Các dạng bài tập toán lớp 6 kì 1 năm 2024

Học kỳ I đang dần trôi qua, học sinh lớp 6 đã tích lũy được một lượng kiến thức nhất định trong thời gian vừa qua. Các con làm quen với nhiều nội dung, kiến thức mới. Với môn Toán, để làm tốt được mọi bài tập, học sinh cần nắm chắc được nội dung kiến thức và phương pháp giải nhanh gọn từng dạng bài.

Trong kiến thức học kỳ I, nội dung lý thuyết và bài tập triển khai trên ba nội dung chính: Tập hợp số tự nhiên, Tính chất chia hết và Số nguyên. Với mỗi nội dung kiến thức, học sinh cần nắm chắc lý thuyết để vận dụng vào từng dạng bài cụ thể.

Phương pháp giải nhanh gọn dạng bài liên quan đến Tập hợp, phần tử của tập hợp

Với phần này, học sinh cần nắm được các nội dung lý thuyết đã học. Nắm vững các ký hiệu: “thuộc”/ “không thuộc”, liệt kê được đầy đủ các phần tử của một tập hợp, sử dụng biểu đồ ven.

Các câu hỏi trong nội dung này thường không quá phức tạp, chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu để kiểm tra kiến thức của học sinh.

Lý thuyết chuyên đề tập hợp

  • Dạng bài tìm số phần tử của một tập hợp cho trước

Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có: b – a + 1 phần tử

Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có: [b – a] : 2 + 1 phần tử

Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có: [n- m]: 2 + 1 phần tử

Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b, hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị, có:[b- a]: d +1 phần tử

Phương pháp giải nhanh gọn các dạng bài về ghi số tự nhiên

Một số dạng câu hỏi thường gặp trong phần này như:

  • Viết tất cả số tự nhiên có n chữ số từ n chữ số cho trước

Phương pháp giải:

  • Giả sử từ ba chữ số a, b, c khác 0, ta viết các số có ba chữ số như sau:

Chọn a là chữ số hàng trăm ta có:abc,acb;

Chọn b là chữ số hàng trăm ta có:bac,bca;

Chọn c là chữ số hàng trăm ta có:cab,cba.

Vậy tất cả có 6 số có ba chữ số lập được từ ba chữ số khác 0: a, b và c

Chú ý: Chữ số 0 không thể đứng ở hàng cao nhất của số có n chữ số phải viết.

  • Tính số các số có n chữ số cho trước

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: [Số lớn nhất có n chữ số] – [Số nhỏ nhất có n chữ số]+1

  • Đếm các số tự nhiên từ a đến b, hai số liên tiếp cách nhau d đơn vị

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: [số cuối – số đầu]: khoảng cách +1 = [b-a]:d+1

Dạng bài tập liên quan đến phép cộng – trừ – nhân – chia

Với dạng bài tập này, học sinh cần chú ý đến việc đặt tính và thực hiện tính đúng, áp dụng linh hoạt các tính chất: giao hoán, kết hợp, phân phối để tính một cách nhanh chóng.

Lưu ý: Với mọi số a, ta có: a.0=0; a.1=a

Với các bài tập về phép chia có dư, học sinh áp dụng công thức:

a = b.q + r [0< r < b]

Để làm đúng, làm nhanh, học sinh cần lưu ý đến thứ tự thực hiện phép tính:

  • Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau
  • Nhân chia trước, cộng trừ sau
  • Tính từ trái sang phải

Dạng bài tập liên quan đến luỹ thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai luỹ thừa cùng cơ số

Đề àm nhanh, làm tốt các dạng bài này, học sinh cần nắm chắc được kiến thức lý thuyết:

Lưu ý: Cần đưa các số về dạng luỹ thừa cùng cơ số trước khi thực hiện phép tính.

Dạng bài về tính chất chia hết

Với dạng bài chia hết, học sinh cần nắm được tính chất chia hết của một tổng, hiệu, tính chia hết của một tích. Bên cạnh đó, các em cần thuộc được dấu hiệu chia hết của những số thường gặp như: 2; 3; 5; 9 và vận dụng linh hoạt vào các bài tập nâng cao.

– Dấu hiệu chia hết cho 2: Những số có tận cùng là 0;2;4;6;8

– Dấu hiệu chia hết cho 5: Những số có tận cùng là 0;5

– Dấu hiệu chia hết cho 3: Tổng các chữ số chia hết cho 3

– Dấu hiệu chia hết cho 9: Tổng các chữ số chia hết cho 9

\>> Tham khảo thêm kiến thức qua bài giảng học thử để ôn thi bài kiểm tra cuối kỳ tại đây

Chủ Đề