Các phòng chức năng trong trường tiểu học

Được sự quan tâm đầu tư của quận Thanh Xuân, trường Tiểu học Nguyễn Tuân được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất.

Các phòng học chức năng được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, phục vụ tốt nhất cho việc học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh. Bên cạnh việc dạy các môn học văn hóa, nhà trường luôn đề cao việc giáo dục văn hóa đọc, giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật và dạy học tin học … đảm bảo học sinh Tiểu học Nguyễn Tuân luôn tự tin được giáo dục toàn diện.

Các phòng học chức năng được thiết kế đầy đủ ánh sáng, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Giáo viên và học sinh được dạy, học trong điều kiện tốt nhất, luôn đảm bảo vệ sinh, sức khỏe là một tiêu chí nhà trường luôn coi trọng cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Một số hình ảnh các phòng học chức năng của nhà trường:

Khu vực đọc sách dành cho học sinh - Phòng thư viện

Khu vực đọc sách dành cho giáo viên - Phòng thư viện

Khu vực đọc sách dành cho giáo viên - Phòng thư viện

Phòng học giáo dục thể chất

Phòng học giáo dục thể chất

Phòng học đàn - Phòng nghệ thuật

Phòng học Tin học

Phòng học Tin học

Tác giả: Ban biên tập

Phòng phục vụ học tập của trường tiểu học phải đáp ứng những yêu cầu về xây dựng được quy định tại Tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8793:2011 về trường tiểu học - yêu cầu thiết kế, cụ thể:

5.3.1. Khối phòng phục vụ học tập gồm các phòng chức năng sau:

- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng;

- Phòng giáo dục nghệ thuật;

- Thư viện;

- Phòng thiết bị giáo dục;

- Phòng truyền thống;

- Phòng hoạt động Đội;

- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập.

5.3.2. Thiết kế phòng giáo dục rèn luyện thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật phải đáp ứng chương trình và kế hoạch dạy học với tiêu chuẩn diện tích quy định như sau:

- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất: 1,8m2/học sinh;

- Phòng giáo dục nghệ thuật: 1,5m2/học sinh.

5.3.3. Tùy trường hợp cụ thể, có thể xây dựng nhà đa năng với quy mô đảm bảo các yêu cầu sau:

a] Quy mô của nhà đa năng được tính từ 30% đến 50 % tổng số học sinh toàn trường;

b] Tiêu chuẩn diện tích 0,6m2/chỗ;

c] Trong nhà đa năng cần thiết kế 01 sân khấu có diện tích không nhỏ hơn 24m2 với chiều sâu không nhỏ hơn 3m, chiều cao sân khấu từ 0,75m đến 0,9m [tính từ mặt sàn];

d] Kho trong nhà đa năng có diện tích không nhỏ hơn 9m2;

e] Tường ngăn và các trang thiết bị trong nhà đa năng được thiết kế linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu hoạt động khác nhau.

CHÚ THÍCH:

1. Nhà đa năng cần có kích thước sàn tập 12m x 24m hoặc 18m x 30m [nếu có đủ diện tích] và chiều cao trên 7m tạo không gian thoáng cho việc tập luyện thể dục thể thao và các sinh hoạt tập thể.

2. Vị trí và diện tích chỗ ngồi cho học sinh khuyết tật đi xe lăn trong nhà đa năng được thiết kế phù với quy định trong

TCVN2]: - Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

5.3.4. Thư viện trường tiểu học được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc đọc và mượn sách, báo của giáo viên, học sinh. Thư viện bao gồm kho sách, khu quản lý [nơi làm việc của thủ thư], phòng đọc sách cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Tiêu chuẩn diện tích tính toán không nhỏ hơn 0,6m2/học sinh, nhưng không nhỏ hơn 54m2. Quy mô thư viện được tính từ 30% đến 50% tổng số học sinh toàn trường.

5.3.5. Thiết kế thư viện cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a] Đối với trường đạt chuẩn quốc gia, các trường xây dựng mới , các trường thuộc địa bàn thị xã, thành phố, phải có phòng đọc cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu 35 chỗ ngồi. Tiêu chuẩn diện tich một chỗ trong phòng đọc không nhỏ hơn 2,40m2/chỗ;

b] Nơi làm việc của cán bộ làm công tác thư viện không nhỏ hơn 6m2/người;

c] Diện tích kho sách cần đáp ứng yêu cầu lưu giữ tài liệu ban đầu và dự tính phát triển trong tương lai. Tiêu chuẩn diện tích kho sách kín 2,5m2/1000 đơn vị tài liệu; kho sách mở 4,5m2/1000 đơn vị tài liệu.

5.3.6. Phòng thiết bị đồ dùng giảng dạy được thiết kế với chức năng là kho chứa, nơi sửa chữa đồ dùng giảng dạy và chuẩn bị các bài học thực hành, có diện tích không nhỏ hơn 48m2.

5.3.7. Phòng truyền thống có diện tích không nhỏ hơn 48m2.

5.3.8. Phòng hoạt động Đội được thiết kế với chỉ tiêu diện tích 0,03m2/học sinh.

CHÚ THÍCH: Tùy điều kiện cụ thể, có thể kết hợp phòng truyền thống với phòng hoạt động Đội. Trong trường hợp này, diện tích phòng không nhỏ hơn 54m2.

5.3.9. Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập cần bố trí ở tầng 1 và có diện tích không nhỏ hơn 24m2.

5.3.10. Tiền sảnh có thể tập trung hay phân tán tùy điều kiện cụ thể và đảm bảo tiêu chuẩn diện tích 0,10m2/học sinh.

Trên đây là nội dung quy định yêu cầu về việc xây dựng phòng phục vụ học tập của trường tiểu học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 8793:2011.

Trân trọng!

Ngay sau khi bước vào năm học mới, trường Tiểu học Lam Sơn đã tích cực hoàn thiện các phòng chức năng như phòng Thư viện, phòng Thiết bị, phòng Ngoại ngữ, phòng Nghệ thuật...

Hiện nay, thư viện của trường đã thu hút được rất nhiều lượt giáo viên và học sinh đọc, mượn sách, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học. Có được kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sáng tạo của Ban Giám hiệu nhà trường, sự sắp xếp tỉ mỉ, khoa học của bộ phận phụ trách Thư viện - Thiết bị, sự chung tay hưởng ứng các phong trào quyên góp, làm phong phú tủ sách thư viện của các thầy cô giáo và hơn 600 học sinh thân yêu! 

Bên cạnh niềm tự hào về chất lượng dạy học tốt, về một khuôn viên trường đẹp, sự phong phú, đa dạng và chất lượng của hệ thống các phòng chức năng cũng là một niềm tự hào lớn của thầy và trò trường Tiểu học Lam Sơn.

Để phục vụ công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng dạy học, những năm qua, ngành GD và ĐT tỉnh và các địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống phòng chức năng, phòng bộ môn, đồng thời bổ sung nhiều trang thiết bị dạy học mới, hiện đại, đạt chuẩn. Việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị cũng được các nhà trường chú trọng thực hiện.

Học sinh Trường THCS Quang Trung [Vụ Bản] trong giờ học Tin học.

Hiện nay, tất cả các phòng chức năng ở các trường học đều được trang bị đồng bộ các thiết bị dạy học hiện đại như bàn ghế thí nghiệm, máy tính, máy chiếu cho giáo viên và học sinh, hệ thống điện, cấp thoát nước, bảng chống lóa, các thiết bị kỹ thuật số, các trang thiết bị cho giờ thí nghiệm. Ban giám hiệu các nhà trường đều xác định việc sử dụng hiệu quả các phòng chức năng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy và học. Vì thế đội ngũ giáo viên các nhà trường đều được nghiên cứu học tập các văn bản quy định về phòng chức năng, phòng học bộ môn để hiểu được vị trí, vai trò của phòng học trong quá trình giảng dạy. Thực tế các phòng chức năng đã phát huy hiệu quả tích cực trong quá trình giảng dạy và học tập của nhà trường. Trường THCS thị trấn Cồn [Hải Hậu] được đầu tư khu phòng học bộ môn 3 tầng với 6 phòng học khang trang, sạch đẹp trị giá 4,7 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ năm 2019. Với bề dày thành tích luôn dẫn đầu trong khối THCS, khu phòng học bộ môn được xây dựng là động lực để nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên trong dạy và học. Với việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, gắn dạy lý thuyết với thực hành nên trong chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Nhà trường xếp thứ 2/38 trường THCS của huyện trong giáo dục toàn diện và có tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT xếp thứ 23/246 trường THCS của tỉnh.

Trường Tiểu học Tân Thịnh [Nam Trực] có 2 phòng học chức năng Tin học và phòng học Tiếng Anh. Đây là các phòng học bộ môn dành cho học sinh, nhưng trong giai đoạn hiện nay, với yêu cầu công nghệ 4.0, những phòng bộ môn này còn được dành cho giáo viên tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, nâng cao trình độ khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên, quản lý của nhà trường… Trong năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ thời điểm học sinh nghỉ học phòng chống dịch, nhà trường đã tổ chức tập huấn dạy trực tuyến cho đội ngũ giáo viên tại phòng Tin học. Hầu hết giáo viên được tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông 2018, các kỹ thuật dạy học online, hướng dẫn lập lớp học trên Zoom. Ngoài ra, phòng học còn được khai thác sử dụng tối đa trong việc học các CLB như: Tin học, Toán học, Tiếng Anh. Học sinh có nhu cầu và khả năng tham gia giải Toán qua mạng internet được giáo viên tổ chức ôn luyện giải các vòng tự luyện ngay tại phòng Tin học. Từ việc sử dụng hiệu quả phòng chức năng, năm học 2019-2020, nhà trường đã đạt được kết quả ở các cuộc thi giao lưu giải toán, IOE cấp huyện và cấp tỉnh. Trong đó, giao lưu giải Toán bằng tiếng Việt cấp tỉnh, ở khối lớp 4 có 37 học sinh tham gia, cả 37 em đạt 200 điểm trở lên. Khối 5 có 44 học sinh tham gia, có 43 học sinh đạt 200 điểm trở lên. Tham gia thi IOE cấp tỉnh, khối lớp 3 có 3 học sinh tham gia, cả 3 học sinh đạt 1.500 điểm trở lên. Khối lớp 4 có 8 học sinh tham gia, cả 8 học sinh đạt 600 điểm trở lên. Tham gia giải Toán bằng tiếng Anh cấp tỉnh, khối lớp 4 có 17 học sinh tham gia, có 14 học sinh đạt 200 điểm trở lên. Khối lớp 5 có 18 học sinh tham gia, có 14 học sinh đạt 200 điểm trở lên. 

Việc xây dựng phòng chức năng được coi là một trong những mục tiêu để các nhà trường “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm, ngành GD và ĐT luôn dành kinh phí để chi cho việc bổ sung, đầu tư, nâng cấp trang thiết bị dạy học. Nhiều dự án, đề án trang bị bổ sung thiết bị dạy học, xây dựng thư viện đạt chuẩn, ứng dụng CNTT tiên tiến trong ngành đã được triển khai, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng ở bậc tiểu học, trong 5 năm qua đã tăng cường xây dựng thư viện tiên tiến, nâng tổng số thư viện tiên tiến lên 80 thư viện, có 7.251 máy vi tính 921 máy chiếu phục vụ cho dạy và học. Ở bậc THPT đã có đủ số lượng các phòng chức năng, thí nghiệm, thư viện phục vụ cho dạy học ở các nhà trường. Hiện tại, toàn tỉnh có 3.227 phòng chức năng, trong đó có 270 thư viện [62 điểm trường có thư viện đạt thư viện tiên tiến], 212 phòng âm nhạc, 191 phòng mỹ thuật, 147 phòng ngoại ngữ, 281 phòng tin học, 43 nhà đa năng. Cùng với đó, ngành GD và ĐT còn tiếp tục triển khai dạy và học với sự hỗ trợ của các thiết bị giảng dạy hiện đại thông qua mạng LAN, mạng internet, phần mềm trên các phòng học tương tác, phòng học thông minh; thực hiện thí điểm thi, kiểm tra, đánh giá trực tuyến... Để khai thác có hiệu quả các trang thiết bị trong các phòng học chức năng, Sở GD và ĐT thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn tới các cơ sở giáo dục, hướng dẫn sử dụng phòng học bộ môn, các trang thiết bị được cấp.

Để xây dựng và phát huy tác dụng của các phòng chức năng, bên cạnh sự đầu tư của các địa phương, của ngành GD và ĐT, cần có sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt công tác xã hội hóa giáo dục, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên nhằm giúp các nhà trường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực./.

Bài và ảnh: Hồng Minh

Video liên quan

Chủ Đề