Các hóa chất sử dụng cần khai báo năm 2024

Khai báo hóa chất là việc doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất phải thực hiện khai báo lên “Cổng thông tin một cửa quốc gia” trước khi làm thủ tục hải quan nhằm giúp cơ quan nhà nước có thể quản lý các loại hóa chất nguy hiểm và cần kiểm soát khi được đưa vào thị trường Việt Nam góp phần đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hoá chất.

Vậy mặt hàng nào cần khai báo hóa chất?

Khai báo hóa chất được thực hiện theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP được ban hành vào ngày 09 tháng 10 năm 2017 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất”.

Dựa vào “Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất” [MSDS], CAS, mã số hàng hoá [HS Code] của sản phẩm và thành phần trong sản phẩm bạn sẽ biết được loại hàng hóa mà bạn đang nhập khẩu có cần phải khai báo hóa chất hay không.

Bạn cần những hồ sơ gì?

Hồ sơ này được quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Trong đó, có một số hồ sơ chính như sau:

Cục Hóa chất [Bộ Công Thương], Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Tổng cục Hải quan nâng cấp hệ thống Khai báo hóa chất nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia [địa chỉ: //vnsw.gov.vn/]

Ngày 18 tháng 10 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP quy định các hóa chất nguy hiểm cần kiểm soát khi thực hiện thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu bao gồm dinitơ monoxit, các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.

Theo đó, Cục Hóa chất, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số [Bộ Công Thương] đã phối hợp với Tổng cục Hải quan [Bộ Tài chính] nâng cấp hệ thống khai báo tại Cổng thông tin một cửa quốc gia [tại địa chỉ: //vnsw.gov.vn/] triển khai vào ngày 22 tháng 12 năm 2023 khi quy định trên có hiệu lực.

Theo quy định mới, doanh nghiệp khai báo các hóa chất nguy hiểm cần kiểm soát sẽ nhận được kết quả thực hiện thủ tục khai báo hóa chất sau 16 giờ 00 phút làm việc để làm thủ tục thông quan. Các hóa chất không thuộc trường hợp nguy hiểm cần kiểm soát theo Nghị định số 82/20222/NĐ-CP sẽ thực hiện khai báo theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 82/2022/NĐ-CP và hệ thống sẽ phản hồi ngay kết quả khai báo./.

Xin hỏi là đối với hóa chất thì việc khai báo hóa chất được quy định thế nào? - Bình Nguyên [TP.HCM]

Quy định về việc khai báo hóa chất [Hình từ Internet]

1. Hóa chất phải khai báo

Tại Điều 25 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về hóa chất phải khai báo như sau:

- Danh mục hóa chất phải khai báo được ban hành tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

- Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 Nghị định 113/2017/NĐ-CP là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

2. Khai báo hóa chất sản xuất

Tại Điều 26Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về việc khai báo hóa chất sản xuất như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong năm thông qua chế độ báo cáo hàng năm quy định tại Điều 36 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

3. Khai báo hóa chất nhập khẩu

Tại Điều 27 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về việc khai báo hóa chất nhập khẩu như sau:

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia

+ Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm;

+ Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ quy định tại điểm a khoản này dạng bản in.

- Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu

+ Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;

+ Hóa đơn mua, bán hóa chất;

+ Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;

+ Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

- Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo thông tin thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi đó hệ thống của Bộ Công Thương sẽ tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan, thông tin phản hồi như một bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo hóa chất, làm cơ sở để tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan làm thủ tục thông quan;

+ Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định 113/2017/NĐ-CP, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.

- Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống

Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động khai báo hóa chất.

- Dữ liệu nhập khẩu hóa chất của tổ chức, cá nhân được Bộ Công Thương chia sẻ với các cơ quan quản lý ngành ở địa phương thông qua Cơ sở dữ liệu về hóa chất.

4. Các trường hợp miễn trừ khai báo

Tại Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp miễn trừ khai báo như sau:

- Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.

- Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.

- Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Chủ Đề