Các bệnh về đường hô hấp trong tiếng Anh

Viêm đường hô hấp - một căn bệnh quen thuộc thường xảy ra tại trẻ em và những người lớn tuổi, nhưng vẫn có rất nhiều người không biết đây là bệnh lý nguy hiểm như thế nào. Vậy căn bệnh này có biểu hiện ra sao, hiện nay có những cách trị nào,… Tất cả những câu hỏi trên đây sẽ được giải đáp sau bài viết này.

1. Các thông tin cơ bản về viêm đường hô hấp

Tại Việt Nam theo các báo cáo, thống kệ hiện nay thì trung bình một đứa trẻ có sức đề kháng bình thường sẽ có thể mắc các bệnh về hô hấp từ 5 đến 7 lần trong một năm, nếu con bạn thuộc dạng yếu thì tỷ lệ mắc sẽ cao hơn. Thêm vào đó, phần lớn các trường hợp được đưa vào bệnh viện cấp cứu đều có chung nguyên do từ viêm phổi.

Bởi vì sự lơ là và không cập nhật kiến thức đầy đủ của các phụ huynh đã vô tình kéo dài thời gian để căn bệnh biến chứng nặng hơn. Từ đó đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị, tốn nhiều công sức và chi phí vào người bệnh nếu không điều trị kịp thời.

1.1. Tổng quan

Đường hô hấp bao gồm các bộ phận cấu tạo thành như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Quá trình hô hấp diễn ra khi ta hít không khí từ bên ngoài môi trường và đi xuống phế quản tiếp tục đến phối là kết thúc.

Khi bị viêm đường hô hấp chính là một hoặc nhiều bộ phận nào đó đã bị nhiễm trùng. Tùy vào từng bộ phận và chúng sẽ có cách điều trị và những tên gọi khác nhau. Lấy ví dụ như: viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản,…

Viêm đường hô hấp - căn bệnh dễ xuất hiện ở trẻ

1.2. Viêm đường hô hấp trên là gì?

Đường hô hấp trên có các cơ quan như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống này với chức năng cực kỳ quan trọng khi lấy không khí bên ngoài cơ thể và biến chứng thành năng lượng để làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi hoà tan tất cả vào trong đường phổi. Với căn bệnh này người bệnh sẽ gặp trình trạng nhiễm trùng và thường tái phát theo từng năm. Thông thường viêm hô hấp trên sẽ xuất hiện chủ yếu vào các mùa đông hoặc thời điểm hanh khô. Một số bệnh có thể gặp ở đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản,...

1.3. Viêm đường hô hấp dưới là gì?

Đường hô hấp dưới có khí quản, phế quản, phổi. Tình trạng bệnh này có tên gọi tiếng anh là [Lower Respiratory Tract Infections - LRTI] sẽ có những ảnh hưởng nhất định với những vùng ngay dưới dây thanh quản. Trong đó biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi và viêm phế quản. Một số bệnh có thể gặp như viêm phổi, viêm phế quản,...

Phân biệt viêm hô hấp trên và viêm hô hấp dưới

2. Nguyên nhân bệnh

Các tác nhân do sự xâm lấn trực tiếp từ các loại virus hoặc vi khuẩn gây hại đến đường hô hấp của người bệnh. Nguyên nhân xảy ra trường hợp trên là do người bệnh có sự miễn dịch cơ thể không cao hoặc một số hàng rào vật lý nào đó hoạt động không tốt. Ví dụ như: lớp lông mũi và dịch nhầy với chức năng ngăn các virus tránh xâm nhập và gây bệnh nên nếu chúng không hoạt động tốt sẽ là một phần nguyên do của căn bệnh.

Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng giúp bảo vệ cơ thể, cụ thể hơn là hệ thống hô hấp khỏi các tác nhân xâm nhập của virus. Thông qua VA và admin của các tế bào chuyên biệt được sản xuất trong hạch bạch huyết mà có thể tấn công hoặc tiêu diệt các vi sinh vật với mục tiêu xâm nhập và phá hủy hệ hô hấp của con người.

Tuy nhiên, với các biến thể mới của vi khuẩn thì chúng đã có các chất độc để điều chỉnh nhằm chống phá các hàng rào của cơ thể. Lấy ví dụ như chúng sẽ biến đổi hình dạng, cấu trúc protein,… để tránh thoát sự phát hiện của hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta.

Các tác nhân xấu này vượt qua hàng rào và gây bệnh trực tiếp cho đường hô hấp

3. Triệu chứng bệnh thường gặp

Bệnh viêm đường hô hấp sẽ là biến chứng của các kết quả từ chất độc tiết ra bởi những virus gây bệnh kết hợp với sự suy giảm của hệ miễn dịch. Từ đó mà bạn có thể dễ dàng thấy được các triệu chứng đơn giản của căn bệnh này bao gồm:

  • Nghẹt mũi hoặc liên tục chảy nước mũi.

  • Tình trạng sốt triền miên.

  • Hắt hơi không ngừng.

  • Đau rát cuống họng [khi nuốt bất kỳ vật nào kể cả nước bọt].

  • Ho khan.

  • Mệt mỏi, đau nhức toàn cơ thể, không có sức sống.

Đặc biệt với các trường hợp đã bước sang tình trạng nhiễm trùng nặng thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm các biến chứng sau đây:

  • Ho liên miên có đờm trong cuống họng.

  • Sốt cao và trong tình trạng mê mang.

  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.

  • Khó thở hoặc thở khò khè.

  • Cảm thấy nặng ở đầu và đau tại lòng ngực.

Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 3 đến 14 ngày và nếu bệnh nhân thuộc trường hợp viêm thanh quản do virus sẽ gặp tình trạng khan tiếng hoặc mất tiếng hoàn toàn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì sẽ biến chuyển thành các bệnh nguy hiểm hơn như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

Thông thường bệnh viêm đường hô hấp sẽ có thể tự khỏi trong vòng hai tuần trở lại. Có thể thấy rằng đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động để có thể điều trị dứt hẳn.Nhưng bạn hãy lưu ý rằng không vì vậy mà có thể lơ là bởi nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không có sự thuyên giảm sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong cao hơn rất nhiều.

Không nên coi thường mà lơ là với những triệu chứng được đề cập phía trên

4. Phương pháp điều trị

Mặc dù viêm đường hô hấp có thể tự cải thiện bệnh tình nhưng vẫn không ít các trường hợp người bệnh bị ngày càng nặng hơn thành những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Do đó, khi gặp các tình trạng trên các bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể được theo dõi và chẩn đoán kịp thời. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị, bao gồm:

4.1. Điều trị viêm phế quản cấp

Đối với tình trạng này không có quá nhiều khó khăn trong việc chữa trị nhưng người bệnh cần kiêng một vài thứ như:

  • Không hút thuốc lá.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ ấm cho cơ thể.

  • Uống đủ nước từ 2 đến 3l mỗi ngày.

  • Bổ sung các khoáng chất và vitamin cho cơ thể.

  • Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

4.2. Điều trị viêm phổi

Tùy theo mức độ và các triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải do các loại virus và vi khuẩn gây nên mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng biệt cho từng trường hợp. Khi người bệnh có dấu hiệu như khó thở, tím tái của biến chứng suy hô hấp cấp [ARDS] cần phải điều trị thở oxy.

5. MEDLATEC - Bệnh viện Đa khoa chất lượng và uy tín hàng đầu

Được thành lập với mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 25 năm kinh nghiệm luôn đi đầu trong ngành chữa trị uy tín và được khách hàng tin tưởng hiện nay. Với một đội ngũ chuyên gia hàng đầu cùng với hệ thống cơ sở hiện đại nên quý khách hàng hãy yên tâm về các dịch vụ khám chữa bệnh tại đây.

Với tình hình dịch Covid-19 đầy căng thẳng thì chắc hẳn đã có rất nhiều người phải hoãn lại lịch Trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Và đây chính là một cơ hội của bạn khi đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ luôn áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh.

Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ được hỗ trợ với các dịch vụ ưu đãi hấp dẫn

Hy vọng thông qua bài viết này người đọc đã có những thông tin cần thiết và cơ bản nhất về căn bệnh viêm đường hô hấp này. Mọi thông tin chi tiết hơn về các dịch vụ tại đây Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vui lòng liên hệ về số tổng đài 1900565656.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Đây là một thuật ngữ y học [có tên tiếng Anh là lower respiratory tract infection-LRTI] thường chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra.

Mục lục

  • 1 Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn
  • 2 Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do virus
  • 3 Triệu chứng bệnh Viêm đường hô hấp dưới
    • 3.1 Triệu chứng viêm phế quản cấp tính
    • 3.2 Triệu chứng viêm phế quản mãn tính
    • 3.3 Triệu chứng viêm phổi
  • 4 Đường lây truyền bệnh Viêm đường hô hấp dưới
  • 5 Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm đường hô hấp dưới
  • 6 Phòng ngừa bệnh Viêm đường hô hấp dưới
  • 7 Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đường hô hấp dưới
  • 8 Các biện pháp điều trị bệnh Viêm đường hô hấp dưới
    • 8.1 Đối với viêm phế quản cấp tính
    • 8.2 Đối với viêm phế quản mãn tính
    • 8.3 Đối với viêm phổi

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩnSửa đổi

  • Các vi khuẩn điển hình:
  • Haemophilus influenzae.
  • Streptococcus pneumoniae [phế cầu khuẩn].
  • Moraxella catarrhalis.

Các vi khuẩn không điển hình:

  • Mycoplasma pneumoniae.
  • Chlamydia pneumoniae.
  • Legionella pneumophila.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do virusSửa đổi

  • Các virus á cúm [Parainfluenza Virus].
  • Virus cúm A và B.
  • Adenovirus, Rhinovirus.
  • Các virus hợp bào hô hấp [respiratory syncytial virus].

Các loại vi khuẩn và virus này thường tồn tại dưới dạng mầm bệnh ở trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là phế cầu khuẩn. Vi khuẩn này là nguyên nhân thường gặp dẫn tới viêm phổi và viêm phế quản. Ở người trưởng thành và lớn tuổi, các vi khuẩn Gram âm và Legionella là nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Đặc biệt những người hút thuốc có tỷ lệ viêm đường hô hấp cao do hệ thống niêm mạc bị tổn thương, tạo điều kiện dễ dàng cho các virus Klebsiella pneumoniae tấn công.

Ngoài lý do là vi khuẩn và virus, viêm đường hô hấp dưới có thể do các nguyên nhân khác gây nên, gồm: các tác nhân lý hoá như không khí lạnh, chất kích ứng ở dạng khí, bụi, hoá chất, khói thuốc lá, khói xe,… Đối với viêm phổi mãn tính: khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu.

Triệu chứng bệnh Viêm đường hô hấp dướiSửa đổi

Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới thường thể hiện qua:

  • Triệu chứng liên quan đến khí quản: khàn giọng, khó nói.
  • Triệu chứng liên quan đến phế quản: ho khan, ho kèm theo đờm, nặng tức ngực.
  • Triệu chứng liên quan đến tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít.
  • Triệu chứng tổn thương phổi: khó thở, đau ngực khi hít sâu, ho khạc đờm, ho ra máu.

Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới cụ thể với từng loại bệnh:

Triệu chứng viêm phế quản cấp tínhSửa đổi

Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi tiếp xúc với virus, người bệnh sẽ có thời gian từ một đến ba ngày ủ bệnh và không có triệu chứng gì trong thời gian này.

Giai đoạn viêm long đường hô hấp trên: trong giai đoạn này, bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như:

  • Hắt hơi.
  • Sổ mũi.
  • Đau họng.
  • Sốt nhẹ.
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp.
  • Giai đoạn viêm phế quản cấp: Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau:
    • Ban đầu là ho khan, sau đó ho kèm theo đờm [đờm có thể có màu trắng, vàng, đục hoặc đôi khi kèm theo máu].
    • Đau rát xương ức khi ho.

Triệu chứng viêm phế quản mãn tínhSửa đổi

Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy giai đoạn:

  • Giai đoạn mới bắt đầu triệu chứng xuất hiện là ho và khạc ra đờm. Ho xảy ra từng đợt, nhiều lần trong năm, đặc biệt khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi, có thể ho khan hoặc ho kèm đờm có màu trắng và bọt. Khi tình trạng ho kéo dài nhiều ngày, đờm sẽ đặc hơn, có màu vàng và mủ.
  • Giai đoạn muộn hơn bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, nặng nề như bị đè nén trong lồng ngực.
  • Ngoài ra còn một số triệu chứng không thường xuyên khác có thể kể đến như sút cân, da dẻ xanh xao, tim đập nhanh.

Triệu chứng viêm phổiSửa đổi

Tuỳ vào tác nhân gây bệnh mà triệu chứng và tiến triển của bệnh có thể thay đổi khác nhau đôi chút.

Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn điển hình: bệnh nhân có triệu chứng:

  • Rét run.
  • Sốt cao trên 39°C, kèm theo ho khạc đờm và đau tức màng phổi.
  • Khó thở.
  • Nhịp thở nhanh trên 30 lần/phút.
  • Có thể xuất hiện những mụn nước ở môi.

Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn không điển hình hoặc virus: Đa phần xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi, với những triệu chứng âm thầm hơn:

  • Sốt nhẹ.
  • Nhức đầu.
  • Ho khan.
  • Mệt mỏi.

Đường lây truyền bệnh Viêm đường hô hấp dướiSửa đổi

Viêm đường hô hấp dưới gây ra bởi nhiễm khuẩn có thể lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn và virus có thể ẩn chứa trong giọt nước bọt bắn ra lúc ho và lây truyền từ người này sang người khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm đường hô hấp dướiSửa đổi

Bất kì ai cũng có nguy cơ bị viêm đường hô hấp dưới, nhưng bệnh thường gặp nhiều hơn ở các đối tượng sau:

  • Trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người mắc các bệnh phổi mãn tính như hen phế quản.

Phòng ngừa bệnh Viêm đường hô hấp dướiSửa đổi

Nguyên tắc chung để phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới là tránh để bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Điều này có thể được thực hiện qua các biện pháp sau:

  • Che miệng khi ho hoặc hắt xì.
  • Hạn chế tiếp xúc với người có mầm bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ để tránh mầm bệnh.
  • Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Tiêm vaccine Chủng ngừa phế cầu khuẩn, chủng ngừa virus.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt các bộ phận như cổ, ngực.
  • Nâng cao hệ miễn dịch thông qua các hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đường hô hấp dướiSửa đổi

Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và kết hợp lắng nghe hơi thở lồng ngực bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán. Một số phương pháp cũng có thể được đề nghị để chẩn đoán chính xác hơn:

  • Chụp X-quang phổi để xác định mức độ nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu và đờm giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó sử dụng loại kháng sinh phù hợp nhất.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm đường hô hấp dướiSửa đổi

Đối với viêm phế quản cấp tínhSửa đổi

Đa số các trường hợp diễn tiến nhẹ nhàng, điều trị giảm triệu chứng là chính. Do dạng viêm đường hô hấp dưới này gây nên bởi virus nên việc điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Dùng thuốc giảm ho, hạ sốt
  • Uống nhiều nước
  • Súc miệng nước muối nhạt ấm

Tuy nhiên một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng thì cần đến các cơ sở y tế để được khám và nhận tư vấn của bác sĩ.

Đối với viêm phế quản mãn tínhSửa đổi

  • Có thể dùng thuốc giãn phế quản chống co thắt như Théostart, Salbutamol,…Các thuốc này có tác dụng làm thông đường thở của bệnh nhân giúp việc trao đổi khí dễ dàng hơn.
  • Do tổn thương cơ bản trong viêm phế quản mãn tính làm tắc nghẽn đường thở nên cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Thở oxy là biện pháp điều trị được sử dụng khi viêm phế quản mãn tính nặng và ít đáp ứng với thuốc điều trị.

Đối với viêm phổiSửa đổi

  • Điều trị dùng kháng sinh sớm và phù hợp trong thời gian từ 5-10 ngày. Kháng sinh có thể được dùng hai hoặc ba loại theo đường chích hay uống tuỳ theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình có thể điều trị ngoại trú. Đối với trường hợp nặng và có nhiều yếu tố nguy cơ thì cần nhập viện điều trị.
  • Khi có dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, xanh tím, co kéo cơ hô hấp phụ thì cần sử dụng oxy hỗ trợ.
  • Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết để giảm ho, hạ sốt, giảm đau.
  • Cần theo dõi tái khám để phát hiện các triệu chứng trở nặng hay can thiệp khi biến chứng xuất hiện.

Video liên quan

Chủ Đề