Ca sĩ giọng khò khè là ai?

Thở khò khè, hơi thở ngắt quảng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Nguyên nhân gây thở khò khè có thể do bệnh hoặc tác nhân môi trường tác động đến cơ quan hô hấp.

Khó thở, thở khò khè là âm thanh nghe như tiếng huýt sáo liên tục, thô ráp và có âm vang cao tạo ra trong đường hô hấp, nghe được rõ nhất trong quá trình thở ra, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể nghe thấy tiếng thở khò khè trong quá trình hít vào. Thở khò khè là dấu hiệu rõ ràng về các vấn đề hô hấp, chủ yếu xảy ra do hẹp hoặc bị tắc nghẽn đường hô hấp. Âm điệu tiếng thở khò khè cũng thay đổi, phụ thuộc vào phần hệ thống hô hấp bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp.

Bất cứ ai, dù là trẻ sơ sinh hay người lớn, đều có thể bị thở khò khè, đặc biệt là ở trẻ bị hen suyễn. Nghiên cứu cho biết khoảng 25- 30% trẻ sơ sinh bị khò khè trong 1 năm đầu đời. Kèm theo tiếng thở khò khè là các triệu chứng như ho, thở dốc, nghẹt mũi, mất giọng, sưng môi và lưỡi,…. Việc thực hiện khám sức khoẻ ban đầu, chụp X-quang ngực và một vài xét nghiệm máu thường giúp các bác sĩ chẩn chính xác nguyên nhân gây thở khò khè.

Dưới đây là các nguyên nhân gây thở khò khè phổ biến nhất:

1. Bệnh hen gây thở khò khè

Hen là bệnh viêm mạn tính của đường dẫn khí ở phổi. Bệnh đặc trưng bởi các giai đoạn thở khò khè, tức ngực, thở nhanh và ho. Viêm trong ống phế quản dẫn đến hẹp đường hô gây thở khò khè. Mặc dù bệnh hen không có cách chữa khỏi nhưng nó có thể được kiểm soát bằng các biện pháp phòng ngừa cùng với việc dùng thuốc thích hợp.

2.Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm hoặc sưng các ống phế quản và các đường dẫn không khí giữa miệng, mũi và phổi, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Không khí ô nhiễm, bụi, khói,… là những nguyên nhân gây viêm phế quản phổ biến nhất. Virut đơn bào hô hấp [RSV] cũng có thể gây viêm phế quản.

3.Hút thuốc

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây thở khò khè. Hắc ín, cacbon monoxit, nitrosamines và các hóa chất khác có thể gây co thắt đường thở. Hút thuốc liên tục gây ra chứng phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] với các triệu chứng như tổn thương phế nang, đường thở bị hạn chế, ho và khó thở, dẫn đến thở khò khè.

4. Bệnh tim

Mặc dù thở khò khè có liên quan chủ yếu đến các vấn đề hô hấp. Nhưng đôi khi, nó có thể là dấu hiệu một vấn đề về tim. Phổ biến nhất là bệnh hen tim, khi bị hen tim cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Suy tim trái gây tích tụ các chất dịch trong phổi làm tắc nghẽn đường thở, các triệu chứng hen tim giống như bệnh hen suyễn.

5. Viêm phổi

Thở khò khè kèm theo sốt cao, ớn lạnh, khó thở và ho là các triệu chứng bệnh viêm phổi. Thông thường bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra, thường nhắm vào túi khí của phổi. Tích tụ chất nhầy và chất lỏng trong phổi có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, điều trị và tiêm phòng ngay lập tức có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

6. Bệnh về phổi

Hầu hết các bệnh về phổi [dù là tiểu cầu hay COPD] đều được chẩn đoán là tăng tiết nhầy, khó thở, viêm và tổn thương phổi [một phần hoặc toàn bộ]. Những triệu chứng này trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tắc nghẽn hoặc thu hẹp đường thở, dẫn đến thở khò khè.

7. Mang thai

Cơ thể đòi hỏi nhiều ôxy và tăng tuần hoàn máu trong thai kỳ để đáp ứng yêu cầu của cả mẹ và thai nhi. Do căng thẳng và thay đổi nội tiết tố, cơ thể phụ nữ có xu hướng yếu đi và dễ bị dị ứng, nhiễm trùng dẫn đến thở khò khè. Mặc dù phụ nữ có thai thường bị thở khò khè những vẫn không nên bỏ qua, vì nó có thể nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi bị thở khò khè, bạn nên đến khám bác sĩ để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ bị khò khè khó thở khi xuất hiện tiếng thở bất thường xảy ra nguyên nhân do trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới [từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ]. Đặc biệt, tình trạng trẻ bị khò khè, khó thở thường gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì phế quản [cuống phổi] có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm [ 30 - 40% trẻ còn bú mẹ có triệu chứng này ].

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai của bạn gần miệng trẻ [nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“]. Khi tình trạng trẻ khò khè khó thở nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được trẻ bị khò khè bằng tai thông thường. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe [ theo y học gọi là tiếng ran ngáy, ran rít]

Trên thực tế, ở đối tượng trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi nguyên nhân là do trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho [làm trẻ xuất hiện tiếng thở nghe khụt khịt]. Khi này, bạn có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Nếu trẻ bị nghẹt mũi thì tiếng thở sau đó sẽ thở êm hơn trước khi được làm thông thoáng mũi.

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra

  • Do trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới [từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ].
  • Trẻ bị bệnh hen suyễn [hen phế quản], viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ em trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, lao, phù phổi, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép [do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản]. Trong trường hợp này, trẻ thường xuất hiện dấu hiệu trẻ khò khè khó thở dai dẳng, kéo dài.

Tình trạng tắc nghẽn ở mũi sẽ làm cho trẻ bị khò khè khó thở cơ âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở. Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại, cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo ở thì hít vào và thở ra. Khi bạn thông mũi sạch sẽ cho bé, tiếng thở khò khè hay tiếng huýt sáo này sẽ không còn.

3.2. Trẻ bị khò khè có âm thanh phát ra có tiếng khàn khàn

Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ bị khò khè phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở trở nên nặng hơn.

3.3. Trẻ thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay những căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị khò khè dai dẳng có thể do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép.

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Trẻ bị viêm phổi có thể thở nhanh và thở dốc bất thường. Bệnh này do các virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang. Khi bé bị viêm phổi, đôi khi bạn sẽ thấy bé thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng.

  • Bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé rồi hút sạch mũi cho bé. Nếu trẻ bị khò khè khó thở do nghẹt mũi, cháu sẽ thở dễ hơn, cháu vẫn tươi chơi, bú được, ngủ được và lên cân đều đặn.
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ khò khè khó thở đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè khó thở kéo dài, dai dẳng [trên 4 tuần], cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán [chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, ...]
  • Bạn không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,... để điều trị bệnh cho trẻ vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ bị khò khè khó thở nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
  • Ngoài ra nếu trẻ bị khò khè khó thở có kèm sốt, ho, thở nhanh bạn cần cho cháu đi khám bệnh.

Để tránh tình trạng trẻ bị khò khè, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tăng cường Lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Các bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề