Ca sĩ lâm tranh cử là ai?

Và giờ, khi thời điểm đã chín muồi, dư luận lại được dịp đồn đoán xem người nổi tiếng nào sẽ hiện thực hóa ước mơ.

Kanye West 

Kanye West đội chiếc mũ có dòng chữ 'Make America Great Again' trong chuyến viếng thăm Nhà Trắng

Ảnh: Getty

 

Cho đến thời điểm hiện nay, Kanye West là ngôi sao tham vọng nhất đối với chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Tại giải thưởng MTV 2015, Kanye West kết thúc đoạn độc thoại 13 phút của mình bằng cách tuyên bố: "Và vâng, như mọi người có thể đoán được vào thời điểm này, tôi đã quyết định tranh cử tổng thống vào năm 2020".

Trong cuộc phỏng vấn với BBC năm 2016, rapper 43 tuổi chia sẻ: "Khi tôi bảo muốn làm Tổng thống, không có nghĩa là tôi có quan điểm chính trị nào. Tôi chỉ có quan điểm về nhân loại, về con người, về sự thật. Nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì để tạo ra sự khác biệt trong khi tôi còn sống, tôi sẽ cố gắng làm". Kanye West cũng thẳng thắn chỉ ra thực tế mà nước Mỹ đang đối mặt: "Chúng ta tê liệt, chúng ta tê liệt đến nỗi 500 trẻ em bị giết ở Chicago một năm, chúng ta tê liệt vì 7 vụ nổ súng của cảnh sát hồi đầu tháng 7".

Tối ngày Quốc khánh Mỹ 4.7.2020, Kanye West đăng tải dòng trạng thái trên Twitter: “Chúng ta phải hiện thực hóa lời hứa của nước Mỹ bằng cách tin vào Chúa, thống nhất tầm nhìn và xây dựng tương lai của chúng ta. Tôi sẽ tranh cử Tổng thống Mỹ! #2020VISION”. Lời tuyên bố của rapper da màu ngay lập tức bị nhiều người chế giễu nhưng lại nhận được sự đồng thuận từ tỉ phú công nghệ Elon Musk.

The Rock 

 

The Rock muốn thay đổi thế giới thông qua con đường chính trị

Ảnh: Getty

Ngôi sao Fast & Furious nhiều lần bày tỏ mong muốn lấn sân sang chính trị. Anh chia sẻ với Movie Fone: "Cách tốt nhất mà tôi có thể tác động đến thế giới bây giờ là thông qua giải trí. Một ngày nào đó và ngày đó sẽ đến, tôi có thể tác động đến thế giới thông qua chính trị. May thay tôi là người Mỹ nên tôi có thể trở thành Tổng thống. Nhưng đừng quên: Tôi là G.I Joe".

Sau đó, các tạp chí như Vanity Fair hay GQ liên tục đặt câu hỏi liệu anh có thực sự nghiêm túc, The Rock trả lời: "Tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng". Thế nhưng, dư luận vẫn mù mờ về quan điểm chính trị của The Rock. Cựu đô vật Mỹ từng phát biểu tại hội nghị của Đảng Cộng hòa năm 2000, nhưng cùng năm đó The Rock cũng có mặt tại hội nghị của Đảng Dân chủ.

Katy Perry

Dòng chú thích mập mờ của Katy Perry khiến nhiều người phải suy đoán

Ảnh: chụp màn hình Twitter

Một tháng sau khi ông Trump tuyên bố chạy đua vào ghế Tổng thống, Katy Perry đăng ảnh chụp cùng với hai vị cựu Tổng thống Mỹ trên Instagram, kèm dòng caption: "42, 43, 46?!". Hai vị George W. Bush và Bill Clinton là Tổng thống thứ 42 và 43 của Mỹ, vậy nên nhiều fan đoán rằng Katy Perry có thể tranh cử vào năm 2020 hay 2024 để trở thành người thứ 46 đứng đầu Nhà Trắng, hoặc có thể giọng ca Dark Horse cố tình đăng như vậy để chế giễu quyết định tranh cử của ông Trump. Trước giờ, Kary Perry luôn thể hiện rõ quan điểm chính trị và từng tham gia vào chiến dịch vận động của Hillary Clinton.

Will Smith nhận được nhiều sự ủng hộ dù chỉ đùa về việc tranh cử Tổng thống

Ảnh: AFP

 

Năm 2015, diễn viên Will Smith từng nói với CBS rằng anh có thể tranh cử Tổng thống, như một cách đáp lại lời phát biểu gây chia rẽ của ông Trump. "Nếu mọi người cứ phát biểu những thứ điên khùng về những bức tường và người Hồi giáo trên mục tin tức, thì họ sẽ buộc tôi phải gia nhập lĩnh vực chính trị", Will Smith chia sẻ. Ông nói thêm: "Ý tôi là, tôi phải trở thành tổng thống... Nếu không tôi còn làm gì nữa?". Nhưng sau đó Will Smith thừa nhận tất cả chỉ là một trò đùa.

Chris Rock

Chris Rock phản ứng một cách hài hước sau chiến thắng của tổng thống đương nhiệm

Ảnh: chụp màn hình Twitter

Khi ông Trump đắc cử vào năm 2016, danh hài Chris Rock phản ứng bằng cách đăng dòng thông báo đậm chất mỉa mai trên Twitter: "Tôi sẽ tranh cử năm 2020, chúc tôi may mắn đi", kèm bức ảnh đã qua chỉnh sửa của poster phim Head of State [2003], trong đó Chris Rock đóng vai tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên.

Ron Perlman 

 

Ron Perlman tuyên bố tranh cử tổng thống trên cả hai 'mặt trận' là Twitter lẫn Facebook

Ảnh: chụp màn hình Facebook

Cũng vào thời điểm ông Trump vừa mới đắc cử, diễn viên Hellboy Ron Perlman viết trên Twitter và Facebook: "Tôi sẽ sử dụng sự hiện diện rộng lớn trên Twitter/Facebook của mình để tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020". Rồi Perlman còn đăng hàng loạt các áp phích chiến dịch giả mạo, trong đó một tấm có ghi dòng: "Bầu chọn cho Perl hoặc xuống địa ngục".

Cardi B

Cardi B khẳng định mình yêu chính phủ nhưng không đồng tình với chính quyền

Ảnh: chụp màn hình Facebook

 

Cardi B thường xuyên bày tỏ mong muốn trở thành chính trị gia trên Twitter. Từ năm 2016, nữ rapper đã nhiều lần lên tiếng về các vấn đề chính trị: “Tôi đã xem phim tài liệu về chiến tranh. Một quốc gia vẫn cần nhân lực dù có bao nhiêu vũ khí đi chăng nữa. Tại sao lại chống lại và gây chiến ở một quốc gia khác trong khi chính quốc gia này thiếu tinh thần ái quốc? Tôi hầu như không thấy ai tuyên bố rằng họ thích làm người Mỹ”. Cô cũng là người ủng hộ cho Thượng sĩ Bernie Sanders.

Trong một cuộc phỏng vấn với Entertainment Tonight, Cardi B thổ lộ sự nghiệp chính trị của cô sẽ theo con đường đảng Dân chủ cấp tiến: “Tôi muốn được chăm sóc sức khỏe miễn phí và tôi cho rằng giáo dục đại học nên được miễn phí. Đó là những gì tôi cảm thấy, đó là những gì tôi muốn”. Đồng ý với Cardi, một trong những người theo dõi cô nhận xét: "Chúng tôi cần hòa bình chứ không phải chiến tranh. Cardi B, hãy tranh cử Tổng thống".

Tin liên quan

Ông Yoweri Museveni, Tổng thống Uganda đương nhiệm, vừa tổ chức cuộc họp với giới trẻ tại tư dinh của mình nhằm mục đích làm mất điểm đối thủ chính trị nặng ký của ông: Nghệ sĩ nhạc Rap - Robert Kyagulanyi, người nổi tiếng với nghệ danh Bobi Wine. Nhà lãnh đạo Uganda tròn 74 tuổi, tuyên bố chắc nịch: “Chính trị đâu dễ như ca hát”.

  • Chính quyền Uganda đánh thuế người dân dùng mạng xã hội

Museveni người đã “trị vì” Uganda kể từ năm 1986. Chính trị không dễ như ca hát, song ở Uganda, hai thế giới đó đang biến đổi theo một cách không hề giống trước đây.

Nghệ sĩ lấn sân chính trị

Lấy nguồn cảm hứng từ Bobi Wine - một người không hề có kinh nghiệm chính trị và trở thành đối thủ mạnh nhất ở Uganda trong cuộc chạy đua chống lại Tổng thống Museveni - hiện đang có một làn sóng giới nghệ sĩ âm nhạc tham gia vào sân khấu chính trị. Họ ra tranh cử để tìm kiếm những vị trí khác nhau trong các cơ quan hành chính công từ tổng thống đến các nhà lập pháp, từ thị trưởng đến các nhà lãnh đạo quận và làng bản.

Tại một đất nước với lực lượng dân số trẻ đứng thứ 2 thế giới - lớp trẻ Uganda hiện đang thay thế những thế hệ lãnh đạo già cỗi. Họ đóng vai trò là những người cầm đuốc hy vọng về một thế hệ trẻ chống lại chính phủ của Tổng thống Museveni.

Trường hợp điển hình là ông Joseph Mayanja, nhạc sĩ nổi tiếng nhất Uganda, có nghệ danh là Jose Chameleone. Hồi tháng 7 ông này đã tuyên bố rằng đang có các kế hoạch để ra tranh cử chức danh Thị trưởng Kampala [thủ đô Uganda].

Cũng vào tháng 7, thêm một nghệ sĩ nổi tiếng khác của Uganda là Katongole Omutongole tuyên bố đang lên kế hoạch tranh cử trong kỳ bầu cử quốc hội vào thời điểm năm 2021 từ cấp độ quận Kayunga [miền Trung Uganda]. Chỉ trong vòng 3 tháng qua, các ca sĩ Dr Hilderman, Ronald Mayinja và tay rapper Aga Naga cũng loan tin sẽ tham gia tranh cử các ghế trong Quốc hội Uganda.

Naka Pakyo, người dẫn chương trình phát thanh ở miền Đông Uganda cho hay cô đang có kế hoạch tranh cử một ghế trong Quốc hội Buikwe. Hay ca sĩ Godfrey Lutaya nói rằng mình sẽ ra tranh cử chức thị trưởng tại một trong những đô thị lớn của Uganda - mặc dù cho đến nay anh vẫn chưa công bố chính thức. Cũng như chính Bobi Wine hồi tháng 3 đã loan tin sẽ ra tranh cử tổng thống.

Nhạc sĩ Rap, Robert Kyagulanyi, với nghệ danh Bobi Wine, vừa tuyên bố ra tranh cử Tổng thống Uganda. Ảnh: VOA Zimbabwe.

Năm 2018, kể từ lần đầu tiên nhạc sĩ Bobi Wine ra tuyên bố tranh cử, tổng cộng đã có ít nhất 42 nhạc sĩ khác tuyên bố lấn sân vào chính trị trong phong trào Sức mạnh Nhân dân [PPM]. Tại một đất nước có lượng dân số trẻ được cai quản bởi lớp lãnh đạo già, khó tính, chuyên quyền và độc đoán thì các nhạc sĩ Uganda đang lựa chọn cách thử nghiệm chính họ vì một tương lai mới cho đất nước.

Ông Bob Isabirye, giảng viên lịch sử tại Đại học Busoga [miền Đông Uganda] phát biểu: “Lớp thanh niên - lực lượng chiếm hơn một nửa dân số Uganda - thường bày tỏ sự tôn kính các nhạc sĩ, coi họ là hình mẫu của thanh niên. Động lực đó đã trao cơ hội cho một số nhạc sĩ niềm tin tưởng để chạy đua một số vị trí chính trị”.

Để chắc ăn, không phải tất cả nghệ sĩ khi bước chân vào chính trị đều tham gia các phe đối lập. Hai nữ ca sĩ Bebe Cool, Catherine Kusasira và nhà quảng bá Balamu nằm trong một số ít các nghệ sĩ quả quyết rằng họ đứng về phía Tổng thống Museveni. Ca sĩ Bebe Cool lý giải: “Tôi sẽ ủng hộ Tổng thống Museveni vì ông ấy đã cống hiến nhiều cho đất nước này”.

Góc khuất phía sau

Các chuyên gia nói rằng đảng của ông Museveni có vẻ xem thường các đối thủ chính trị “tay mơ” như Bobi Wine và phe đối lập mới đang muốn rước hậu quả. Chris Obo, 25 tuổi, trả lời phóng viên: “Tôi và nhiều người trẻ ủng hộ nhạc sĩ Bobi Wine và tổ chức PPM vì tụi tôi muốn lớp người già nhường ghế cho lớp trẻ. Họ ngồi ghế quá lâu rồi. Nên dừng đúng lúc”.

Vào tháng 7, các ứng viên của Bobi Wine đã chiến thắng 1/3 kỳ bầu cử cấp làng trên cả nước ngay cả khi PPM lúc đó chưa đầy 1 tuổi. Chiến thắng đó cũng chứng minh một sự thật rằng chiến dịch cho Bobi Wine khởi xướng không chỉ làm rung lắc chính quyền Museveni bằng sự cộng hưởng ở vùng thành thị, nơi người dân yêu thích âm nhạc mà còn tác động tới cả các vùng nông thôn trên khắp Uganda.

Tại quận Tororo [cách thủ đô Kampala khoảng 125 dặm], nhân viên xã hội Ronald Okot phát biểu: “Ngày hôm nay, quý vị có thể bắt gặp cảnh thanh niên Uganda đội mũ nồi đỏ [đồng phục cho Phong trào Sức mạnh nhân dân - PPM], hát những bài ca ngợi Bobi Wine ở khắp nơi”.

Cô Mary Flavia Namulindwa, nghệ sĩ âm nhạc và là người dẫn chương trình truyền hình, đang tham gia tranh cử cấp quận Gomba [miền Trung Uganda]. Cô cũng cho rằng mình bị ấn tượng với Bobi Wine và PPM, cô phát biểu: “Chúng tôi có nhân dân bên mình. Sức mạnh của PPM chính là sức mạnh nhân dân”.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Bobi Wine cùng PPM vẫn đang tìm cách thuyết phục các cử tri lớn tuổi [những người còn bày tỏ ít nhiều nghi ngờ]. Cụ ông 70 tuổi William Musoke nhấn mạnh: “Uganda cần có những chính trị gia chín muồi để dẫn dắt đất nước tránh rơi vào tình hình hỗn độn như trong quá khứ”. 

Một số cử tri lớn tuổi cho rằng chính trị ở Uganda cũng đồng thời là một thứ nghề hẳn hoi, nó là nghề chắc chân, ổn định, lương cao, vì thế mà hấp dẫn “người làng nhàng” lấn sân vào chính trị gồm cả các nhạc sĩ. Thu nhập bình quân đầu người ở Uganda là 400 USD/năm. Nhưng lương của các thành viên trong quốc hội nước này lại lên tới 8.000 USD/tháng.

“Lương và bổng màu mỡ cho thủ tướng và các chính trị gia đã khiến giới nghệ sĩ thèm muốn và cũng chen chân vào làm chính trị”, lời giải thích của ông Abraham Otti sống ở miền Bắc Uganda.

Tổng thống Museveni cáo buộc Bobi Wine và những người ủng hộ nam nhạc sĩ đã dùng bạo lực trong các hành động phản kháng. Nhưng, PPM phủ nhận chuyện này. Đối với nhạc sĩ Bobi Wine và những nhạc sĩ khác đang thách thức ông Museveni thì những lời cáo buộc trên cho thấy ông Museveni đang coi trọng họ.

Nhạc sĩ Bobi Wine bị cấm tổ chức các chương trình âm nhạc và mít-tinh nhưng anh vẫn kiên nhẫn sáng tác bài hát. Năm 2019, Bobi Wine tung ra bản “hit” “Tuliyambala Engule”, nó cũng trở thành bài hát được yêu thích bởi những người ủng hộ anh.

Văn Chương [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề