Tại sao khi chọc tủy đồ người ta chọc vào vùng xương dẹt

Sinh thiết tủy xương là một phương chẩn đoán khá chính xác về những vấn đề liên quan đến tủy xương và máu. Nhiều người thắc mắc liệu sinh thiết tủy xương có đau không? Để giải đáp được câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Sinh thiết tủy xương là phương pháp gì?

Sinh thiết tủy xương là phương pháp xét nghiệm các mô xương và tuỷ bằng cách phân tích hóa học hoặc soi dưới kính hiển vi. Các mô này được lấy ra từ mao chậu sau trên bởi kim sinh thiết chuyên dụng.

Sinh thiết tủy xương sẽ được chỉ định khi hệ thống máu gặp vấn đề bất thường

Phương pháp xét nghiệm này sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác liệu bạn có bị mắc ung thư máu hoặc gặp các vấn đề bất thường nào về hệ thống máu hay là không.

2. Mục đích của phương pháp xét nghiệm sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương chỉ được thực hiện khi kết quả xét nghiệm máu xuất hiện sự thay đổi quá cao hoặc quá thấp về hàm lượng hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu. Mục đích thực hiện thủ thuật xét nghiệm này là:

  • Biết rõ nguyên nhân gây ra các vấn đề bất thường của hệ thống máu. Đó có thể là do mắc phải các bệnh bạch cầu hoặc rối loạn về máu.

  • Theo dõi cũng như kiểm soát được quá trình điều trị bệnh.

  • Chẩn đoán chính xác những bệnh lý liên quan đến tủy xương hoặc máu hay thậm chí là ung thư.

  • Xác định được giai đoạn phát triển của ung thư.

3. Vậy sinh thiết tủy xương có đau không?

Sinh thiết tủy xương có đau không là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Vì đây là phương pháp xét nghiệm dùng kim sinh thiết chọc hút tế bào mô tuỷ xương qua da nên có thể gây ra tình trạng đau nhẹ hoặc trung bình và thường không kéo dài.

Sinh thiết tủy xương có đau không là điều mà rất nhiều người thắc mắc

Tay nghề của bác sĩ trong việc thực hiện kỹ thuật sinh thiết cũng ảnh hưởng đến mức độ đau của bệnh nhân. Ngoài ra, yếu tố gây đau cũng ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý lo sợ của người bệnh.

4. Quy trình thực hiện sinh thiết tủy xương sẽ trải qua các bước nào?

Quy trình sinh thiết tủy xương sẽ được thực hiện như sau:

Kiểm tra trước khi sinh thiết

Để đảm bảo quá trình thực hiện sinh thiết tủy xương diễn ra suôn sẻ, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

  • Đo huyết áp cũng như nhịp tim của bệnh nhân.

  • Chỉ định cho uống hoặc truyền qua tĩnh mạch thuốc an thần đối với những bệnh nhân bị lo lắng và bất an.

Thực hiện sinh thiết

Thường thì trước khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ khử trùng cho khu vực sinh thiết. Đồng thời, việc gây tê trong khoảng thời gian ngắn là điều không thể thiếu với mục đích giảm bớt đau trong quá trình sinh thiết tủy xương.

Người bệnh có thể thấy đau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Sau khi quá trình gây tê hoàn thành, bác sĩ sẽ dùng một cây kim sinh thiết chuyên dụng chọc vào mặt sau của xương chậu rồi xoay kim cho đến khi lấy được mẫu mô đặc của tuỷ xương. Đôi khi, quá trình này cũng có thể thực hiện ở khu vực phía trước hông. Bệnh nhân trong quá trình thực hiện sinh thiết sẽ có cảm giác đau và khó chịu khi kim di chuyển vào bên trong xương.

Kết thúc quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ từ từ rút kim ra ngoài rồi ấn nhẹ lên khu vực vừa lấy mẫu mô nhằm giúp ngưng chảy máu rồi băng lại.

5. Những lưu ý trước và sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Bệnh nhân trước và sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương cần lưu ý một số điều dưới đây:

Trước khi thực hiện

Bệnh nhân trước khi tiến hành xét nghiệm sinh thiết tủy xương thường không cần chuẩn bị gì nhiều. Chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ trước khi thực hiện kỹ thuật sinh thiết để đảm bảo sức khỏe cũng như tâm trạng. Đặc biệt, cần phải trao đổi với bác sĩ những vấn đề dưới đây:

  • Các loại thuốc đang sử dụng.

  • Tiền sử bệnh của bản thân, đặc biệt là tình trạng rối loạn máu.

  • Có dị ứng với băng gạc, thuốc gây mê hoặc các hoạt chất nào đó hay không.

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại.

Cần phải khai báo cho bác sĩ tình hình sức khỏe trước khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Sau khi thực hiện

Để đảm bảo không có biến chứng gì có thể xảy ra sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương, bệnh nhân cần phải:

  • Nằm và theo dõi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để đảm bảo bạn không bị chảy máu ở vùng thực hiện sinh thiết.

  • Nếu như gặp phải tình trạng đau, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng lấy sinh thiết.

  • Liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng sốt, đau dữ dội, chảy máu không ngừng hoặc sưng tấy ở khu vực thực hiện sinh thiết,…

6. Những biến chứng có thể xảy ra khi sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương chỉ là một thủ thuật xét nghiệm nhỏ, thường không ra những biến chứng nguy hiểm đến bệnh nhân. Đặc biệt, phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác hơn so với những xét nghiệm khác.

Biến chứng thường xảy ra là đau hoặc chảy máu ở vùng thực hiện sinh thiết. Bên cạnh đó, một vài trường hợp có thể bị thực hiện xét nghiệm lại vì mẫu mô không đủ hoặc lấy sai vị trí khiến cho việc chẩn đoán kết quả bị sai. Điều này sẽ làm mất thời gian của người bệnh và gây ra cảm giác khó chịu.

Sinh thiết tủy xương cần được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín

Đa phần những trường hợp trên thường là do chuyên môn của bác sĩ thực hiện sinh thiết tủy xương không cao. Chính vì vậy, người bệnh cần phải chọn lựa những bệnh viện có kinh nghiệm cũng như quy trình thực hiện chuyên nghiệp để có thể giảm đi những rủi ro không đáng có. Bởi vì, đây là một phương pháp xét nghiệm có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh ung thư.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc sinh thiết tủy xương có đau không. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu làm xét nghiệm sinh thiết, hãy liên hệ qua đường dây nóng của chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và tư vấn.

Tủy xương là loại mô ở giữa hầu hết các xương. Gồm tủy đỏ và tủy vàng, trong đó chỉ tủy đỏ mới có chức năng tạo huyết. Tủy tạo huyết ở người trưởng thành nằm chủ yếu ở đầu xương dài và một số xương dẹt.

Tủy xương có hai loại tế bào gốc gồm các tế bào tạo máu [nguồn gốc của ba loại tế bào máu] và các tế bào nền [sản xuất mỡ, sụn và xương]. Các tế bào nền gốc còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau, kể cả mô thần kinh. Các tế bào máu gốc tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Trong tủy xương, phần mô tại nơi hình thành các tế bào máu gốc đa năng được gọi là mô tủy.

Có hai loại tủy xương: tủy đỏ và tủy vàng. Tủy đỏ là nơi hoạt động tạo máu diễn ra tích cực. Ở trẻ em, tất cả các xương đều chứa tủy đỏ. Tuy nhiên ở người lớn, hoạt động tạo máu chỉ xảy ra chủ yếu tại các xương dẹt, và tủy đỏ ở nhiều xương được thay bằng tủy vàng. Tủy vàng có cấu trúc là mô mỡ và mô liên kết, không còn khả năng tạo máu. Tủy vàng có khả năng quay trở lại thành tủy đỏ trong trường hợp cần thiết. Phần lớn là không thể.

Ở người lớn, các xương dài có cấu trúc dạng ống, khoảng trống ở giữa được lấp đầy bởi tủy vàng. Thân xương dài cấu tạo bằng các vật liệu cứng; hai đầu xương được cấu tạo bởi các vật liệu xốp [bọt] và tủy đỏ.

Được chế biến thành nhiều món ăn, kể cả ruốc, tuy nhiên thường thì tủy xương chỉ được sử dụng như một hương liệu, chẳng hạn trong các món xúp. Tủy xương là thực phẩm giàu protein cũng như các chất béo chưa bão hòa. Các chất béo chưa bão hòa có tác dụng làm giảm nồng độ của cholesterol thuộc loại LDL trong máu. Một số người tin rằng điều này làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành, gợi ra khả năng khuyến khích việc dùng tủy xương làm thức ăn. Tuy nhiên, tác động của món ăn tủy xương lên sức khỏe vẫn chưa được biết rõ.

  • Ung thư bạch cầu
  • Ghép tủy
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tủy xương.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tủy_xương&oldid=57702361”

Sinh thiết tủy xương là một quy trình thu thập một mẫu mô bên trong xương.

Lưu ý: các thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn theo những chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.

Tủy xương, sinh thiết và chọc hút là gì?

Tủy xương là mô xốp và lỏng nằm bên trong một số xương lớn trong cơ thể. Tủy là nơi tạo ra tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ các tế bào được gọi là “tế bào gốc”.

Sinh thiết là phương pháp lấy một mẫu nhỏ của mô từ một phần của cơ thể. Mẫu mô sau đó quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường và cũng có thể được kiểm tra bằng những phương pháp khác.

Chọc hút có nghĩa là lấy dịch lỏng. Trong bài này, thì chọc hút là phương pháp lấy một lượng dịch tủy xương, sau đó quan sát dưới kính hiển vi hoặc được kiểm tra theo những phương pháp khác.

Ai cần làm sinh thiết và chọc hút tủy xương?

Bạn có thể được tư vấn kiểm tra tủy xương bởi nhiều lý do. Ví dụ:

Tìm nguyên nhân bệnh thiếu tế bào hồng cầu [thiếu máu], thiếu tế bào bạch cầu [giảm bạch cầu], thiếu tiểu cầu [giảm tiểu cầu] trong máu. Ngoài ra, để tìm ra nguyên nhân của việc gia tăng một số lượng lớn các loại tế bào máu. Một số điều kiện có thể gây ra những bất thường về những dòng tế bào máu, chẳng hạn như:

  • Các bệnh bạch cầu.
  • Các bệnh rối loạn về máu.

Theo dõi đáp ứng điều trị bệnh bạch cầu.

Xác định thời gian tiến triển của u lympho hoặc ung thư.

Các xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Mẫu tủy xương thường được lấy từ phần trên cùng của xương chậu. Đây là xương mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngay bên dưới mỗi bên eo. Thỉnh thoảng, xương lớn khác được sử dụng, chẳng hạn như xương ức.

Bạn sẽ được yêu cầu nằm trên một chiếc giường, nằm úp hay nghiêng 1 bên tùy thuộc vào vị trí chính xác bác sĩ lựa chọn để tiến hành. Vùng da trên xương lấy mẫu được làm sạch bằng chất khử trùng.

Sau đó, tiến hành tiêm một số thuốc gây tê cục bộ vào vùng da và mô trên xương. Điều này làm đau nhói một lúc đầu nhưng sau đó làm tê da. Một số người được dùng thuốc an thần trước khi tiến hành.

Để chọc hút dịch tủy xương: 1 cây kim được đẩy qua vùng da đã được gây tê vào trong xương. Một ống tiêm dùng để rút dịch tủy xương ra. Khi chất lỏng được rút ra, bạn có thể có một cơn đau nhói ngắn tại xương [đau lan ở mông và chân nếu chọc hút ở xương chậu].

Để làm sinh thiết tủy xương: một kim thứ 2 dày hơn, kim rỗng được đưa vào xương. Kim này vừa xoay quanh vừa đẩy nhẹ lên phía trước để lấy một mẫu nhỏ tủy xương vào phần rỗng giữa của kim. Điều này có thể gây ra một số cơn đau âm ỉ trong một thời gian ngắn. Kim sau đó được đưa ra và một miếng băng được ấn vào để ngăn chảy máu.

Sinh thiết và chọc hút tủy xương [Nguồn ảnh: curesearch.org]

Sau khi xét nghiệm

Bạn sẽ cần phải nằm trên một chiếc giường và có thể được theo dõi trong một giờ hoặc lâu hơn để kiểm tra xem bạn không bị chảy máu nghiêm trọng.

Bạn có thể thấy hơi khó chịu và bầm tím trên vị trí xét nghiệm trong một vài ngày, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để bớt đau.

Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ thông báo cho bạn khi nào có kết quả xét nghiệm.

Nếu bạn dùng thuốc giảm đau, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy lờ đờ trong vài giờ. Nếu bạn về nhà sau khi xét nghiệm và bạn đã dùng thuốc giảm đau:

  • Nên có ai đó đưa bạn về nhà.
  • Bạn không nên lái xe hoặc điều khiển bất kỳ phương tiện nào cần đến sự tập trung cẩn thận của bạn trong thời gian bạn cần nghỉ ngơi.
  • Nếu bạn sống một mình, nên có người ở cùng bạn vào buổi tối.

Trước khi xét nghiệm bạn cần được chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành sinh thiết và chọc hút tủy xương, bạn có thể cần kiểm tra quá trình đông máu của bạn vẫn hoạt động đủ tốt. Điều này đảm bảo bạn không chảy máu quá nhiều khi làm sinh thiết.

Nếu bạn dùng thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu như aspirin hoặc warfarin, bạn có thể được tư vấn để ngưng dùng thuốc này hoặc giảm liều lượng xuống, khoảng một tuần trước khi xét nghiệm. [Bạn có thể cần thảo luận về việc sử dụng thuốc của bạn với bác sĩ nếu bạn sử dụng thuốc như vậy trong những điều kiện khác].

Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn có phản ứng với thuốc tê tại chỗ.

Bạn có thể cần ký vào một mẫu đơn chấp thuận về một số điểm trước quy trình này chứng tỏ rằng bạn hiểu về những vấn đề liên quan và nguy cơ nhỏ.

Sinh thiết tủy xương và chọc hút thì có những nguy cơ gì?

Các biến chứng là không phổ biến. Trong một số ít trường hợp, vị trí sinh thiết bị chảy máu. Trong những trường hợp này,chảy máu thường nhẹ và ngưng chảy máu nhanh chóng. Thỉnh thoảng, có trường hợp chảy máu nghiêm trọng hơn, và hiếm khi cần phải truyền máu để đối phó với tình trạng này. Có một nguy cơ nhỏ là vết thương nhỏ sẽ bị nhiễm trùng sau khi sinh thiết. Hiếm khi, kim sinh thiết gây tổn thương những cấu trúc lân cận.

Tài liệu tham khảo

//www.patient.co.uk/health/bone-marrow-biopsy-and-aspiration

//www.youtube.com/watch?v=NkdsLHBCreI

Video liên quan

Chủ Đề