Cách chấm điểm đề 3 lên dốc trong bài thi

Khi thực hiện bài thi sát hạch B2, thí sinh sẽ thực hiện phần thi đề ba lên dốc, đây là bài thi được đánh giá là khá khó khăn đối với tài mới. Bạn đừng lo lắng, dưới đây sẽ là một số mẹo đề pa lên dốc B2 sẽ giúp bạn tự tin hơn khi cầm vô lăng.

Đề ba là gì? 

Thuật ngữ “đề pa” bắt nguồn từ “depart” trong tiếng Anh mang nghĩa là khởi hành. Trong bài thi sa hình sát hạch lái xe, đề pa lên dốc B2 được gọi là nội dung dừng xe và khởi hành lên dốc. Vì là thi trong sa hình và chấm điểm bằng máy, nên trước hết bạn cần nắm rõ một số yêu cầu của phần thi:

  • Xe lên dốc, dừng đúng vạch [không có bài dừng xe khi xuống dốc].
  • Tiếp tục bò qua dốc trong thời gian cho phép [30 giây].

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn tra cứu phạt nguội lỗi vi phạm giao thông mới nhất 2020.

Đề ba lên dốc là một trong những phần thi khó nhằn nhất khi thi sát hạch lái xe ô tô, đặc biệt với xe số sàn. Đây là một phần thi khó nhưng hoàn toàn có thể vượt qua nếu chúng ta luyện tập đúng cách.

Với xe sử dụng số tự động thì việc đề ba lên dốc sẽ dễ hơn so với số sàn, chưa kể đến xe có hỗ trợ công nghệ khởi hành ngang dốc thì khái niệm đề pa lên dốc bị lãng quên cũng là dễ hiểu.

Còn với nhiều người thì đề ba lên dốc xe số sàn lại là việc không đơn giản bởi nếu không xử lý đúng thì xe sẽ bị trôi, gây ảnh hưởng cho các phương tiện phía sau, thậm chí gây tai nạn.

Xem thêm bài viết: Những biển số xe xấu nhất quả đất mà ai cũng muốn tránh.

Kinh nghiệm đề ba lên dốc cho tài mới

Dưới đây là 4 kinh nghiệm cơ bản về cách đề pa ngang dốc mà các lái xe mới lái nên ghi nhớ để vận hành chiếc xe một cách hiệu quả hơn:

Sử dụng phanh tay

Sử dụng phanh tay [hay phanh khẩn cấp – emergency brake] là cách đề pa xe ô tô an toàn và hiệu quả nhất dành cho lái xe, đặc biệt lái mới khi cần đề-pa xe ngang dốc. Cách thực hiện như sau:

Sau khi xe đã dừng trên dốc, lái xe kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, lái xe có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên.

Khi cần di chuyển trở lại từ vị trí đứng yên trên dốc, lái xe cắt côn vào số và thực hiện nhả côn, đạp mớm ga như khởi động bình thường trên đường bằng, lúc này phanh tay vẫn chưa hạ nên xe chắc chắn không bị trôi.

Tiếp tục nhả côn từ từ đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên [báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau] thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể mớm nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển.

Sử dụng côn, ga và phanh chân

Đây là cách mạo hiểm hơn của những người có kinh nghiệm lái xe thường dùng trong thực tế là không dùng đến phanh tay. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng với những trường hợp dừng trong thời gian ngắn chứ không nên dùng trong trường hợp đỗ hay dừng lâu.

Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên.

Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc.

Khi mới tập, chắc chắn sẽ không tránh khỏi vài lần chết máy. Đó là điều bình thường, và chúng ta chỉ cần luyện nhiều lần sẽ tự rút ra kinh nghiệm để tránh phạm vào những lỗi nặng như: dừng quá vạch, chết máy, xe trôi dốc. Tùy theo tay lái và kinh nghiệm lái cũng như hoàn cảnh gặp phải trên đoạn đường dốc, hãy luyện tập 2 cách đề pa này để điều khiển chiếc xe một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Sử dụng kết hợp mũi và gót chân phải

Đây là cách đề ba lên dốc không thường dùng vì tùy thiết kế từng xe, độ dài bàn chân của mỗi người mà có thể áp dụng hay không. Theo đó, khi chân trái đang cắt côn, mũi chân phải đạp phanh đồng thời xoay ngang để đạp nhẹ ga bằng gót chân phải. Khi đã đủ ga có thể nhả chân côn và phanh để xe từ từ di chuyển. Cách này thường sẽ không phù hợp với phụ nữ vì sức ở bàn chân yếu và phụ nữ thường mang giày cao gót.

Xem thêm bài viết: Tham khảo kinh nghiệm đề ba xe ô tô số sàn siêu dễ cho người mới.

Vê côn đứng dốc

Vê côn đứng dốc chỉ áp dụng khi dừng xe trên dốc trong thời gian ngắn, không nên dùng khi xe phải đỗ hoặc dừng lâu. Ở kĩ thuật này, bạn cần kết hợp ra côn vừa phải đồng thời mớm ga vừa đủ để xe có đủ lực kéo khiến không trôi xe và xe không bị tiến về trước.

Cách làm này có thể gây mòn côn nhanh bởi ma sát sinh nhiệt lớn nếu dùng lâu ngày. Tuy vậy, vê côn lại rất hữu ích khi bạn phải nhích từng chút một trên đường dốc, thời gian dừng không đủ lâu để kéo phanh tay.

Nguồn: Tổng hợp

Chợ Xe – kênh truyền thông, mua bán ô tô cũ, mới tốt nhất với uy tín hàng đầu, thủ tục mua bán trao đổi nhanh chóng và hiệu quả. 

Chợ Xe blog sẽ thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về thị trường ô tô cũng như những thông tin bổ ích cho quý độc giả.

Xem thêm bài viết: Các loại giấy tờ xe bắt buộc khi tham gia giao thông xe máy, xe ô tô.

Liên hệ mua bán xe ô tô cũ giá tốt 0934161616

Mời quý đọc giả LIKE và FOLLOW trang facebook Chợ xe để cập nhật được những thông tin mới nhất.

Để theo dõi những video đánh giá mới nhất và thông tin hay về ô tô xin mời quý đọc giả SUBCRIBE kênh Youtube Ô tô Sài Gòn để giao lưu chia sẻ cùng anh em yêu xe trên toàn quốc.

Click to rate this post!

Comments

comments

Powered by Facebook Comments

Video liên quan

Chủ Đề