Các định chế tài chính tiếng anh là gì năm 2024

Định chế tài chính trung gian hay trung gian tài chính [tiếng Anh: Financial intermediaries] là các tổ chức tài chính đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà đầu tư trung gian.

Hình minh họa

Định chế tài chính trung gian [Financial intermediaries]

Định nghĩa

Định chế tài chính trung gian hay là trung gian tài chính trong tiếng Anh là Financial intermediaries.

Định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà đầu tư trung gian, nhằm giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau thông qua việc bán các tài sản tài chính của họ và mua các tài sản tài chính của chủ thể cần vốn.

Thực chất đây là các giao dịch tài chính gián tiếp trên thị trường tài chính.

Thành phần của định chế tài chính trung gian

Định chế tài chính trung gian bao gồm:

[1] Các tổ chức nhận tiền gửi [Depository Institutions]

Các tổ chức nhận tiền gửi là các định chế tài chính được phép nhận tiền gửi từ khách hàng một cách hợp pháp như ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm.

Các tổ chức nhận tiền gửi là các tổ chức tài chính lớn nhất trên thị trường tài chính. Chức năng chính của tổ chức này là nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức để hình thành nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn để cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc đầu tư chứng khoán.

Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm: ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương trợ và các liên hiệp tín dụng.

- Ngân hàng thương mại [Commercial Banks]

- Hiệp hội tiết kiệm và cho vay [Savings and loans associations]

- Ngân hàng tiết kiệm tương trợ [Savings bank]

- Các liên hiệp tín dụng, hợp tác xã tín dụng [Credit Unions]

[2] Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng [Contractual savings institutions]

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng huy động nguồn tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế định kì bằng các hợp đồng như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa, tài sản...

Do đó họ có thể dự tính một cách khá chính xác số vốn cần thiết phải thanh toán cho các hợp đồng. Vì vậy tính lỏng của tài sản có đối với họ không được coi là quan trọng như đối với các tổ chức nhận tiền gửi, họ có xu hướng đầu tư vốn dài hạn vào các trái phiếu công ty, cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp.

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng bao gồm:

- Công ty bảo hiểm

- Quĩ trợ cấp

[3] Các trung gian đầu tư

Các tổ chức tài chính là các trung gian đầu tư, ví dụ như quĩ đầu tư, công ty tài chính, với mục đích chính là kết nối đầu tư trên thị trường tài chính, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Định chế tài chính là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Thành phần này có vai trò rất quan trọng trong hoạt động lưu thông tiền tệ quốc gia. Cùng DNSE tìm hiểu thêm về khái niệm định chế tài chính là gì qua bài viết dưới đây nhé.

Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính [Financial Institution] được hiểu là các thể chế, tổ chức đóng vai trò trung gian trong quá trình chuyển nguồn vốn từ người cho vay đến người vay hoặc người tiết kiệm đến người đầu tư. Phổ biến là ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, quỹ hưu trí hay công ty bảo hiểm.

Có các hình thức định chế tài chính nào?

Trên thực tế, thuật ngữ này có thể phân chia theo hình thức tổ chức, hoặc theo quy định pháp luật.

Phân chia theo hình thức tổ chức

  • Định chế tài chính trung gian: Kết nối người cho vay và người vay dưới vai trò là nhà đầu tư trung gian. Tổ chức hoạt động thông qua việc thực hiện các giao dịch các giao dịch tài chính gián tiếp trên thị trường.

Các tổ chức phổ biến của hình thức này bao gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng, hợp tác xã tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, quỹ đầu tư, công ty tài chính,….

  • Định chế tài chính bán trung gian: Là những tổ chức đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là nhà môi giới. Họ kết nối giữa bên cho vay và bên vay, chỉ đóng vai trò luân chuyển các tài sản tài chính.

Phân chia theo quy định pháp luật

Các định chế tài chính có trong nền kinh tế được pháp luật quy định bao gồm:

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương[ Hình minh họa]

Đây là tổ chức tài chính đóng vai trò giám sát và quản lý các ngân hàng khác. Trên thực tế, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành phân phối các sản phẩm và dịch vụ tài chính tới các khách hàng.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là đối tượng làm việc trực tiếp với khách hàng – cả vay và cho vay [gửi tiền]. Họ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại cung cấp các sản phẩm như: tài khoản tiền gửi, cho vay và tư vấn tài chính.

Liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng phục vụ các đối tượng cụ thể theo một số lĩnh vực nhất định, ví dụ như giáo viên hoặc thành viên của quân đội. Các sản phẩm được cung cấp bởi liên hiệp tín dụng tương tự như ngân hàng thương mại. Các tổ chức này được hoạt động vì lợi ích của nhóm thành viên sở hữu.

Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Là các tổ chức tài chính hoạt động theo hình thức nắm giữ chéo, hay còn gọi là nắm giữ lẫn nhau. Các tổ chức này thường không cung cấp quá 20% tổng tiền cho các doanh nghiệp vay. Khách hàng sử dụng dịch vụ của hội hội tiết kiệm và cho vay đối với tài khoản tiền gửi, vay cá nhân, cho vay thế chấp.

Ngân hàng và công ty đầu tư

Thay vì nhận tiền gửi, ngân hàng và công ty đầu tư giúp các cá nhân, doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán. Công ty đầu tư hay công ty quỹ tương hỗ sẽ kéo quỹ từ các nhà đầu tư cá nhân cùng thể chế để cung cấp cho khách hàng quyền tham gia vào thị trường chứng khoán.

Công ty môi giới

Công ty môi giới hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc giao dịch chứng khoán giữa các nhà đầu tư. Khách hàng của các công ty môi giới có thể đặt các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch ngoại hối [ETF] và một số khoản đầu tư thay thế.

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là các tổ chức tài chính giúp các cá nhân chuyển rủi ro bị mất mát, thiệt hại. Cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các công ty bảo hiểm để bảo vệ khỏi mất mát tài chính do tử vong, tàn tật, tai nạn, thiệt hại về tài sản.

Vai trò của định chế tài chính

Định chế tài chính có nhiều ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, bao gồm:

  • Luân chuyển dòng tiền trong nền kinh tế: Financial Institution là trung gian luân chuyển tiền giữa các chủ thể của nền kinh tế. Họ đang trực tiếp kiểm soát lượng tiền lưu thông trên thị trường. Nhờ vậy đảm bảo được quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
  • Hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư: Số lượng các tổ chức định chế tài chính lớn mang đến đa dạng sản phẩm, dịch vụ tài chính.Việc này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể mở rộng danh mục đầu tư của mình. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khi nguồn tiền được phân bổ cho nhiều hạng mục khác nhau.
  • Tiết kiệm chi phí trong giao dịch: Thông qua sự hỗ trợ của các định chế tài chính với các ưu đãi, chương trình, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được các chi phí trong quá trình đầu tư.

Trên đây là khái niệm định chế tài chính là gì và những kiến thức cần biết về khái niệm này. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

Chủ Đề