Các yêu cầu phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là những yêu cầu đối với những bạn làm nghề giáo viên Tiểu học về phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng văn hóa cũng như kỹ năng sư phạm và phẩm chất chính trị. Thật sự yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học có rất nhiều tuy nhiên nó tập trung chủ yếu xoay quanh 3 dạng. Cụ thể thế nào mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Bất kể các yêu cầu nào đặt ra đều bắt buộc phải tuân thủ và nghiêm túc chất chấp hành. Trong yêu cầu này giáo viên phải đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thực hiện đúng tư chất của một nhà giáo mẫu mực, một công dân tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải bắt tay vào hành động ngay.

– Tích cực tham gia hoạt động công tác xã hội như giúp đỡ người nghèo, khó khăn, xây dựng tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết.

Tích cực tham gia hoạt động công tác xã hội như giúp đỡ người nghèo

– Đam mê với nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên Tiểu học là tấm gương sáng cho toàn thể học sinh noi theo, luôn tìm cách đổi mới nâng cao chương trình dạy để giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện hơn.

– Đề ra những phương pháp giáo dục học sinh các nguyên tắc thái độ, biết lễ phép với ông bà cha mẹ, yêu thương quý trọng tài sản.

Giáo dục học sinh các nguyên tắc thái độ, biết lễ phép

– Nghiêm túc chấp hành tác phong nghề giáo không vi phạm pháp luật và quy định những nghị quyết của Đảng và chủ trương của nhà nước.

– Giáo viên Tiểu học cần thực hiện đúng các chủ trương của địa phương và các quy chế ngành giáo dục, các quy định nhà trường đề ra.

Giáo viên Tiểu học cần nắm vững kiến thức chuyên môn các nội dung chương trình giảng dạy. Biết học tập các kiến thức mở rộng phạm vi cả cấp để khi được phân công giảng dạy bất cứ lúc nào cũng có thể đáp ứng và hoàn thành một cách tốt nhất có thể.

Cân nhắc thời gian giảng dạy để đảm bảo khối lượng kiến thức số tiết dạy và lưu ý các kiến thức khi dạy học sinh cần có sự xem xét về mức độ chính xác của thông tin.

Cân nhắc thời gian giảng dạy để đảm bảo khối lượng kiến thức

Đối với giáo viên Tiểu học các bạn cần nắm bắt được tâm lý trẻ để giáo dục và dạy dỗ các em tốt hơn. Qua đó cũng cần tìm hiểu thêm về năng lực học tập của từng học sinh để đề ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất.

Giáo viên Tiểu học các bạn cần nắm bắt được tâm lý trẻ để giáo dục và dạy dỗ các em

Chủ động tìm hiểu và xây biết kế hoạch dạy học, soạn giáo án, giáo trình theo chương trình học. Tạo cơ hội và hướng dẫn các em học sinh để chúng phát huy được hết năng lực và khả năng của mình.

Lên đề thi, chấm điểm thi trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và tiến hành sửa chữa bài cẩn thận giải đáp được các thắc mắc của học sinh để chúng rút ra được bài học kinh nghiệm cho những đợt sau.

Lên đề thi, chấm điểm thi trên nguyên tắc công bằng

Thường xuyên thay đổi cách thức dạy để đa dạng và tạo không khí vui tươi sôi động không gây nhàm chán đối với học sinh. 

Giáo dục hành vi và kỹ năng sống một cách quán triệt và hiệu quả để các em biết cách vận dụng vào đời sống học tập cũng như cá nhân. 

Bài viết trên đã hệ thống 3 dạng yêu cầu tất yếu đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học các bạn có thể tham khảo và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để trở thành những người giáo viên giỏi và có bước thăng tiến cao đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Chúc các bạn thành công!

Chào mừng quý khách đến với Website Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai.  "Trong xã hội không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm trọn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” [Hồ Chí Minh]. “Công việc ngày càng nhiều và càng phức tạp, máy móc ngày càng tinh xảo. Mình mà không chịu học tập thì sẽ bị lạc hậu, mà lạc hậu cũng chính là bị đào thải, tự mình đào thải mình” [Hồ Chí Minh]. “Sức khỏe và kỹ năng lao động là tài sản quý nhất của con người và của doanh nghiệp” [Matsushita Kōnosuke]. “Năng lực của con người thể hiện ở khả năng thực hiện. Chỉ có tri thức thôi sẽ ít có giá trị” [William Blank]. “Nếu học viên không đạt được sự thành thạo trong nghề thì đó là lỗi của chúng ta” [John Collum]. “Một thầy giáo chỉ dạy mà không khơi lên ở người học sự ham muốn học hỏi thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi" [Horace Mann]. “Thái độ là cái rất nhỏ mà làm nên sự khác biệt rất lớn" ."Attitude is a little thing that makes a BIG difference” [Winston Churchill]. “Nếu như công ty bạn là một chiếc xe, hãy mời những người thích hợp lên xe và những người không thích hợp xuống xe” [James C.Collins]. “Chất lượng sản phẩm được định hình trong quá trình sản xuất chứ không phải là trong quá trình kiểm nghiệm” [William Edwards Deming].

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Theo đó, giáo viên được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn.

Ảnh minh họa

Dự thảo đề xuất Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí.

Tiêu chuẩn 1Phẩm chất nghề nghiệpYêu thương, tôn trọng, thân thiện với học sinh; giữ gìn đạo đức, uy tín, lương tâm nhà giáo.

Tiêu chí 1. Mẫu mực với học sinh: Lối sống lành mạnh, văn minh, chuẩn mực, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, ứng xử thân thiện với học sinh.

Tiêu chí 2. Phẩm chất đạo đức nhà giáo: Lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin: Có kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo và yêu cầu dạy học, giáo dục.

Tiêu chí 3. Năng lực chuyên môn: Vận dụng và phát triển trình độ chuyên môn được đào tạo trong dạy học và giáo dục.

Tiêu chí 4. Năng lực sử dụng ngoại ngữ: Sử dụng ngoại ngữ [hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số] trong hoạt động chuyên môn và giáo dục.

Tiêu chí 5. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn và giáo dục.

Tiêu chuẩn 3. Năng lực nghiệp vụ sư phạm: Có kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học và giáo dục.

Tiêu chí 6. Năng lực lập kế hoạch, tổ chức quá trình dạy học và giáo dục: Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong việc lập kế hoạch, tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục.

Tiêu chí 7. Năng lực sáng tạo và dạy học hiệu quả: Thiết kế, áp dụng được các phương pháp, khai thác, phát triển học liệu, phương tiện dạy học hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh.

Tiêu chí 8. Năng lực đánh giá học sinh: Thiết kế, sử dụng được các công cụ, phương pháp đánh giá học sinh đúng quy định, hỗ trợ học sinh tiến bộ trong quá trình học tập và rèn luyện.

Tiêu chí 9. Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh: Am hiểu học sinh, tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và hướng nghiệp.

Tiêu chuẩn 4. Năng lực xây dựng, thực hiện môi trường giáo dục dân chủ: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân, xây dựng và phát triển môi trường dân chủ trong nhà trường.

Tiêu chí 10. Năng lực thực hiện quy chế dân chủ: Thực hiện đúng vai trò được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra của giáo viên trong hoạt động của nhà trường.

Tiêu chí 11. Năng lực phát huy quyền dân chủ của học sinh và đồng nghiệp: Tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự sáng tạo.

Tiêu chí 12. Năng lực phát huy quyền dân chủ của cha mẹ học sinh và tổ chức, cá nhân có liên quan: Tạo dựng được môi trường dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác thân thiện với cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tiêu chuẩn 5. Năng lực xây dựng các quan hệ xã hộiSẵn sàng phục vụ, hợp tác và thân thiện với các bên liên quan trong và ngoài nhà trường.

Tiêu chí 13. Năng lực xây dựng mối quan hệ với học sinh: Hợp tác, hỗ trợ học sinh phát triển, thúc đẩy hoạt động giáo dục và đào tạo.

Tiêu chí 14. Năng lực xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ đồng nghiệp và cấp trên, tạo môi trường văn hóa trong trường học.

Tiêu chí 15. Năng lực xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh, tổ chức, cá nhân có liên quan: Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dự thảo nêu rõ, việc đánh giá giáo viên phổ thông theo Chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu: Trung thực, toàn diện, khách quan, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo các mức “Đạt”, “Khá”, “Tốt” và “Không đạt”.

Căn cứ vào kết quả đánh giá từng tiêu chí, giáo viên sẽ được xếp loại đánh giá mức độ “Đạt”, “Khá”, “Tốt” hoặc “Không đạt”.

Theo định kỳ 03 năm/lần nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Video liên quan

Chủ Đề