Ca sĩ hà thanh trước 1975 là ai?

Nhắc đến thế hệ danh ca Việt Nam trước 1975, nhiều người sẽ nhớ đến cái tên Hà Thanh – cô ca sĩ lúc nào cũng e lệ, khiêm nhường, mang đậm h.ồ.n thơ xứ Huế.

Chim họa mi xứ Huế

Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ngày 25 tháng 7 năm 1937 tại quê ngoại là làng An Đô, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cô là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em nhưng chỉ có mình cô đi theo con đường ca hát.

Hà Thanh theo đạo Phật, từ nhỏ đã tham gia sinh hoạt trong Gia đình Phật тử Hương Từ tại Huế. Cô theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và hát trong chương trình Tiếng nói học sinh Quốc Học – Đồng Khánh trên đài phát thanh Huế.

Ca sĩ Hà Thanh

Năm 1953, Đài phát thanh Huế có tổ chức một cuộc tuyển lựa ca sĩ, Lục Hà đã đăng ký tham gia. Và với giọng hát trời phú của mình, Lục Hà đã đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài “Dòng sông xanh” [nhạc của Johann Strauss II] và từ đó Lục Hà lấy nghệ danh là Hà Thanh để tiến bước trên con đường nghệ thuật. Sau khi đoạt giải, Hà Thanh cộng tác với đài phát thanh và trở thành ca sĩ trong ban nhạc Nắng Mới gồm: Hồ Đăng Tín, Lê Gia Thầm, Nguyễn Văn, Hồng Dũ Trân,…của Đài phát thanh Huế.

Đến năm 1963, nhân một chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh mới có dịp tiếp xúc với giới văn nghệ sĩ Sài Gòn và có bước tiến xa hơn trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Người đã nhìn ra giọng hát đầy tài năng và triển vọng của Hà Thanh chính là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập vào giới văn nghệ Sài Gòn và nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca xuất sắc hàng đầu của giới âm nhạc lúc bấy giờ.

Giọng ca trời phú

Những năm giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên xuất hiện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Tự Do, Quân Đội và trong các chương trình Đại nhạc hội, đặc biệt cô không bao giờ đi hát ở các phòng trà. Những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã theo tiếng hát Hà Thanh vang xa khắp mọi miền như: Phiên Gác Đêm Xuân, Hải Ngoại Thương Ca, Hàng Hàng Lớp Lớp, Chiều Mưa Biên Giới,…

Những ca khúc đi cùng năm tháng

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã từng “phong Huế” cho Hà Thanh khi nói rằng: “Dáng nhỏ nhắn, thanh thoát, dịu hiền, khiêm tốn; tuy tươi mát, thân tình nhưng cũng rất e dè và chừng mực của Hà Thanh là nét tiêu biểu cho con người và phong thái của Huế”.

Xem thêm: Ca sĩ Thúy Hằng: Nổi tiếng ở tuổi trăng tròn nhưng vội vàng giã từ sự nghiệp ở tuổi ngoài đôi mươi

Thổi h.ồ.n cho dòng nhạc vàng

Hà Thanh là ca sĩ hiếm hoi đem đến chất học thuật cao quý cho dòng nhạc vàng, khiến nó trở nên đẳng cấp, sang trọng như được tô thêm màu bán cổ điển, nhưng vẫn đậm chất trữ tình quê hương. Trong nền tân nhạc Việt Nam, cô được xem là ca sĩ có kĩ thuật hát chắc chắn, phong phú và đa dạng nhất, dù chưa từng trải qua một trường lớp đào tạo nào.

Cô ca sĩ có kỹ thuật hát xuất sắc

Hà Thanh có chất giọng mềm mại, tạo cho người nghe cảm giác có một làn sương mờ bọc quanh, nên hát kiểu gì cũng vẫn lững lờ, huyền ảo như tiếng tiên nữ cõi th.iên th.ai, tạo nên chất tiên cảnh thanh thoát. Và đặc biệt là cách luyến của cô.

Có thể nói, hiếm có ca sĩ nào ở Việt Nam luyến giọng ngọt và mịn như Hà Thanh. Cô luyến như đang hát ru, luyến cực kì tươi sáng, vang vọng một cách thuần khiết, mà ngọt đến t.ái tê. Mỗi lần nghe Hà Thanh luyến giọng, khán giả được ru h.ồ.n tới lịm cả người đi, giống như rót mật vào tai vậy.

Với cách luyến giọng đặc trưng ấy, Hà Thanh đẩy cảm xúc Huế, tiếng lòng Huế lên tới đỉnh điểm. Cô đã đạt tới cảnh giới vẽ xứ Huế, nói tiếng lòng Huế, tả tâm tư Huế bằng giọng hát. Ở giọng hát ấy vừa là chất cao quý của cung đình, vừa là khổ đ.au, vất vả của dân nghèo, mà nghe đến phát ứ.a nước mắt.

Cách luyến giọng đặc trưng

Không những vậy, cô còn thành công ở nhiều mảng nhạc khác như tiền ch.iến, Slow, Ballad… Mỗi khi chạm tay vào bất cứ dòng nhạc nào, Hà Thanh cũng để lại một dấu ấn sâu đậm, đến từ chất sang trọng bậc nhất và kĩ thuật phức tạp, phong phú của cô.

Bởi vậy, sinh thời, Hà Thanh được rất nhiều nhà nghiên cứu và nhạc sĩ tài ba bậc nhất đ.ánh giá cao như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Văn Đông… Cô cũng trở thành bóng hồng trong mộng của nhiều thi nhân, văn sĩ. Đến khi qu.a đ.ời, Hà Thanh vẫn được nhiều người trong giới và công chúng nhớ đến, để dành tặng những lời tri ân sâu sắc.

Nàng thơ của giới văn nghệ sĩ

Hà Thanh là một trong những cánh chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam. Với những khúc ca để lại cho đời, cô được mệnh danh là Họa mi hót trên vai Đức Phật xứ “th.ần k.inh”.

[Theo nhacxua.org, thoixua.vn]

Nữ danh ca Hà Thanh qua đời tại Mỹ

[NLĐO] - Theo tin từ NSƯT Hồng Vân, nữ danh ca gốc Huế - Hà Thanh [sinh năm 1937] đã qua đời vào ngày 1-1-2014 [giờ địa phương] tại TP Boston, tiểu bang Massachusetts - Mỹ, sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư máu. Bà hưởng thọ 76 tuổi.

Nữ danh ca Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh tại Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hà Thanh là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có 10 anh chị em nhưng chỉ có bà đi theo con đường ca hát. Là người theo đạo Phật, từ nhỏ bà theo học Trường Đồng Khánh và hát trong chương trình Tiếng hát Học sinh Quốc học - Đồng Khánh trên Đài Phát thanh Huế.

Nữ ca sĩ Hà Thanh khi còn trẻ

Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài Phát thanh Huế tổ chức, bà đoạt giải nhất khi chỉ mới 16 tuổi, với 6 nhạc phẩm, trong đó có ca khúc Dòng sông xanh. Sau đó, tên bài hát trở thành nghệ danh của bà: Hà Thanh.

Từ trái sang phải là các ca sĩ Anh Ngọc, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992

NSƯT Hồng Vân xúc động nhắc lại: “Tôi hâm mộ tiếng hát của chị từ lúc còn bé xíu. Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, chị đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, chị Hà Thanh chính thức gia nhập làng ca nhạc ở Sài Gòn. Chị trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó".

Theo nữ nghệ sĩ này, vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài Phát thanh Sài Gòn, Tự Do… và tham gia các chương trình đại nhạc hội... Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích tiếng hát của Hà Thanh. Các ca khúc tiền chiến như: Trương Chi, Bến Xuân, Thiên Thai... được bà trình bày rất ngọt và làm say đắm lòng người nghe.

"Năm 1984, chị cùng con gái sang định cư tại miền Đông nước Mỹ. Tôi sang Mỹ cách đây không lâu, có đến thăm chị. Tại Mỹ, chị không trình diễn thường xuyên, thỉnh thoảng có tham gia thu âm một số CD. Hay tin chị mất lúc tôi đang ở Cao Lãnh biểu diễn, buồn vô cùng. Vĩnh biệt một tiếng hát mãi mãi sống trong lòng người yêu âm nhạc Việt Nam, tiếng hát mà với tôi như suối chảy mây trôi, quyện vào không gian những vết tình da diết” - NSƯT Hồng Vân xúc động.

CD âm nhạc vang bóng một thời của nữ danh ca Hà Thanh

Ca sĩ Lan Ngọc cho biết tên tuổi của nữ danh ca Hà Thanh gắn liền với rất nhiều ca khúc bất hủ: Tiếng xưa, Đêm tàn Bến Ngự,Suối mơ, Bến xuân,Đêm đông,Hoa xuân,Em đến thăm anh một chiều mưa,Từ Đàm quê hương tôi,Khúc tình ca xứ Huế,Ai lên xứ hoa đàovàTà áo tím… Những năm cuối đời, bà chủ yếu hát nhạc Phật giáo, đã phát hành nhiều đĩa nhạc, đặc biệt là đĩa Phật caNhành dương cứu khổđược cộng đồng người Việt ở Mỹ đón nhận.

Ca sĩ Hà Thanh lúc về già

NSND Kim Cương tâm sự: “Cứ mỗi lần nghe ca khúc Sắc hoa màu nhớ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tôi lại bâng khuâng nhớ về giọng hát Hà Thanh. Tiếng hát của những hoài niệm và nhớ mong.Những năm cuối đời, chị Hà Thành luôn tạm trú ở chùa do ni sư Chơn Đạo trụ trì. Tôi cho rằng nữ danh ca này có chất giọng thiên phú, chị hát rất thoải mái, không cầu kỳ, không cường điệu, gò bó mà cuốn hút đến lạ kỳ”.

Bài-ảnh: Thanh Hiệp

Video liên quan

Chủ Đề