Cách bảo quản khoai tây lâu hư

Khoai tây rất bổ dưỡng, tuy nhiên khoai tây mọc mầm là một trong những loại thực phẩm cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Làm sao để tích trữ khoai tây số lượng lớn trong nhiều tháng vẫn tươi ngon và an toàn? Bạn hãy áp dụng ngay các mẹo bảo quản khoai tây lâu ngày không mọc mầm, không bị hư hỏng dưới đây nhé.

Chọn lọc khoai tây cẩn thận trước khi bảo quản

Để bảo quản khoai tây lâu ngày, trước hết, bạn cần sàng lọc cẩn thận. Những củ bị rách vỏ, dập nát hoặc có biểu hiện sắp hỏng thì cần bỏ ra để ăn sớm, tránh làm hỏng lan sang các củ khác. Ngoài ra, những củ có màu xanh, hoặc biểu hiện sắp mọc mầm cũng cần loại bỏ ngay.

Trong suốt thời gian bảo quản, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các dấu hiệu hư hỏng. Một củ khoai bị thối sẽ nhanh chóng lan sang các củ khác và có thể  làm hỏng cả một số lượng khoai tây lớn.

Mầm khoai tây ưa sáng, kỵ tối

Điều này có nghĩa là để bảo quản khoai tây lâu ngày không bị mọc mầm, bạn cần nhớ nguyên tắc để khoai tây nơi bóng tối, tránh xa ánh sáng. Bạn có thể để dưới nơi có bóng tối thường xuyên như tầng hầm, gầm tủ bếp… Tuy nhiên lưu ý dù để ở khu vực nào, bạn cũng cần phải đảm bảo khu vực đó thoáng mát. Bởi vì độ ẩm cao cũng là môi trường thích hợp để khoai tây mọc mầm, hoặc hư thối.

Khoai tây càng khô càng tốt

Điều này có nghĩa là bạn không được rửa khoai trước khi bảo quản, bởi rửa nước dễ khiến khoai bị hư thối, hoặc đổ ẩm cao cũng có thể kích thích chúng mọc mầm. Hãy giữ cho khoai tây càng khô càng tốt. Nếu khoai bị bẩn, bạn có thể chờ cho đất khô rồi dùng giấy khô lau nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa khoai tây trước khi đem đi chế biến.

Không để khoai tây trong túi kín

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi bảo quản khoai tây là phải luôn thông thoáng. Do đó, khoai tây rất kỵ để trong túi kín. Loại túi lý tưởng nhất để bảo quản khoai tây là túi lưới. Khi mua trong các siêu thị bạn sẽ dễ dàng thấy khoai tây được đóng trong các túi này. Khi mua về, bạn hãy tận dụng chúng để bảo quản.

Nếu không có túi lưới, bạn có thể để trong cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, hoặc rổ thưa. Khi xếp khoai tây để bảo quản, nên đặt một một tờ báo giữa các lớp khoai, sau đó đậy lại bằng một tờ báo khác.

Không để khoa tây trong tủ lạnh

Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản khoai tây là nhiệt độ mát hoặc lạnh vừa phải [từ 6-15 độ C]. Nếu giữ được trong nhiệt độ từ 6-10 độ C và bảo quản đúng cách, khoai có thể tươi trong vài tháng. Còn ở nhiệt độ 10-15 độ C, chất lượng khoai tây vẫn có thể đảm bảo suốt cả tháng. 

Nhiệt độ trong tủ lạnh thường dưới 5 độ C, vì vậy tủ lạnh là nơi quá lạnh để lưu trữ khoai tây. Nhiệt độ này có thể làm hỏng mùi vị và màu sắc của khoai, khiến chúng mất ngon và mất thẩm mỹ khi nấu.

Lời kết

Trên đây là mẹo bảo quản khoai tây lâu ngày không mọc mầm hay bị hư hỏng. Áp dụng những mẹo này, bạn hoàn toàn có thể lưu trữ khoai trong cả tháng hoặc nhiều tháng vẫn tươi ngon và luôn an toàn bạn nhé.

Nhiệt độ luôn là yếu tố quan trọng trong việc bảo quản rau củ, cũng như là cách bảo quản thực phẩm tại nhà. Với khoai tây, khi được bảo quản ở nhiệt độ từ 6 - 10 độ C, khoai sẽ giữ được độ tươi trong vòng nhiều tháng mà không xuất hiện bất kì biểu hiện hư hại nào như héo vỏ, mọc mầm hay biến đổi màu sắc.

Để thực hiện cách bảo quản khoai tây này, bạn có thể cất khoai vào ngăn mát tủ lạnh hoặc sử dụng tủ mát và điều chỉnh nhiệt độ về khoảng 6 - 10 độ C để kéo dài thời gian sử dụng khoai tây lâu nhất có thể.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết cách bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp giúp duy trì tới 90% hàm lượng vitamin C có trong khoai trong 4 tháng. Trong khi đó, khoai tây được giữ ở nhiệt độ phòng sẽ mất đi 20% vitamin C chỉ sau 1 tháng.

Áp dụng cách bảo quản khoai tây ở nhiệt độ càng thấp không có nghĩa sẽ giữ được khoai càng tươi. Nếu 6 - 10 độ C là khoảng nhiệt lý tưởng giúp khoai tươi lâu, thì nhiệt độ đông lạnh dưới 0 độ C lại khiến khoai tây nhanh hỏng. Tham khảo thêm cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chi tiết.

Bên cạnh đó, nhiệt độ quá thấp cũng làm biến đổi dinh dưỡng của khoai tây với quá trình chuyển hóa tinh bột khoai tây thành đường khử. Loại đường này sẽ tiếp tục chuyển hóa thành acrylamide hàm lượng cao - một chất tăng nguy cơ ung thư - khi được chế biến bằng phương pháp chiên ngập dầu.

Hơn nữa, cách bảo quản khoai tây đông lạnh sẽ làm khoai bị bở và không thể sử dụng được nữa sau khi rã đông, gây lãng phí thực phẩm. Nếu muốn đông lạnh khoai tây, bạn nên làm chín khoai tây trước rồi cất vào ngăn đá hoặc tủ đông và tranh thủ sử dụng trong thời gian ngắn.

Khoai tây vốn được trồng dưới mặt đất nên khi mua về bạn sẽ thấy trên vỏ còn bám một lớp đất mịn. Theo thói quen, nhiều người rửa sạch lớp đất trên khoai rồi mới mang đi cất. Đây là một trong những sai lầm ít ai biết sẽ khiến khoai nhanh hỏng hơn bình thường.

Khi rửa khoai, nước thấm vào khoai sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển phá hủy củ khoai tây bạn cất công tuyển chọn từ cửa hàng. Hãy rửa khoai khi bạn chuẩn bị chế biến chúng!

Nếu bạn nghi ngại khoai tây bị phun thuốc trừ sâu nhiều để hạn chế rầy, bọ thì chuẩn bị ngay dung dịch giấm pha muối để rửa khoai, thay vì chỉ rửa bằng nước thường.

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khoai tây sẽ sản sinh ra diệp lục làm cho phần vỏ bị xanh và độc tố solanine gây hại cho sức khỏe con người. Solanine khi đi vào cơ thể sẽ gây ngộ độc với triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Khi bạn ăn khoai tây mà cảm thấy vị đắng và có cảm giác nóng rát trong miệng thì hãy nhanh chóng bỏ đi vì khoai tây đã bị hỏng.

Để thực hiện cách bảo quản khoai tây không bị xanh, bạn nên cất khoai tây trong túi giấy để hút ẩm và bảo quản ở nơi có ánh sáng hạn chế và thoáng khí. Lưu ý không để khoai tây trong túi zip hay hộp kín vì sẽ cản trở lưu thông khí. Hơi ẩm bên trong củ khoai tây nếu không thể thoát ra ngoài dễ gây ra ẩm mốc và vi khuẩn làm khoai hỏng nhanh hơn.

Nếu không có sẵn túi giấy, bạn cũng có thể tận dụng giấy báo cũ để bọc khoai tây, sau đó cất gọn vào thố lớn không đậy nắp và để ở nơi thoáng mát.

Đa số loại trái cây, rau củ khi chín sẽ sinh ra khí ethylene. Nếu bảo quản khoai tây chung với những loại củ quả này, khí ethylene sẽ làm khoai tây nhanh mọc mầm hơn. Vì vậy, bạn nên tránh lưu trữ khoai tây cùng một chỗ với các loại quả nhanh chín như táo, chuối, hành tây, cà chua để giữ khoai tươi lâu hơn.

Mong rằng với những kinh nghiệm thực hiện cách bảo quản khoai tây Cleanipedia vừa tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn bảo quản lâu dài và chế biến nhiều món ngon với loại củ giàu dinh dưỡng này. Cùng theo dõi Cleanipedia và liên tục cập nhật những mẹo vặt trong cuộc sống thật hữu ích nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề