Các xã huyện châu thành bến tre thuộc xã nào năm 2024

Theo quy định của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiêu chuẩn của đơn vị hành chính [ĐVHC] và phân loại ĐVHC thì đơn vị hành chính cấp xã phải đạt quy mô về dân số và diện tích tự nhiên như sau: Xã phải có quy mô dân số từ 8.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 30 km2 [3.000ha] trở lên; thị trấn phải có quy mô dân số từ 8.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 14 km2 [1.400ha] trở lên; phường [thuộc thành phố] phải có quy mô dân số từ 7.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5,5 km2 [550ha] trở lên.

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 164 ĐVHC cấp xã, gồm 147 xã, 10 phường, 7 thị trấn. Qua rà soát tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 1211 thì toàn tỉnh chỉ có 6 ĐVHC cấp xã đạt cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, gồm: xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại; xã An Thủy và Bảo Thuận, huyện Ba Tri; xã Thạnh Phong, Thạnh Hải và Mỹ An, huyện Thạnh Phú; 64 đơn vị chỉ đạt chuẩn về diện tích tự nhiên; 03 đơn vị chỉ đạt chuẩn về quy mô dân số; 91 đơn vị không đạt cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, trong đó có 7 đơn vị đạt dưới 50% cả 2 tiêu chuẩn, gồm: Phường 2 và xã Mỹ Thành [thành phố Bến Tre], xã Giao Hòa [huyện Châu Thành], xã Phước Tuy [huyện Ba Tri], xã Phong Mỹ [huyện Giồng Trôm], xã Bình Khánh Tây [huyện Mỏ Cày Nam] và xã Tam Hiệp [huyện Bình Đại].

Khu vực trung tâm thành phố Bến Tre thuộc địa bàn phường 3. [Ảnh: Trương Hùng]

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 [Phương án số 3888/PA-UBND ngày 08/8/2019], theo đó, trong giai đoạn 2019-2021, tỉnh sẽ thực hiện sắp xếp lại các ĐVHC cấp xã có cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định, cụ thể như sau:

1. Nhập phường 1, phường 2, phường 3 [thành phố Bến Tre] để thành lập phường An Hội [thành phố Bến Tre].

2. Nhập xã Mỹ Thành vào xã Bình Phú [thành phố Bến Tre]

3. Nhập xã Giao Hòa vào xã Giao Long [huyện Châu Thành]

4. Nhập xã Phước Tuy với xã Phú Ngãi [huyện Ba Tri] để thành lập xã Phú Phước [huyện Ba Tri].

5. Nhập xã Phong Mỹ vào xã Phong Nẫm [huyện Giồng Trôm]

6. Nhập xã Bình Khánh Tây với xã Bình Khánh Đông [huyện Mỏ Cày Nam] để thành lập xã Bình Khánh [huyện Mỏ Cày Nam].

Riêng xã Tam Hiệp [huyện Bình Đại] không tiến hành nhập với xã khác do có yếu tố đặc thù là xã cù lao, có vị trí biệt lập với các ĐVHC khác. Nếu sáp nhập với ĐVHC khác sẽ gây khó khăn trong việc quản lý hành chính cũng như yêu cầu phục vụ người dân.

Sau khi sắp xếp các ĐVHC cấp xã theo phương án nêu trên, toàn tỉnh Bến Tre sẽ giảm được 7 ĐVHC [gồm 02 phường và 05 xã], còn lại 157 ĐVHC cấp xã [gồm 142 xã, 08 phường và 07 thị trấn].

Hiện Ủy ban nhân dân tỉnh đang chỉ đạo ngành chức năng xây dựng đề án chi tiết sáp nhập các ĐVHC theo phương án nêu trên để tiến hành lấy ý kiến cử tri ở các xã, phường thực hiện sáp nhập và thông qua HĐND các cấp trước khi trình Bộ Nội vụ thẩm định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trong năm 2019 theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Việc sáp nhập các ĐVHC nhằm tổ chức ĐVHC phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về ĐVHC, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương./.

Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Quyết định số 64B/HĐBT ngày 12 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] Về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý;

Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08 tháng 3 năm 2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ [nay là Bộ Nội vụ] hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;

Sau khi nghe Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Tờ trình số 4617/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2007 Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, xã thuộc thị xã Bến Tre, huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày để thành lập huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh về điều chỉnh địa giới hành chính phường Phú Khương, xã Phú Hưng để thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre; điều chỉnh địa giới hành chính xã Đa Phước Hội, xã Khánh Thạnh Tân để thành lập xã Tân Hội thuộc huyện Mỏ Cày; điều chỉnh địa giới hành chính xã Hưng Khánh Trung để thành lập xã Hưng Phú, xã Phú Sơn để thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách để thành lập huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre, như sau:

1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc thị xã Bến Tre, huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách:

  1. Thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre trên cơ sở điều chỉnh 295,53 ha diện tích tự nhiên và 4.664 nhân khẩu của phường Phú Khương; 64,6 ha diện tích tự nhiên và 1.825 nhân khẩu của xã Phú Hưng.

Phường Phú Tân có 360,13 ha diện tích tự nhiên và 6.489 nhân khẩu.

Địa giới hành chính phường Phú Tân: Đông giáp phường Phú Khương- thị xã Bến Tre; Tây giáp xã Sơn Đông - thị xã Bến Tre; Bắc giáp xã Hữu Định, huyện Châu Thành; Nam giáp phường 6, phường Phú Khương- thị xã Bến Tre.

Trụ sở hành chính Ủy ban nhân dân phường Phú Tân xây dựng tại khu vực, vị trí mới đảm bảo ổn định lâu dài, phù hợp với quy hoạch.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Phú Tân.

  1. Điều chỉnh 81,69 ha diện tích tự nhiên và 1.289 nhân khẩu của xã Phú Hưng về phường Phú Khương quản lý:

- Phường Phú Khương có 365,91 ha diện tích tự nhiên và 11.602 nhân khẩu.

Địa giới hành chính phường Khú Khương: Bắc giáp xã Hữu Định - huyện Châu Thành; Nam giáp phường 6, phường 4, phường 1, thị xã Bến Tre; Đông giáp phường 8 và xã Phú Hưng - thị xã Bến Tre; Tây giáp phường Phú Tân - thị xã Bến Tre.

- Xã Phú Hưng còn lại 1.012,33 ha diện tích tự nhiên và 10.870 nhân khẩu.

Thị xã Bến Tre có 6.742 ha diện tích tự nhiên và 114.597 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân; các xã: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú.

  1. Thành lập xã Hưng Phú thuộc huyện Chợ Lách trên cơ sở điều chỉnh 1.331,67 ha diện tích tự nhiên và 8.760 nhân khẩu của xã Hưng Khánh Trung:

Xã Hưng Phú có 1.331,67 ha diện tích tự nhiên và 8.760 nhân khẩu.

Địa giới hành chính xã Hưng Phú: Bắc giáp xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách; Nam giáp xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày; Đông giáp xã Tân Thanh Tây, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày; Tây giáp xã Hưng Khánh Trung [ngã ba Cây Da kéo dài đến rạch Cái Tắc].

Trụ sở hành chính của UBND xã Hưng Phú tại UBND xã Hưng Khánh Trung cũ.

  1. Thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách trên cơ sở điều chỉnh 713 ha diện tích tự nhiên và 6.132 nhân khẩu của xã Phú Sơn:

Xã Phú Mỹ có 713 ha diện tích tự nhiên và 6.132 nhân khẩu.

Địa giới hành chính xã Phú Mỹ: Bắc giáp xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày và sông Hàm Luông; Nam giáp xã Vĩnh Hoà, huyện Chợ Lách; Đông giáp xã Tân Phú Tây, xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày; Tây giáp xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách.

Trụ sở hành chính của UBND xã Phú Mỹ tại UBND xã Phú Sơn hiện nay.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.

- Xã Hưng Khánh Trung còn lại 1.024,0289 ha diện tích tự nhiên và 7.334 nhân khẩu.

Địa giới hành chính xã Hưng Khánh Trung: Bắc giáp xã Vĩnh Hoà và Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; Nam giáp sông Cổ Chiên, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày; Đông giáp xã Hưng Phú [từ ngã ba Cây Da kéo dài đến rạch Cái Tắc]; Tây giáp xã Tân Thiềng, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách.

Trụ sở hành chính của UBND xã Hưng Khánh Trung dự kiến tại khu vực ngã tư ấp Thanh Trung.

- Xã Phú Sơn còn lại 1.316 ha diện tích tự nhiên và 7.188 nhân khẩu.

Địa giới hành chính xã Phú Sơn: Bắc giáp sông Hàm Luông; Nam giáp xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hoà, huyện Chợ Lách; Đông giáp xã Phú Mỹ, huyện Chợ Lách; Tây giáp xã Long Thới, huyện Chợ Lách.

Trụ sở hành chính của UBND xã: dự kiến tại khu vực cách bến phà ấp Lân Đông 400 mét về hướng Đông dọc theo huyện lộ 179.

- Huyện Chợ Lách có 18.879,2 ha diện tích tự nhiên và 128.518 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Hòa Nghĩa, Phú Phụng, Sơn Định, Vĩnh Bình, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Mỹ, Phú Sơn, Hưng Khánh Trung, Hưng Phú và thị trấn Chợ Lách.

  1. Thành lập xã Tân Hội trên cơ sở điều chỉnh 731,267 ha diện tích tự nhiên và 6.534 nhân khẩu xã Đa Phước Hội; 136,4 ha diện tích tự nhiên và 1.555 nhân khẩu xã Khánh Thạnh Tân.

Xã Tân Hội có 867,667 ha diện tích tự nhiên và 8.089 nhân khẩu.

Địa giới hành chính xã Tân Hội: Bắc giáp xã Hoà Lộc, huyện Mỏ Cày; Nam giáp xã Đa Phước Hội và xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày; Đông giáp thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày; Tây giáp xã Khánh Thạnh Tân và xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày.

Trụ sở hành chính của UBND xã dự kiến tại ấp Tân Lộc.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.

- Xã Đa Phước Hội còn lại 920,984 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu.

Địa giới hành chính xã Đa Phước Hội: Bắc giáp thị trấn và xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày; Nam giáp xã An Thới và xã An Định, huyện Mỏ Cày; Đông giáp xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày; Tây giáp xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày.

- Xã Khánh Thạnh Tân còn lại 1.339,83 ha diện tích tự nhiên và 11.665 nhân khẩu.

- Huyện Mỏ Cày có 35.408,07 ha diện tích tự nhiên và 276.049 nhân khẩu, có 28 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Định Thủy, Phước Hiệp, An Thạnh, Đa Phước Hội, Thành Thới B, Bình Khánh Đông, Bình Khánh Tây, An Định, An Thới, Thành Thới A, Hương Mỹ, Cẩm Sơn, Ngãi Đăng, Minh Đức, Tân Trung, Tân Hội, Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây, Tân Thành Bình, Thành An, Phước Mỹ Trung, Tân Thanh Tây, Tân Bình, Nhuận Phú Tân, Hòa Lộc, Khánh Thạnh Tân và thị trấn Mỏ Cày.

2. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chợ Lách; huyện Mỏ Cày để thành lập huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc:

  1. Thành lập huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở điều chỉnh 2.044,6711 ha diện tích tự nhiên và 14.802 nhân khẩu của huyện Chợ Lách [gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hưng Phú và xã Phú Mỹ]; 13.419,113 ha diện tích tự nhiên và 109.575 nhân khẩu của huyện Mỏ Cày [gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây, Tân Thành Bình, Thành An, Phước Mỹ Trung, Tân Thanh Tây, Tân Bình, Nhuận Phú Tân, Hòa Lộc, Khánh Thạnh Tân, Phú Mỹ, Hưng Phú].

Huyện Mỏ Cày Bắc có 15.463,7841 ha diện tích tự nhiên và 124.377 nhân khẩu.

Địa giới hành chính huyện Mỏ Cày Bắc: Bắc giáp huyện Châu Thành, thị xã Bến Tre; Nam - Tây Nam giáp huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Vĩnh Long; Đông – Đông Nam giáp huyện Mỏ Cày Nam, huyện Giồng Trôm; Tây - Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, huyện Chợ Lách.

Huyện lỵ Mỏ Cày Bắc dự kiến tại ngã ba Bền xã Phước Mỹ Trung [Ba Vát].

  1. Thành lập huyện Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ 21.988,957 ha diện tích tự nhiên và 166.474 nhân khẩu còn lại của huyện Mỏ Cày [gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Định Thủy, Phước Hiệp, An Thạnh, Đa Phước Hội, Thành Thới B, Bình Khánh Đông, Bình Khánh Tây, An Định, An Thới, Thành Thới A, Hương Mỹ, Cẩm Sơn, Ngãi Đăng, Minh Đức, Tân Trung, Tân Hội và thị trấn Mỏ Cày].

Huyện Mỏ Cày Nam có 21.988,957 ha diện tích tự nhiên và 166.474 nhân khẩu.

Địa giới hành chính huyện Mỏ Cày Nam: Bắc - Đông Bắc giáp huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Giồng Trôm; Nam - Tây Nam giáp huyện Thạnh Phú và tỉnh Trà Vinh; Đông - Đông Nam giáp huyện Giồng Trôm và huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; Tây giáp huyện Mỏ Cày Bắc và tỉnh Trà Vinh.

Huyện lỵ huyện Mỏ Cày Nam là thị trấn Mỏ Cày hiện nay.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam:

Huyện Chợ Lách còn lại 16.834,5289 ha diện tích tự nhiên và 113.716 nhân khẩu có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: xã Hòa Nghĩa, Phú Phụng, Sơn Định, Vĩnh Bình, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Hưng Khánh Trung, Phú Sơn và thị trấn Chợ Lách.

Tỉnh Bến Tre có 235.678 ha diện tích tự nhiên và 1.358.314 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm các huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, số đơn vị hành chính cấp huyện tăng 01; số đơn vị hành chính cấp xã tăng 04 [01 phường, 03 xã] so với hiện trạng.

Điều 2.

Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn tất các thủ tục, đảm bảo đúng quy trình, quy định của pháp luật để trình Chính phủ quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giúp Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre - khoá VII kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2007 và có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

Chủ Đề