Ca dao tục ngữ về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Hướng dẫn Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, sách giáo khoa GDCD lớp 7. Nội dung bài Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.

Bạn đang xem: Ca dao tục ngữ về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

Lý thuyết

1. Truyện đọc: Truyện kể từ trang trại

2. Nội dung bài học

1 Truyền thống là gì?

– Truyền thống là những giá trị tinh thần [đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống…] được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hay nói cách khác truyền thống là cái hay cái đẹp.

– Nhiều gia đình dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần đươc giữ gìn và phát huy.

– Muốn phát huy truyền thống gia đình dòng họ trước hết ta phảI hiểu truyền thống đó.

2. Ý nghĩa việc phát huy truyền thống tốt đẹp

– Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

– Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. Đồng thời góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Trách nhiệm của học sinh

Chúng ta cần trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; phảI sống lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 7

a] Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Bàn tay của cha và anh trai dày lên, chai sạn vì phát cây, cuốc đất, quyết tâm bắt đất sinh lời.

– Bàn tay không bao giờ rời “trận địa”.

– Sự lao động không mệt mỏi của cha và anh như chứng minh rằng: không bao giờ được ỷ lại hay trông chờ vào người khác mà phải đi lên bằng lức lao động của chính mình.

b] Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?

Trả lời:

– Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.

– Tôi cũng đã bắt đầu “sự nghiệp nuôi trồng” của mình từ cái chuồng gà bé nhỏ.

– Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo.

c] Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào? Em tự hào điều gì về gia đình, dòng họ của mình?

Trả lời:

– Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó.

– Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

– Em tự hào về tinh thần tự học, vượt khó trong lao động củ dòng họ em. Em sẽ tiếp nối truyền thống đó để lớn lên trở thành bác sĩ cứu chữa người như những gì mẹ em và bà em đã làm.

d] Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Trả lời:

– Luôn tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ em.

– Quyết tâm trở thành con ngoan, trò giỏi.

– Tham gia giúp đỡ những người nghèo, đi tham quan những buổi thăm khám bệnh của mẹ.

Xem thêm: Vẽ Tranh Đề Tài Minh Họa Truyện Cổ Tích, Vẽ Tranh Đề Tài: Minh Họa Truyện Cổ Tích

– Loại bỏ những cái xấu, cái lạc hậu, không phù hợp của dòng họ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 32 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Giải bài tập trang 32 sgk GDCD 7

a] Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?

Trả lời:

Em hãy xin phép ông bà, bố mẹ kể lại cho nghe về nguồn gốc, sự kiện nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Sau đó, em hãy viết những cảm nhận về truyền thống đó.

b] Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình.

Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?

Trả lời:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.

c] Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

[1] Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp;

[2] Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên;

[3] Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào;

[4] Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu;

[5] Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến: [1], [2] và [5]. Bởi vì:

– Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.

– Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống.

– Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

d] Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình, về các dòng họ [các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá v.v…].

Trả lời:

Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng , một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.

Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm [từ năm 1225 đến 1400] tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.

“Thành nam quê ta đó

Là đất học ,đất văn

Bao danh nhân, trí sỹ

Rạng danh đất Thiên Trường”.

Các câu ca dao tục ngữ ông cha ta để lại:

– Giấy rách phải giữ lấy lề.

– Con hơn cha là nhà có phúc.

– Cây có cội, nước có nguồn.

– Chim có tổ, người có tông.

đ] Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì ?

Trả lời:

– Bản thân em đã cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm nhiều sách về y học để tiếp nối truyền thống gia đình.

Xem thêm: Bài Tập Về Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng, Bài Tập Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Violet

– Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Đại học Y. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một bác sĩ, em sẽ đến vùng quê hẻo lánh, gặp khó khăn để khám chữa bệnh.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!

Kho tàng ca dao tục ngữ mà ông cha ta để lại luôn đa dạng và phong phú. Trong số đó có những câu ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây chính là những kinh nghiệm được đúc kết lại, giúp con cháu đời sau có được những bài học quý giá. Mời bạn tham khảo bài viết này để cùng chúng tôi tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ hay nói về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc bạn nhé.

Những câu ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc rất đa dạng và phong phú, trong đó bao gồm:

  • Ca dao tục ngữ về truyền thống yêu nước
  • Ca dao về truyền thống gia đình
  • Những câu thành ngữ tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo
  • Ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học
  • Ca dao tục ngữ về truyền thống văn hóa
  • Ca dao tục ngữ về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau...

Mỗi câu ca dao tục ngữ về các chủ đề khác nhau sẽ mang đến cho bạn những bài học thật sự giá trị và ý nghĩa. Những câu ca dao, tục ngữ ấy là lời răn dạy nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc để mỗi chúng ta ý thức được những việc làm của mình, từ đó thêm hiểu, thêm yêu kho tàng ca dao của cha ông để lại và cố gắng học tập, phát huy những điều tốt đẹp nhất.

>> Xem thêm: 

Những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta

1.

Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànNhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. 

Tay bắt tay, chung long chung sứcQuyết diệt thù cứu quốc bạn ơiLòng em khôn tỏ hết lời

Kìa gương phấn dũng rạng ngời nước non.

3. 

Ru con con ngủ cho lànhĐể mẹ múc nước rửa bành con voiMuốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.

4. 

Con cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonNàng nuôi cái cùng con

Để anh trấn thủ nước non Cao Bằng.

5. 

Đồn Tây dù chắc, dù dày,
Thuế nộp đủ đầy, đồn ắt phải tan.

6. 

Hải Vân cao ngất từng mây
Giặc đi đến đó bỏ thây không về.

7. 

Đứng trên cầu Cấm em thề:
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương.

8. 

Đeo hoa chỉ tổ nặng taiĐeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàngLàm thâm một nước vẻ vangĐem vàng giúp nước giàu sang nào tầyĐổi vàng lấy súng cối say

Bắn tan giặc Pháp dựng ngày vinh quang.

9. 

Ru hời, ru hỡi là ruCha con còn ở chiến khu chưa về.Con ơi! Nhớ trọn lời thề

Tự do, độc lập, không nề hi sinh.

10. 

Chém cha những đứa sang giàu
Cậy thần, cậy thế cúi đầu nịnh Tây.

Ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học

1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Câu ca dao tục ngữ này muốn nói với chúng ta rằng muốn học hỏi thì phải đi nhiều, phải tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài thì mới có thể mở mang đầu óc. Còn về nghĩa bóng, câu ca dao tục ngữ muốn chúng ta biết rằng kiến thức phải luôn được cập nhật thường xuyên mỗi ngày, chính vì thế đừng bỏ lỡ những cơ hội có thể học hỏi và phải luôn đề cao tinh thần học hỏi.

2. Một kho vàng không bằng một nang chữ

Câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học này là bài học quý giá để mỗi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có học tập, rèn luyện thì mới bền lâu. Vàng bạc châu báu rồi cũng có thể hết nhưng học lấy kiến thức thì sẽ theo chúng ta cả cuộc đời, giúp ích cho ta cả cuộc đời.

3. Có học có khôn

Chỉ vỏn vẹn 4 chữ nhưng cha ông ta đã để lại những bài học thật quý báu về việc học, giúp mỗi chúng ta ý thức hơn về sự quan trọng của việc học hành, trau dồi kiến thức.

Tham khảo thêm:

Một số câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học khác:

  1. Bảy mươi còn học bảy mươi mốt
  2. Có cày có thóc, có học có chữ
  3. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi
  4. Học là học để mà hành/Vừa hành vừa học mới thành người khôn
  5. Tiên học lễ, hậu học văn
  6. Học khôn đến chết, học nết đến già
  7. Dao có mài có sắc/Người có học có khôn
  8. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
  9. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
  10. Học ăn học nói, học gói học mở.
  11. Học hay cày biết.
  12. Học một biết mười.
  13. Học thầy chẳng tày học bạn.
  14. Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
  15. Ăn vóc học hay.
  16. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
  17. Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
  18. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
  19. Hay học thì sang, hay làm thì có.

Những câu ca dao về truyền thống gia đình

Ca dao tục ngữ về vợ chồng

  1. Bà phải có ông, chồng phải có vợ.
  2. Chồng chung vợ chạ, ai khéo hầu hạ thì được chồng riêng.
  3. Chồng đẹp, vợ đẹp những nhìn mà no.
  4. Chồng đã giận, vợ bớt lời.
  5. Chồng tới, vợ phải lui.
  6. Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con.
  7. Cau non về hạt, gái đảm về chồng.
  8. Chẳng tu, vắng vợ cũng như tu.
  9. Chẻ củi xem thớ, lấy vợ xem tông.
  10. Chết trẻ còn hơn lấy lẽ chồng người.
  11. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
  12. Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con.

Những câu ca dao về cha mẹ, ông bà

  1. Con có cha như nhà có nóc.
  2. Con dại cái mang.
  3. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
  4. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
  5. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
  6. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
  7. Con hơn cha là nhà có phúc.
  8. Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn.
  9. Ơn cha nặng lắm ai ơi. Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
  10. Con người có tổ, có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn.

Những câu ca dao, tục ngữ về anh chị em trong gia đình

  1. Chị ngã em nâng.
  2. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
  3. Anh em như chông như mác.
  4. Anh em chém nhau đằng dọng, ai chém đằng lưỡi.
  5. Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.
  6. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
  7. Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.
  8. Máu chảy, ruột mềm.
  9. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  10. Anh em hạt máu sẻ đôi.
  11. Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

Những câu ca dao tục ngữ về truyền thống văn hóa

1. Đói lòng ăn đọt chà là. Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

2. Giấy rách phải giữ lấy lề.

3. Đi đâu mặc kệ đi đâu. Đến ngày giỗ Tết phải mau mà về.

4. 

Con cò chết rũ trên cây,Cò con mở lịch xem ngày làm ma.Cà cuống uống rượu la đà,Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.Chào mào thì đánh trống quân,

Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

5. Mồng một thì Tết mẹ cha. Mồng hai tết chú, mồng ba Tết thầy.

6. 

Ai về Phú Thọ cùng ta,Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba.

7.

Dù ai buôn đâu, bán đâu,Nhớ ngày mở hội rủ nhau mà về.Dù ai bận rộn trăm nghề,

Tháng hai mở hội thì về Trường Yên.

8.

Cú kêu ba tiếng cứ kêuKêu mau đến Tết, dựng nêu ăn chèDựng nêu thì dựng đầu hè

Để sân gieo cải, vãi mè ăn chung.

9.

Chẳng về Hội Vật thì thôi,Về thì đích phải xơi nồi lươn măng.Đã ăn thì ăn đậu răng,Lấy năm bảy cọc cho bằng người ta.Ai ơi, muôn dặm đường xa,

Cái lươn quấn chặt lấy ba măng vòi.

10.

Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

Trên đây là những câu ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Xem thêm: ca dao, tục ngữ

Video liên quan

Chủ Đề