Hướng dẫn trồng cây thủy canh

Chị em muốn tự tay trồng rau sạch phục vụ cho những bữa ăn của gia đình nhưng diện tích nhà chật hẹp lại không có nhiều thời gian làm đất, chăm cây,... Đây chính là lý do phương pháp trồng rau thủy canh ra đời và đươc nhiều gia đình áp dụng để tự trồng rau sạch trên sân thượng tại nhà, vừa đơn giản, không tốn kém, vừa được coi như một thú tiêu khiển sau giờ làm việc mệt mỏi.

Trồng rau thủy canh là phương pháp được nhiều người lựa chọn trồng tại nhà bởi đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc,...

Trồng rau theo phương pháp thủy canh là gì?

Trồng rau thủy canh là hệ thống trồng rau trong môi trường tăng trưởng không phải là đất tự nhiên. Thay vì dùng đất để trồng cây, tất cả các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước tưới và được cung cấp thường xuyên cho cây trồng.

Thay vì sử dụng đất trồng, trồng rau thủy canh dùng dung dịch dinh dưỡng chuyên dụng nuôi cây phát triển.

Trồng rau với phương pháp thủy canh này chúng ta không cần phải điều chỉnh độ PH do có chất đệm giữ được sự ổn định của axit, cũng không cần đầu tư bộ sục khí vì nước được thông lưu liên tục. Tuy nhiên, vẫn giữ được đủ dinh dưỡng thiết yếu để cây phát triển, lại phù hợp trồng nhiều loại rau khác nhau như xà lách, họ nhà cải, rau muống…

Ưu điểm khi chọn phương pháp thủy canh

Anh Quốc Bảo [39 tuổi – TP. Nha Trang], ông bố Nha Trang nổi tiếng với giàn rau thủy canh đẹp xuất sắc chia sẻ: “So với thổ canh, mô hình thủy canh có rất nhiều ưu điểm như năng suất cao, ít sâu bệnh và đảm bảo sạch theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, do trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể, rau nhanh đến thời điểm thu hoạch, cây xanh tốt và mập mạp. Sau mỗi vụ, tôi không mất thời gian làm đất, diệt cỏ dại,…”

Những ngọn rau xan tươi mơn mởn trồng theo phương pháp thủy canh của gia đình anh Quốc Bảo.

Trồng rau thủy canh quả thực có rất nhiều ưu điểm vượt trội bởi vậy ngày càng được nhiều người áp dụng trồng tại nhà. Bạn không cần phải chuẩn bị đất hay cần đất tốt, cải tạo đất, làm cỏ để trồng rau vì chỉ sử dụng dinh dưỡng hòa tan, nước được sử dụng hiệu quả nhất vì không bị thất thoát như trồng với đất.

Phương pháp này có thể mang lại năng suất cao trên diện tích nhỏ vì trồng rau thủy canh cung cấp môi trường tối ưu cho sự phát triển của rau, loại bỏ các mầm bệnh phát sinh từ đất trồng. Do vậy rau trồng thủy canh có chất lượng cao, khá an toàn và không cần rửa nhiều trước khi ăn.

Để trồng rau thủy canh cần điều kiện gì?

Trồng rau thủy canh không hề khó, tuy nhiên bạn cần lưu ý chuẩn bị những điều kiện sau để có thể tự tạo một mô hình thủy canh hợp lý tại nhà. Trước hết và quan trọng nhất chính là vị trí trồng rau thủy canh, sân thượng có mái che là nơi thích hợp nhất để trồng rau thủy canh, vì rau cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 6-7h mỗi ngày nhưng vẫn cần phải được che mưa tránh làm loãng dung dịch thủy canh.

Để trồng rau thủy canh, bạn cần chọn vị trí có nhiều ánh sáng, tránh mưa, chọn những dụng cụ trồng rau phù hợp.

Bạn có thể trồng rau trong thùng chứa, thùng xốp, hoặc chậu nhựa, chậu inox hay giỏ đựng hoa quả đều được, miễn là chứa được nước không rò rỉ, sâu khoảng trên 15cm. Ngoài ra, việc chọn tìm được dung dịch dinh dưỡng thủy canh chuyên dụng, đảm bảo cũng vô cùng quan trọng, người trồng cũng phải đầu tư chi phí làm giàn trồng và bổ sung dinh dưỡng mỗi tháng.

Hướng dẫn trồng rau thủy canh tại nhà

Chuẩn bị:

+ Vật chứa để trồng rau [45 x 60 x 15 cm]

+ Dung dịch dinh dưỡng [tìm mua tại các cửa hàng giống cây trồng thực vật]

+ Rọ nhựa hoặc cốc nhựa gieo hạt

+ Hạt giống [xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...]

+ Giá thể là hỗn hợp dừa, tro trấu

Cần chuẩn bị những rọ nhựa hoặc cốc nhựa có khoét lỗ thoát nước để gieo hạt giống.

Bước 1: Lót một lớp ni lông đen phủ kín đáy và thành khay nhựa, buộc dây chun, dây vải cho chắc để làm môi trường thủy canh cho rau.

Bước 2: Khoan hoặc khoét các lỗ vừa với cốc nhựa đã chuẩn bị trên nắp thùng xốp, cốc nhựa cũng cần đục vài lỗ nhỏ để thoát nước. Trong lúc đó ngâm hạt giống trong nước ấm vài tiếng.

Bước 3: Trộn hỗn hợp giá thể gồm 1/2 trấu, 1/2 xơ dừa rồi đổ vào cốc đã đục, chị em chỉ đổ đầy 2/3 cốc thôi nhé, sau đó rải hạt giống đã ngâm vào.

Tuyệt đối không để nước mưa vào dung dịch dinh dưỡng, cần đặt cây rau ở nơi có nắng để tạo điều kiện cho cây phát triển.

Bước 4: Pha dung dịch dinh dưỡng loãng ra, lắc thật đều đổ vào thùng xốp [thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn 1 nắp dung dịch – 1 lít nước], sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.

Bước 5: Cuối cùng đặt các cố hạt giống vào từng ô nhỏ trên nắp thùng xốp, đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.

Theo bà Khương, trồng rau thủy canh không tốn nhiều sức chăm sóc, khâu khó nhất là ươm cây con.

Chia sẻ từ bà Nguyễn Thị Bích Khương [sinh năm 1950, phường Bắc Hà, TP. Hà Tĩnh], cụ bà U70 sở hữu mô hình trồng rau thủy canh xanh mướt, đẹp “vạn người mê”, trồng rau thủy canh không tốn nhiều sức chăm sóc, khâu khó nhất là ươm cây con. Nhìn chung, đây là phương pháp trồng rau tại nhà đơn giản, người trồng tuyệt đối không phải nhổ cỏ, tưới nước, tiết kiệm công hơn trồng trên đất thường.

Nay đã có bộ vật tư thủy canh chuyên nghiệp Nay đã có giải pháp đơn giản, dễ dàng hơn cho mọi khách hàng có thể trồng rau thủy canh tại nhà một cách chuyên nghiệp.  Thủy Canh Miền Nam đang là đơn vị uy tín hàng đầu trên khắp cả nước về lĩnh vực cung cấp các bộ mô hình, dụng cụ, vật tư thủy canh hoàn chỉnh. Với bộ vật tư thủy canh chuyên nghiệp, ai cũng có thể trở thành chuyên gia thủy canh ngay tại chính ngôi nhà của mình. 

Lắp đặt đơn giản, tiện lợi, mọi khó khăn trong kỹ thuật sẽ có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm hướng dẫn tận tình cho bạn. Trồng rau thủy canh trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Xem sản phẩm tại://thuycanhmiennam.com/

Bạn đang sở hữu 1 hệ thống trồng rau thủy canh tại nhà, bạn là người mới trồng rau hoặc đang tìm hiểu về mô hình trồng rau hot nhất hiện nay này. Nhìn chung với hệ thống thủy canh thì bạn không cần phải chăm sóc nhiều tuy nhiên hiệu quả mang lại rất cao. Phần lớn nhiều người đều không biết được các bước để có thể tự trồng rau tại nhà mình, vì thế đừng bỏ qua bài viết này. Tôi sẽ tóm gọn hướng dẫn cho các bạn tất tần tật những gì bạn phải làm với giàn rau thủy canh của gia đình mình từ lúc cây con đến lúc cây trưởng thành.

Vườn rau thủy canh ngay tại nhà

1.Điều kiện để có thể lắp giàn thủy canh tại gia đình mình?

Có nhiều câu hỏi là sân thượng nhà tôi hẹp có làm được không, hướng nhà ít nắng có làm được không. Nếu bạn muốn trồng rau thủy canh với quy mô gia đình thôi, thì không gian nhà bạn đáp ứng được các tiêu chí sau, kể cả ban công chung cư, sân thượng, mái hè… đều có thể làm được. Các tiêu chí cơ bản bao gồm:

  • Hướng nhà bạn không phải hướng chính Bắc hoặc chính Nam, tất cả hướng còn lại đều OK [ví dụ Tây Bắc, Đông Bắc….] vì 2 hướng Bắc, Nam rất ít nắng.
  • Nắng chiều ít nhất 4h/ngày. Nắng nhiều hơn không sao, có thể làm thêm mái che
  • Vị trí tiện chăm sóc

Đáp ứng đủ tiêu chí cơ bản này là bạn đã có thể sở hữu 1 giàn thủy canh gia đình rồi!

Hướng nắng và thời gian nắng rất quan trọng với hệ thống thủy canh

2. Ươm cây con trồng rau thủy canh

Khác với mô hình trồng rau truyền thống, trồng rau nuôi cá. Trồng rau thủy canh thì bạn phải ươm cây trước khi đưa lên giàn. Cách ươm cây khá đơn giản. Có 2 cách ươm cây tôi khuyên các bạn nên sử dụng.

Trước tiên, để tăng khả năng nảy mầm cho hạt, bạn nên ngâm hạt với tỷ lệ 2 nóng 3 lạnh trong vòng 4-6 tiếng trước khi đem ươm sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao hơn. Các loại hạt không cần ngâm như: rau cải, rau muống, giống nước ngoài bọc men

Ươm cây con trước khi cho lên giàn

2.1. Ươm cây bằng giá thể đất, xơ dừa

Cách ươm này khá đơn giản và tiết kiệm nhất. Dụng cụ chuẩn bị bao gồm:

  • Khay ươm
  • Hạt giống
  • Đất ươm [có thể mua tại của hàng nông nghiệp]. Hoặc bạn có thể trộn đất với xơ dừa. Các loại giá thể thô nói chung.

Cách thực hiện như sau:

Bạn nén đất thật chặt vào các lỗ ươm rồi sau đó gieo từ 2-3 hạt vào 1 lỗ. Tránh gieo quá nhiều hạt, các hạt sẽ cạnh tranh nhau và khó nảy mầm. Tiếp theo bạn phủ một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt giống. Để khay ươm trong mát, tưới phun sương, tưới nước phun sương hay tưới nước tia nhỏ 2 lần/ngày.

Sau khoảng 1 tuần, cây lên khoảng 2cm bạn có thể cho lên giàn trồng.

Bạn có thể thay khay ươm bằng rọ thủy canh luôn cũng được, cách làm tương tự như trên.

Ươm cây bằng khay ươm

2.2. ươm cây con bằng mút xốp

Cách này thì điểm mạnh là sạch sẽ, không dùng đến đất. Tuy nhiên sẽ tốn 1 ít dinh dưỡng và mút ươm chỉ dùng được 1 lần không tái sử dụng được.

Dụng cụ chuẩn bị:

Mút ươm, khay ươm, hạt giống và dinh dưỡng thủy canh, bút đo dinh dưỡng TDS

Cách thực hiện như sau:

Bạn nhúng ướt mút xốp trong nước, cho từ 2-3 hạt vào lỗ ươm ở giữa mút xốp. Lưu ý cũng không nên cho quá nhiều hạt. Cho mút ươm vào khay ươm, pha dinh dưỡng khoảng 500 ppm. Cách pha dinh dưỡng tôi sẽ hướng dẫn ở phần tiếp theo sau đây. Sau 1 tuần bạn có thể cho mút ươm vào rọ và đặt lên giàn thủy canh.

Mút ươm cây
Mút xốp ươm cây

>>> Xem thêm : dụng cụ ươm cây thủy canh

3. Cách pha dinh dưỡng đúng nồng độ cho từng giai đoạn của cây

Dinh dưỡng thủy canh chuyên dụng có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển vì thế bạn không cần phải thêm bất cứ sản phẩm hỗ trợ nào nữa.

Mỗi loại cây sẽ có mức dinh dưỡng khác nhau, tùy vào thời tiết khí hậu sẽ điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp. Nghe có vẻ phức tạp phải không. Nhưng các bạn đừng lo, cách trên là để áp dụng cho các farm thủy canh lớn, chuyên canh từng loại cây một. Còn với quy mô gia đình, tôi sẽ hướng dẫn bạn pha dinh dưỡng với nồng độ chung nhất mà loại cây đều có thể phát triển được.

  • Trồng thủy canh cần những vật tư nào?

Báo giá lắp đặt hệ thống thủy canh trọn gói

Dinh dưỡng thủy canh

3.1. Cách pha dinh dưỡng thủy canh

Đối với dinh dưỡng thủy canh dạng bột: Với dạng này chúng ta sẽ có 2 phần khác nhau. Tạm gọi là loại A và loại B. Chúng ta có thể hòa tan riêng từng loại thành 2 bình A và B để bảo quản dùng dần. Tuy vậy cần tránh việc để dinh dưỡng đã pha tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đối với dinh dưỡng thủy canh dạng nước: loại này hoàn toàn giống với loại bột và cũng giống nhau từ cách pha và cách bảo quản.

>>> Xem thêm: Mua dinh dưỡng thủy canh ở đâu?

Cách pha như sau:

  1. Cho 2 loại A và B cùng liều lượng vào thùng dinh dưỡng [cho 100ml loại A thì phải cho loại B với liều lượng 100ml tương ứng].
  2. Khuấy đều cho dinh dưỡng tan trong nước.
  3. Dùng bút đo TDS đo nồng độ ppm, nếu phù hợp với nồng độ ppm khuyên dùng cho giai đoạn của cây bạn đang trồng thì dừng lại, nếu chưa đủ thì pha thêm với liều lượng ít hơn.

Lưu ý:

  • Hai loại dinh dưỡng A và B tan hoàn toàn trong nước, nhưng không được để chúng tiếp xúc với nhau ở môi trường bên ngoài sẽ gây phản ứng hóa học -> dinh dưỡng bị hư.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

3.2. Nồng độ dinh dưỡng ppm cho từng giai đoạn của cây

Giai đoạn ươm cây con: dinh dưỡng cần thiết cho hạt nảy mầm khá thấp, chỉ cần khoảng 300 ppm là ok

Giai đoạn cây con: Trong giai đoạn này rau còn non không cần quá nhiều dinh dưỡng, nên duy trì mức dinh dưỡng từ 500 – 800 ppm.

Giai đoạn cây phát triển: sau khi cho cây con lên giàn khoảng 7 – 14 ngày thì rau bắt đầu bước vào giai đoạn rau phát triển mạnh mẽ nên chúng ta cần duy trì mức dinh dưỡng ở mức 800 – 1400 ppm.

Giai đoạn thu hoạch: Ở giai đoạn này rau dù có nhận thêm nhiều dinh dưỡng cũng không thể phát triển thêm nữa. Việc duy trì mức dinh dưỡng cao sẽ gây lãng phí mà không đem lại tác dụng. Chỉ cần duy trì ở mức 800 – 1000 ppm cho đến khi thu hoạch hẳn.

Sử dụng bút đo để kiểm tra nồng độ ppm

Lưu ý:

  • Không được pha dinh dưỡng nhiều quá, cây sẽ bị cháy lá và chết.
  • Nếu lỡ tay pha quá nhiều thì phải bổ sung nước sạch vào để hòa tan.

4. Bao lâu thì thêm nước vào thùng dinh dưỡng?

Ở giai đoạn đầu, cây sẽ hấp thụ ít nước, tuy nhiên ở giai đoạn cây lớn, nó sẽ hút nước rất nhanh và rất hao nước. Bạn phải duy trì lượng nước ở trong thùng là khoảng 2/3 thể tích thùng dinh dưỡng.

Thông thường khi cây lớn, khoảng 3-4 ngày là bạn phải thêm nước 1 lần. Khi thêm nước nhớ pha thêm dinh dưỡng cho vừa đủ.

5. Bao lâu thì thu hoạch được cây?

Chu kỳ của cây khoảng từ 30-45 ngày từ lúc ươm cây. Khi bạn thấy cây đủ lớn, bạn có thể thu hoạch được. Cách thu hoạch là nhấc nguyên rọ chứa cây đó ra say đó cắt cây ăn và rưa sạch rọ.

Đối với các cây như rau muống, rau dền, rau thơm… Bạn tỉa lá, cắt ngang thân với rau muống để ăn, vì những cây này khi cắt hay tỉa lá nó sẽ ra thêm. Bạn làm như vậy 3 lứa rồi cắt bỏ cây để lên cây mới. Vì lúc đấy cây đã già và khả năng đẻ thêm nhánh/lá rất thấp.

Thu hoạch rau

6. Vệ sinh giàn thủy canh sau khi thu hoạch

Sau khi trồng, ống thủy canh sẽ đọng lại đất và rễ cây ở bên dưới. Bạn nên vệ sinh sạch trước khi lên cây con tiếp theo.

6.1. Vệ sinh ống thủy canh

Ống sẽ chứa rất nhiều đất ở bên dưới, bạn nhấc tất cả rọ ra và dùng vòi xịt hết đất ra ngoài. Lưu ý lúc này không để ống thoát nước vào thùng dinh dưỡng mà hãy cho nó chảy ra ngoài. Hạn chế đất vào dùng dinh dưỡng.

Vệ sinh các ống thủy canh để tránh bám đất ở trong ống

6.2. Vệ sinh rọ thủy canh

Sau khi thu hoạch, rễ cây vẫn sẽ bám ở rọ. Việc của bạn là nhấc rọ ra, gỡ bỏ hết rễ cây thừa và rửa sạch với nước. Tiếp đến đặt lên giàn và lên cây con như bình thường. Việc làm như vậy sẽ giúp nấm bệnh bám ở rễ cây cũ không lây sang lứa mới

Đảm bảo rọ phải rửa sạch trước khi lên cây mới

7. Chăm sóc giàn thủy canh hàng ngày

Thật ra hệ thống thủy canh của bạn hoàn toàn tự động hết rồi. Nhiệm vụ của bạn hàng ngày đơn giản lắm:

  • Kểm tra xem máy bơm còn chạy hay không, đề phòng trường hợp máy bơm hỏng cây sẽ bị chết
  • Nếu nắng quá, bạn dùng bình tưới phun sương cho cây từ 2-4 lần ngày
  • Đo xem dinh dưỡng là bao nhiêu, nếu thấp quá thì thêm dinh dưỡng sao cho đủ như tôi hướng dẫn ở trên
  • Xem cây nào được ăn thì thu hoạch vào để phục vụ bữa ăn gia đình.
  • Kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh không để xử lý. Thường hệ thống này sẽ rất khó bị sâu bệnh do lắp ở sân thượng, ban công, không gian thoáng mát sạch sẽ thì sâu bệnh khó phát triển..

8. Vấn đề sau bệnh trên hệ thống thủy canh

Tuy việc trồng rau thủy canh hạn chế được nhiều ở vấn đề sâu bệnh hại hơn là so với trồng rau bằng đất. Tuy nhiên với các hệ thống thủy canh nhỏ thì việc tiếp xúc mầm bệnh từ môi trường xung quanh là hoàn toàn có thể.

Nếu trường hợp rau nhà bạn bị mắc sâu bệnh chúng ta có thể xử lý bằng các chế phẩm sinh học để đảm bảo sức khỏe người dùng. Đừng sử dụng thuốc hóa học sẽ đánh mất đi mục đích trồng rau sạch ban đầu. Bạn có thể dễ dàng mua các chế phầm sinh học đó ở các cửa hàng nông nghiệp.

Chống sâu bệnh tốt cây sẽ lên đều đẹp

9.1. Rau trồng mãi không lớn:

Có khá nhiều nguyên nhân khiến dẫn đến tình trạng này. Nhưng 2 nguyên nhân lớn nhất có thể kể đến là thiếu nắng và nồng độ dinh dưỡng không thích hợp. Hãy kiểm tra lại không gian của hệ thống xem có bị che khuất nắng bởi các tác nhân bên ngoài không. Nếu không thể xử lý bằng cách dọn dẹp thì bắt buộc chúng ta phải dùng đến ánh sáng nhân tạo bổ sung. Đó là dùng đèn led trồng cây.
Ngoài ra nên kiểm tra lại nồng độ dinh dưỡng xem đã đủ chưa. Nếu chưa thì cần pha lại như cách trên.

Nếu thời tiết quá nóng, các bạn nên tưới phun sương cho cây

9.2. Rau lúc nhỏ thường cháy lá và dính vào thành ống thủy canh

Đây là hiện tượng khá phổ biến, bởi khí hậu nước ta vào mùa nóng thì nắng sẽ tương đối là gắt khiến cả hệ thống bị nóng. Cây con tiếp xúc trực tiếp vào thành ống lúc đang nắng sẽ vì dẫn nhiệt mà làm thiếu lá.

Với các dạng mô hình nhỏ của hộ gia đình thì thường sẽ không có hệ thống làm mát như phun sương. Để khắc phục điểm này thì cách hiệu quả nhất là dùng lưới cắt nắng 50%. Còn đối với các hệ thống có quy mô tương đối lớn chúng ta nên đầu tư thêm hệ thống làm mát như phun sương để có thể giảm nhiệt xuống.

Hệ thống thủy canh gia đình

9.3. Rau lớn nhưng vẫn Xoắn lá, cháy lá:

Thường thì trường hợp này cũng bị gây ra bởi tác nhân là ánh nắng mặt trời. Nhưng có 1 trường hợp khá phổ biến khác là ở nồng độ dinh dưỡng. Với rau ăn lá, nếu nồng độ dinh dưỡng vượt mức 2000 pmm thì sẽ làm cây bị ngộ độc dẫn đến xoắn lá, cháy bìa lá. Hãy kiểm tra nồng độ dinh dưỡng xem đã vượt mức cho phép chưa để từ đó điều chình lại phù hợp.

9.4. Cây bị nhiễm nấm chết hàng loạt:

Môi trường xung quanh mang mầm bệnh [ví dụ trồng gần chuồng gà] có thể nhiễm bệnh sang rau theo môi trường đất, gió. Để xử lý trường hợp này, hãy dừng hệ thống 1 tuần, khử trùng môi trường đất xung quanh bằng vôi sống và cả hệ thống. Tiến hành cách ly mầm bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của tôi về cách trồng rau thủy canh. Chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề