào máy tính, xử lý mọi công việc bằng một cái click chuột. Tôi và anh yêu nhau qua những lá thư thời sinh viên.

Vâng, năm học lớp 12, tôi nhận được một lá thư gửi qua bưu điện, lá thư viết trên giấy học trò, rất cẩn thận. Đó là lá thư làm quen, địa chỉ là Hộp thư số 67 bưu điện. Với địa chỉ như thế thì anh trở thành người bí ẩn, làm cho tôi càng tò mò. Rồi chúng tôi quen nhau, tôi mới biết anh chẳng ai khác là anh bạn ở đầu ngõ nhà mình. Tình bạn là khởi đầu, rồi hai đứa vào đại học, đi về hai thành phố khác nhau, anh vào TP. Hồ Chí Minh học, còn tôi lên Đà Lạt. Vẫn là những lá thư cuống quít đợi chờ. Sau tám năm quen và yêu nhau, chúng tôi thành đôi, gia tài là những bức thư gửi cho nhau, từ nhiều địa chỉ khác nhau được tôi cất trong một hộp thiếc, bảo với anh đó chính là bằng chứng hôn nhân.

Cuộc đời có biết bao nhiêu thay đổi. Tôi là con một trong gia đình nên ba tôi bắt anh về ở rể. Anh không đắn đo, nói: “Dạ, con sẵn sàng”. Căn nhà đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ của tôi đã được ba để lại cho hai vợ chồng. Chỉ có khác chăng nay nó đã được xây dựng lại, có ban công để nắng mai chiếu vào, có một khoảng sân rộng trước nhà với giàn hoa hồng leo nở những bông hoa tỏa sắc hương. Và tất nhiên thêm cái thùng thư sơn màu đỏ, dù giờ đây anh và tôi không còn viết thư cho nhau nữa.

À, có ai gửi thư cho tôi đâu mà tôi lại đặt cái thùng thư? Nhiều khi báo chí, tài liệu gửi đến, anh bưu tá cứ hồn nhiên ném vào sân, nếu gặp ngày mưa thì anh cẩn thận cột vào trong một túi nhựa. Có thể do trái tim tôi quá nhạy cảm, lại liên tưởng đến ông cụ ngồi miệt mài ở bưu điện Sài Gòn để viết thư thuê. Nhưng có ai nhờ ông viết thư nữa không?

Lá thư đó, lá thư tôi vừa nhận được là của Hoàng. Lạ chưa? Hoàng viết thư khi nào? Chẳng lẽ anh biết rằng vợ anh rất muốn đọc thư tay? Nhưng nhìn kỹ thì đó là một lá thư gửi đã lâu lắm rồi, dấu bưu điện mờ mờ, dòng mực cũng bắt đầu phai, ngay cả bì thư cũng là loại gần như không còn bán trên thị trường nữa.

“Phương ơi. Em có biết là anh nhớ em đến dường nào không? Bây giờ thành phố đang vào mùa mưa. Anh ngồi trên căn gác trọ nhìn ra bên ngoài. Mưa đang làm cho hàng cây khép lại những nhánh non, mưa làm cho con đường giống như một dòng sông. Và mưa khiến cho anh nhớ có lần anh chở em đi, hai đứa cùng che chung chiếc áo mưa. Em rúc cả thân mình em sát vào anh, em bảo: “Như vậy mới đỡ lạnh...”.

Lá thư có cuộc hành trình dài, dài lắm. Nó đi hết cả tình yêu của chúng tôi, nó đi cả thời sinh viên của chúng tôi. Tôi đọc mà tất cả kỷ niệm hiện về phía trước. Tôi đọc mà có cảm giác như Hoàng chỉ mới viết nó đâu đây... Bỗng dưng tôi lấy cuốn vở ra. Tôi viết một lá thư - lá thư này anh sẽ đọc sau khi đi công tác trở về.

Chủ Đề