Ca sĩ phương dung naa81ng như mai pre 75 là ai?

Bài hát: Thu Tím Lá Vàng Nhạc sĩ: Vân Tùng Ca sĩ: Phương Dung Pre 1975 Album: Sơn Ca 11: Tiếng Hát Phương Dung [Pre 75]

Hình ảnh: Sheet Nhạc Tờ Xưa 1966

Lá rơi chiều thu gieo nhiều thương nhớ Ngày nào anh đi cho trọn ước nguyện Chiều tàn mưa thu lạnh buốt tim tôi Ngồi nhìn hoàng hôn vào tối

Xót xa duyên tình hai lối.

Lá thu vàng rơi mang tình yêu tới Nụ cười thơ ngây nay đã héo tàn Từ ngày anh đi chinh chiến quan sang Bồi hồi mình em một bóng

Buồn theo thu tím lá vàng.

[ĐK:]

Đếm những lá rơi Anh đi đã mấy thu rồi

Một hình bóng ấy nhớ hoài suốt đời.

Chờ một ngày mai Đường về cùng chung hướng đời

Mình thương yêu nhau tình như giòng suối.

Nhớ thương người đi khi mùa thu đến Một mùa chia phôi mang một nỗi buồn Nhịp cầu phân ly Chức Nữ Ngưu Lang Tìm về người yêu chẳng thấy Thu tím lá vàng từ đây.

Tờ Nhạc Xưa Xuất Bản Trước 1975

Sheet Nhạc Có Nốt & Lời Bài Hát Chính Xác | Đăng Ký: Nhạc Xưa Trước 1975

Bài này viết về Danh ca Phương Dung. Về những người khác cùng tên, xin xem trang Phương Dung [định hướng]

Phương Dung [tên thật Nguyễn Phan Phương Dung; sinh ngày 9 tháng 8 năm 1946] là một nữ danh ca nhạc vàng nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1960–1975. Tiếng hát Phương Dung gắn liền với biệt danh Nhạn trắng Gò Công mà thi sĩ Kiên Giang tặng cho bà.[1]

Phương Dung

Ca sĩ Tâm Đan và Danh ca Phương Dung [bên phải] tại Đài tiếng nói Quân đội vào năm 1965

Thông tin nghệ sĩTên khai sinhNguyễn Phan Phương DungNghệ danhPhương DungSinh9 tháng 8, 1946 [75 tuổi]
Gò Công, Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ, Liên bang Đông DươngDòng nhạcNhạc vàngNghề nghiệpCa sĩNhạc cụGiọng hátDân tộcKinhNăm hoạt độngThập niên 1960 – nayHãng đĩaAsia
Thúy Nga
Làng VănCa khúc tiêu biểuNỗi buồn gác trọ
Tạ từ trong đêm
Những đồi hoa sim

Phương Dung quê ở tỉnh Gò Công [nay là tỉnh Tiền Giang]. Bà bắt đầu cuộc đời ca hát từ năm 1959 khi mới 13 tuổi từ Gò Công lên Sài Gòn tham gia cuộc thi tuyển chọn ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn trong cuộc thi đó có sự tham gia của nhạc sĩ Thanh Sơn. Sau cuộc thi này, dù không đoạt giải cao nhưng Phương Dung may mắn được giới thiệu đi hát tại một số tụ điểm.

 

Phương Dung trên bìa ca khúc Nỗi buồn gác trọ

Ca khúc bà thu âm đầu tiên trong sự nghiệp ca hát là bài Đường Về Khuya của nhạc sĩ Minh Kỳ - Lê Dinh và nổi tiếng khi trình bày thành công ca khúc Nỗi buồn gác trọ của nhạc sĩ Hoài Linh và Mạnh Phát khi chỉ mới 16, 17 tuổi.

“Lúc đó, hãng phim Alpha có làm một cuốn phim mang tên Saigon By Night có sự tham gia trình diễn của nhiều ca sĩ Sài Gòn. Nhạc sĩ Hoài Linh-Mạnh Phát đã viết bài Nỗi buồn gác trọ đưa cho hãng phim và Phương Dung may mắn được chọn hát ca khúc này trong phim, từ đó được khán giả Sài Gòn cũng như các tỉnh dành nhiều tình cảm”, Phương Dung chia sẻ.

Sau đó tiếng hát bà càng được biết đến qua bài hát Những đồi hoa sim [Dzũng Chinh, phổ thơ Hữu Loan] và Tạ từ trong đêm [của Trần Thiện Thanh]. Phương Dung được trao giải huy chương vàng dành cho nữ ca sĩ năm 1965, trong khi đó nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nhận giải Bài hát xuất sắc nhất trong năm.[2]

Biệt danh

Năm 1974, thi sĩ Hà Huy Hà đã dành tặng cho Phương Dung cái tên “Nhạn trắng Gò Công” và cái tên này theo bà đến tận bây giờ.

Lý giải về biệt danh này, Phương Dung cho biết:

“Mẹ tôi rất thích tôi mặc áo dài trắng đi hát vì trông giống như một cô học trò thích ca hát hơn là một ca sĩ. Áo dài trắng còn tượng trưng cho sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên. Ngoài ra, tôi quê ở Gò Công, nơi có rất nhiều chim nhạn bay nên hình ảnh "nhạn trắng" là sự kết hợp giữa chim nhạn Gò Công và áo dài trắng. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi biệt danh gắn liền với cuộc đời ca hát của mình xuất phát từ những hình ảnh quê hương”.[2]

Sau năm 1967 cô lập gia đình với một thương gia và rời Việt Nam vào khoảng năm 1977-1978. Phương Dung có tám người con, 6 trai và 2 gái. Hai cô con gái là Phương Vy đã từng cộng tác với Trung tâm Thúy Nga, và Hoàng Ly là người mẫu.[3]

Sau đó cô định cư tại Úc và thỉnh thoảng vẫn tham gia hoạt động văn nghệ trên các show lớn của Trung tâm Thế giới Nghệ thuật, Trung tâm Thúy Nga, Trung tâm Làng Văn, Asia Entertainment tại Mỹ.

Tháng 6 năm 2014, Phương Dung đã cùng nữ ca sĩ Giao Linh được tôn vinh và thực hiện Liveshow Sol Vàng "Còn mãi những khúc tình ca" để hát lại các ca khúc mang đậm dấu ấn cá nhân và được khán giả mến mộ trong nhiều thập niên qua.[4]

Khoảng cuối năm 2014 Phương Dung được mời làm giám khảo của cuộc thi Solo cùng Bolero do Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long sản xuất.[5]

Thiện nguyện

Ngày 21 tháng 7 năm 2019, danh ca Phương Dung đã đến thăm và hát tặng các cháu mồ côi tại Làng Thiếu nhi Thủ Đức và Trung tâm Nuôi dưỡng - Bảo trợ trẻ em Tam Bình thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM

Phương Dung xuất hiện trong chuyến đi từ thiện của gia đình NSƯT Bắc Sơn với trang phục giản dị. Bà đã hát tặng các cháu thiếu nhi hai ca khúc "Còn thương góc bếp chái hè" và "Bông bưởi hoa cau" của người nhạc sĩ mà mình tôn kính.[6]

Với công việc thiện nguyện cô là một trong những người thành lập Hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để chữa mắt, xây nhà, trường học. Cô còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của cô tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt.

Bắt đầu từ năm 1999, Phương Dung đều về Việt Nam giúp bệnh nhân hư mắt chữa trị, lúc đầu ở Gò Công, Tiền Giang, nơi cô sanh ra, sau đó ra tận Quảng Trị, Đồng Hới, Quảng Nam, Kon Tum, Đồng Tháp, Cần Thơ. Ngoài hoạt động chữa mắt, hội thiện nguyện còn giúp cho học sinh nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai, bão lụt.[3]

  • Các bản thâu âm đĩa nhựa 45 tours của Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca,...
  • Các bản thâu âm Cổ nhạc và Tân cổ Giao duyên cho hãng đĩa Hồng Hoa
  • Băng reel: các chương trình dành riêng cho tiếng hát Phương Dung
Sóng Nhạc 6: collection các bản thu âm trên đĩa nhựa 45 vòng từ 1962~1970, hòa âm Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Văn Phụng và Lê Văn Thiện Hương Quê [1972, hòa âm Y Vân và Lê Văn Thiện] Sơn Ca 5 [1973, hòa âm Văn Phụng] Sơn Ca 11, 1975, hòa âm Văn Phụng
  • Băng reel thâu âm cho các chương trình của Thanh Thúy, Trường Hải, Shotguns, Nghệ thuật - Tâm Anh, Nhật Trường, Thương Ca, Premier,...
  • CD: Các chương trình riêng tiếng hát Phương Dung
Con đường xưa em đi [1984, Làng Văn] Đố ai [Làng Văn] Nửa vành trăng đợi [1995, Giáng Ngọc] Hình ảnh người em không đợi Còn mãi những khúc tình ca [Làng Văn] Chiếc bóng công viên Ngày đó xa rồi [Trung tâm Asia] Phương Dung 89 [Trung tâm Asia] Chuyện một đêm song ca Trường Thanh, Phương Dung Hàn Mạc Tử song ca Tuấn Vũ Phương Dung [Giáng Ngọc] Tiễn người đi song ca Tuấn Vũ, Phương Dung [Thanh Lan] Vùng lá me bay song ca Tuấn Vũ, Phương Dung [Thúy Anh] Phương Dung Hải ngoại 2 [Giáng Ngọc] Tha La Xóm đạo [Thúy Anh] Mẹ và bông bí trắng cổ nhạc với Phượng Liên [1998]
  • Solo cùng Bolero [2014 - 2016]
  • Tình Bolero [2016]
  • Gương mặt thân quen [2017]
  • Ca sĩ giấu mặt [2017]
  • Ban nhạc quyền năng [2018]
  • Chân dung cuộc tình [2018 - 2019]
  • Người kể truyện tình [2017 - 2018]
  • Tinh hoa hội tụ [2018 - 2019]
  • Sao nối ngôi [2019]
  • Làng hài mở hội mừng xuân [2019]
  • Hãy nghe tôi hát [2017, 2019]
  • Thần tượng Bolero [2019]
  • Ký Ức Vui Vẻ [2019]
  • Bộ 3 Siêu đẳng [2021]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Nỗi Buồn Đêm Đông [Anh Minh] solo Paris By Night 2 1986
2 Bóng Nhỏ Đường Chiều [Trúc Phương] solo Paris By Night 5 1987
3 Sắc Hoa Màu Nhớ [Nguyễn Văn Đông] solo Paris By Night 14 1991
4 Biết Đâu Tìm [Hoàng Thi Thơ] solo Paris By Night 47 1999
5 Về Đâu Mái Tóc Người Thương [Hoài Linh] Hoàng Oanh Paris By Night 84 2006
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Sầu Cố đô [Duy Khánh] solo Hollywood Night 2 1992
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Nỗi buồn gác trọ [Mạnh Phát, Hoài Linh] solo ASIA 12 1996
2 Những đồi hoa sim [Dzũng Chinh, thơ Hữu Loan] solo ASIA 13 1996
3 LK Tạ Từ Trong Đêm, Từ Đó Em Buồn [Trần Thiện Thanh] Băng Tâm ASIA 50 2006
4 LK Rừng Lá Thay Chưa [Huỳnh Anh], Xót Xa [Lam Phương] Tuấn Vũ ASIA 51 2006
5 Con Đường Việt Nam [Trúc Hồ] Hợp ca ASIA 51 2006
6 LK Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Cánh Buồm Chuyển Bến [Minh Kỳ, Hoài Linh] Thanh Thúy ASIA 52 2006
7 Hoà Bình Ơi, Việt Nam Ơi [Trầm Tử Thiêng] Trung Chỉnh, Doanh Doanh ASIA 54 2007
8 Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em [Song Ngọc, Hoài Linh] Trung Chỉnh ASIA 58 2008
9 Đáp Lời Sông Núi [Trúc Hồ] Tốp ca: Thanh Thúy, Phương Hồng Quế,... [Tất cả ca sĩ Trung tâm Asia] ASIA 58 2008
10 Đôi Ngã Đôi Ta [Trần Thiện Thanh] Chế Linh ASIA 61 2009

  1. ^ Mai Nhật [11 tháng 8 năm 2020]. “Thời xuân sắc của 'Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung”. Vnexpress.
  2. ^ a b Thiên Hương [4 tháng 6 năm 2014]. “Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung: Cánh chim không mỏi!”. Báo Thanh Niên. Truy cập 27 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b Ngân An [19 tháng 9 năm 2020]. “Nữ ca sĩ có 8 người con và hôn nhân hạnh phúc với chồng hơn 13 tuổi”. Vietnamnet.
  4. ^ Tâm Giao [27 tháng 5 năm 2014]. “Phương Dung, Giao Linh làm liveshow chung”. Vnexpress.
  5. ^ Thế Danh, Quốc Tuyên [25 tháng 11 năm 2014]. “Danh ca Lệ Thu, Phương Dung làm giám khảo Solo cùng Bolero”. Đời sống và Pháp Luật.
  6. ^ Thanh Hiệp [22 tháng 7 năm 2019]. “Nữ danh ca Phương Dung rơi nước mắt khi thăm trẻ mồ côi”. Người Lao Động.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phương_Dung&oldid=68485986”

Video liên quan

Chủ Đề