Ca khúc của nhạc sĩ nguyễn đức toàn là ai?

[Cadn.com.vn] - Nhạc sĩ, họa sĩ tài hoa của mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến Nguyễn Đức Toàn vừa rời xa cõi tạm để trở về giữa lòng đất mẹ yêu thương, nhưng những tác phẩm âm nhạc của ông sẽ còn ngân vang mãi trong lòng các thế hệ yêu nhạc hôm qua, hôm nay và mai sau.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1929 tại làng Mọc, Hà Nội. Ông thuộc lớp tiền bối của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những bài ca đi cùng năm tháng như: Quê em, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng, Hà Nội trái tim hồng,...

Hơn 70 năm gắn bó với âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã ghi dấu ấn vô cùng sâu đậm trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam với rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng gắn liền với lịch sử dân tộc. Ca khúc đầu tay được Nguyễn Đức Toàn sáng tác năm 1945 [khi ấy ông mới 16 tuổi] mang tựa đề "Ngợi ca đời sống mới". Ngay sau khi ra đời, ca khúc này đã được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã có nhiều đóng góp trên các nẻo đường khói lửa. Bài hát "Quê em" của ông trở thành tác phẩm trình làng cho sự nghiệp âm nhạc tầm vóc mang tên Nguyễn Đức Toàn. Cũng trong giai đoạn này, Nguyễn Đức Toàn mê mải với lý tưởng qua những sáng tạo và biểu diễn phục vụ kháng chiến như "Chiều hậu phương", "Lúa mới",...

 

Sáng tạo âm nhạc của Nguyễn Đức Toàn đặc biệt nở rộ trong những năm tháng đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc. Và bài hát "Mời anh đến thăm quê tôi" như một dấu ấn về sự chuyển bút pháp của ông để tiến tới những đóng góp mới. Từ đấy, ông bước tới một tác phẩm xuất sắc mà đến bây giờ vẫn là một trong những đỉnh cao ca khúc Việt Nam, đó là ca khúc "Biết ơn chị Võ Thị Sáu". Ra đời vào năm 1956 và cho tới tận hôm nay, đã 60 năm trôi qua, mỗi khi ca khúc này được cất lên lại gây xúc động, làm thổn thức và nức nở bao tâm hồn người Việt. Cùng với đó là các hành khúc: "Noi gương Lý Tự Trọng", "Bài ca Ngô Mây", "Ca ngợi Trần Thị Lý", "Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi",... Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài "Đào công sự", "Bài ca người lái xe", "Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương", "Khâu áo gửi người chiến sĩ",... Trong những năm 1968-1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev [Ukraine], tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon [dàn dựng và xuất bản ở Moscow], Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc [dàn nhạc Novosibirk]... Trở về nước, ông lại lao vào viết những ca khúc ngợi ca cuộc chiến đấu thống nhất đất nước. Ngay sau khi nghe tin Hiệp định Paris được ký kết, đi dọc bờ biển miền Trung, cảm hứng về hòa bình đã khơi nguồn cho ông hát lên "Tình em biển cả", một ca khúc trữ tình hiếm thấy ở thời ấy. Ngày toàn thắng, ông lại trở về với nhịp điệu valse qua "Mùa xuân đất nước".

Sau ngày thống nhất đất nước, ông là một trong những nhạc sĩ đầu tiên đột phá vào địa hạt nhạc nhẹ với "Chiều trên bến cảng".  Bài hát vừa viết ra đã được mang lên máy bay, vừa bay vừa xướng âm để tham dự cuộc thi "Con người và biển cả" ở thành phố Cảng Rốt-xtốc [CHDC Đức] và đã giành được giải thưởng tại cuộc thi này.

Năm 1976, một năm sau khi nước nhà thống nhất, nhạc sĩ Đức Toàn đã viết bài hát "Đảng là cuộc sống của tôi" với tình cảm hết sức chân thành, da diết và rất đỗi tự hào.

 Với tình yêu Hà Nội quê hương, năm 1987, ông viết "Hà Nội trái tim hồng" sâu lắng và da diết và đến năm 2010 là bản cantata "Lời ước nguyện về một ngàn năm Thăng Long" bề thế, tầm cỡ.

Có thể nói, hơn 70 năm gắn bó với âm nhạc, gia tài mà Nguyễn Đức Toàn để lại cho nền âm nhạc dân tộc khá đồ sộ với hơn 100 ca khúc ở nhiều thể loại, nhiều đề tài khác nhau và ở đề tài nào, ông cũng có những tác phẩm để đời, tạo được dấu ấn mạnh mẽ đối với người nghe. Chính sự hòa quyện giữa cái tôi mạnh mẽ, chất thép của người lính với sự lãng mạn, trữ tình của tâm hồn nghệ sĩ đã tạo cho những ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sức quyến rũ và lay động lòng người với giai điệu khỏe khoắn, hào sảng mà không kém phần thơ mộng. Và những ca khúc để đời ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong lòng các thế hệ người yêu nhạc Việt hôm qua, hôm nay và mai sau.

K.A

Người nổi tiếng> Nhạc sĩ> Nguyễn Đức Toàn

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là ai? Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đức Toàn là một nhạc sĩ, họa sĩ Việt Nam. Tuy nhiên, ông nổi tiếng hơn trong vai trò là một nhạc sĩ.

Ca khúc đầu tay "Ca ngợi đời sống mới" được nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác từ tháng 08/1945. Trong Kháng chiến chống Mỹ, tác giả đã viết các nhạc phẩm như: Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Khâu áo gửi người chiến sĩ, Bài ca người lái xe...

Sau khi đất nước thống nhất, ông có sáng tác "Mời anh đến thăm quê tôi" khá nổi tiếng và phổ biến.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn cũng có nhiều sáng tác về đề tài người anh hùng Việt Nam. Trong đó phải kể đến một số ca khúc tiêu biểu như: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi, Noi gương Lý Tự Trọng, Ca ngợi Trần Thị Lý, Bài ca Ngô Mây,


Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn từng tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev [Ukraina] từ năm 1968-1970. Cũng trong khoảng thời gian này, ông đã cho ra mắt tác phẩm khí nhạc, trong đó có bản Sonate viết cho violon, được dàn dựng và xuất bản ở Moskva. Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc cho dàn nhạc Novosibirk. Sau khi về Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết nhiều ca khúc hợp xướng như Bài ca xây dựng, Tiếng hát buổi bình minh, Bài ca chiến thắng...
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đào công sự, Quê em, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Chiều trên bến cảng, Tình em biển cả.

Năm 1944, ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông tham gia kháng chiến tại Hà Nội.
Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài Chiều hậu phương, Lúa mới và một số ca cảnh.

Ông sinh ra trong một gia đình có nhiều người làm nghệ thuật, Nguyễn Đức Thục - nhà điêu khắc, họa sĩ nổi tiếng của Hà Nội. , các anh chị em ông hầu hết đều làm công tác âm nhạc.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Nguyễn Đức Toàn sinh ngày 10-3-1929 [93 tuổi].

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Nguyễn Đức Toàn sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con [giáp] rắn [Kỷ Tỵ 1929]. Nguyễn Đức Toàn xếp hạng nổi tiếng thứ 75277 trên thế giới và thứ 820 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

Một bức ảnh mới về Nguyễn Đức Toàn- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam

Hình ảnh mới nhất về Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

Một hình ảnh chân dung của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn


Bình luận: Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1929 và ngày 10-3

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Nguyễn Đức Toàn

  • Trotsky bị trục xuất khỏi U.S.S.R.
  • Hiệp ước Lateran thiết lập một thành phố Vatican độc lập.
  • Đầu tiên có quy mô lớn của người Do Thái-Ả Rập bạo lực gây ra bởi một cuộc đụng độ tại Than khóc Wall tại Jerusalem.

Ngày sinh Nguyễn Đức Toàn [10-3] trong lịch sử

  • Ngày 10-3 năm 1629: Charles I của Anh tan Quốc hội và quy tắc riêng cho 11 năm.
  • Ngày 10-3 năm 1785: Thomas Jefferson được bổ nhiệm tướng về Pháp.
  • Ngày 10-3 năm 1848: Quốc hội phê chuẩn Hiệp ước Guadalupe Hidalgo, kết thúc Chiến tranh Mexico.
  • Ngày 10-3 năm 1864: U. S. Grant đã trở thành chỉ huy của quân đội Liên minh trong cuộc nội chiến.
  • Ngày 10-3 năm 1876: Các cuộc gọi điện thoại đầu tiên [ "Ông Watson, đến đây. Tôi muốn cậu."] Đã được thực hiện bởi Alexander Graham Bell.
  • Ngày 10-3 năm 1948: Cơ thể của Jan Masaryk, bộ trưởng ngoại giao chống Cộng sản Tiệp Khắc đã được tìm thấy. Chính thức là tự tử, nguyên nhân thực sự của cái chết đã không bao giờ được chứng minh.
  • Ngày 10-3 năm 1969: James Earl Ray đã bị kết án ở Memphis, Tennessee, đến 99 năm tù vì tội giết Martin Luther King, Jr., vào tháng Tư năm 1968.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Nguyễn Đức Toàn được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Video liên quan

Chủ Đề