Cách chăm sóc cây cảnh mới trong

Sau một thời gian, chậu sẽ không đáp ứng được sự phát triển của cây. Bạn nên thay chậu khi thấy rễ của cảnh dày đặc, cuộn xoắn lại thành một khối, chiếm hết thể tích của chậu.

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Cây cảnh cần phải thay chậu vì thiếu đất và dinh dưỡng

2. Thay đất thay chậu cây cảnh

2.1. Đất trồng cây cảnh

Độ xốp, chất lượng dinh dưỡng và sự chăm sóc đất là những yếu tố xác định sức khỏe và dáng vẻ của cây dáng thế - Bonsai. Đất lý tưởng cho cây dáng thế Bonsai phải là đất thịt nhẹ, xốp, dễ thoát nước, ít vôi. Hiện nay đất dành cho cây dáng thế thường là:

- Đất thịt: Với những hạt đất thô, cứng. Khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt, dùng làm đất để trồng cây cảnh.

- Đất sét pha cát: Tương tự như đất thịt, nhưng có chứa sét với những hạt đất cứng. Đất này thường được trộn với đất thịt để trồng các cây dáng thế Bonsai không thay lá.

- Đất thịt đen: Màu nâu đen với những hạt đất cứng. Pha trộn với đất thịt đỏ để làm đất trồng cây cảnh.

- Đất sét nhẹ pha cát: màu vàng nhạt, biến thành màu vàng khi ẩm ướt. Có thể giữ ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt.

- Đất dành cho cây cảnh, cây dáng thế: Đây là loại đất được các nhà máy sản xuất để chuyên phục vụ cho việc trồng cây cảnh, cây dáng thế Bonsai.

Loại đất thích hợp nhất cho cây dáng thế là lấy chính loại đất mà cây cảnh sống trên đó.

Xử lý đất trước khi trồng cây cảnh

Sau khi chọn được đất, chúng ta tiến hành xử lý đất và tạo ra đất trồng cây cảnh. Việc tao ra theo các bước sau:

- Xử lý đất: Phơi đất 5 - 7 ngày hoặc dùng thuốc Viben C phun đều lên đất và ủ lại để diệt nấm bệnh. Sau bước này có 2 cách tạo đất trồng cây cảnh:

  • Cách 1: Sàng lọc đất: Dùng sàng hay rây sàng đất để phân thành các dạng hạt đất có kích thước khác nhau.

Trồng cây: đặt cây vào chậu, xếp đất thành các lớp theo nguyên tắc dạng hạt to xuống dưới đáy chậu và kích thước hạt nhỏ dần lên trên.

  • Cách 2: Để nguyên đất không sàng và tiến hành phối trộn tạo nên đất trồng phù hợp cho cây cảnh.

Trộn đất: Đất lý tưởng cho cây mọc phải là đất tơi xốp thoáng khí đồng thời thoát nước và giữ ẩm tốt.

Chuẩn bị đất trồng cây cảnh

2.2. Thay chậu trồng cây cảnh

- Chậu trồng cây có 2 vai trò: Chứa chất trồng để đảm bảo cho cây sinh trưởng - Tăng mỹ thuật của cây cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng.

Trong thời gian ươm cây thì có thể chọn chậu bất kỳ, sao có đủ đất và chất dinh dưỡng để cho cây sống, phát triển đạt yêu cầu. Khi cây đã tương đối ổn định nhất là được tạo hình thì nên chọn chậu phù hợp.

- Các kiểu chậu trồng cây cảnh

Ngày nay kiểu chậu, ang, bể trồng cây rất phong phú, bao gồm nhiều kiểu Á, Âu, trò, vuông, lục lăng, chữ nhật với đủ các kích cỡ to, nhỏ, nông sâu khác nhau. Chất liệu làm chậu bao gồm: sành, sứ, gốm, xi măng, đá, nhựa…Chất men chậu rất nhiều mầu được phân chia làm 3 loại chủ yếu như:

+ Men sáng: Trắng, xanh ngọc, đông thanh

+ Men lạnh: các loại men xanh

+ Men nóng: Tím, nâu, da chu, da lê, trứng ếch…

Các loại chậu trồng cây cảnh

- Nguyên tắc chọn chậu trồng cây cảnh

+ Dựa vào mầu men: Men chậu coi như mầu nền để làm nổi bật màu của hoa, quả đối vói cây chơi hoa, quả là chính, hoặc mầu lá đối với cây chơi lá là chính.

Không dùng chậu có mầu men có mầu của hoa hay quả.

Đối với hoa trắng vàng: Dùng chậu tím, nâu hay da chu.

Đối với hoa đỏ, tím: dùng chậu men trắng, xanh ngọc, đông thanh. 

Đối với da mầu của lá cũng tương tự như vậy.

+ Dựa vào độ cao của thân cây: Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp. Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mỏng với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây.

Chọn chậu cảnh theo cây

Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nặng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ rễ tôm phát triển phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vài lần như vậy, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu.

Cần chú ý không để các đầu rễ to cao hơn thành chậu vì sau khi đất trôi đi đầu rẽ sẽ trơ ra và rễ bị bỏ rễ. Trồng trên chậu mỏng rất đẹp nhưng phải thay đất hàng năm, đất trồng cần trộn đủ các chất dinh dưỡng để cho cây sinh trưởng, ra hoa kết quả, qua cây cảnh nước ngoài ta thấy cây có bộ gốc rễ rất to nhưng lại được trồng trên bể mỏng rất ít đất trồng, vậy mà hoa vẫn nở rực rỡ trông thật hấp dẫn.

- Nơi đặt chậu cây cảnh

Nơi đặt chậu cảnh cần đặc biệt chú ý đến điều kiện ánh sáng, thông gió, không khi trong lành và cần chú ý đến sương đêm nếu có.

Ánh sáng lá yêu cầu tất yếu để cây tiến hành quang hợp. Tuỳ loài cây khác nhau mà yêu cầu ánh sáng khác nhau, cây trong chậu cần có tối thiểu 5 giờ chiếu sáng trở lên, tốt nhất là ánh sáng ban mai ôn hoà, tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa, mỗi tuần cây thay đổi phương hướng che bóng.

Ngoài ánh sáng ra cần có thông gió tốt, quan tâm đến thay đổi nhiệt độ các mùa, giữ cây cần ánh sáng cả ngày và nửa ngày. Nhiệt độ giới hạn sinh lý của cây sẽ làm giảm tác dụng quang hợp, ảnh hưởng khả năng hút thức ăn của rễ, lá cây có thể bị khô héo. Nếu ánh sáng không đầy đủ để dẫn đến cây sẽ mọc vóng vượt, sức sống yếu.

Nói chung, giá để cây cao khoảng trên dưới 60cm thì dễ chăm sóc, quản lý cũng thuận tiện cho việc quan sát, thưởng thức; không nên trực tiếp đặt trên mặt đất để tránh kiến, giun qua lỗ chậu chui lên và tránh rễ cây chui qua lỗ chậu xuống đất làm cho cơ năng của rễ giảm sút, tán cây sẽ mọc lộn xộn; cũng không nên đặt trực tiếp lên mái nhà xi măng trong mùa hè, cây sinh trưởng yếu.

Khi đã có chậu và đất sẵn sàng, chúng ta tiến hành bắt đầu công việc thay chậu cho cây. Ngoài ra bạn phải có một bình xịt nước bằng tay để giữ ẩm cho rễ khi làm việc.

Dùng kéo cắt bớt rễ lớn cách gốc khoảng cách vừa phải. Điều này thúc đẩy rễ tăng trưởng tốt hơn và dễ hấp thu hơn. Cắt bớt để phần rễ còn lại vừa vặn thoải mái trong chậu xung quanh sạch gọn chuẩn bị cho sự tăng trưởng mới. Cho đất mới vào chậu và đặt cây ngay ngắn vào vị trí trồng. Cuối cùng, tưới đủ nước để cho đất trong chậu được ẩm đều. Giữ cho cây tránh sương gió cho đến khi nó có thể tự tái sinh và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Không bón phân cho chúng khoảng 3 tuần. Kiểm tra thường xuyên không để đất khô, nhưng điều quan trong nhất là bạn không tưới quá nhiều nước trong giai đoạn chủ yếu này.

Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

- Trồng cây cảnh, hoa cảnh vào chậu mới

Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương [lán, hiên] hàng năm rồi càng tốt. Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu.

Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được.

Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày.

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh - Bộ NN&PT NT

Trồng cây xanh trong nhà có thể góp phần nào loại bỏ được những khí độc hại, lọc bớt bụi mịn trong không khí. Một số cây cảnh có cơ chế sinh học ngược hấp thụ cacbonic và cung cấp oxy cả ngày lẫn đêm cho con người, cải thiện giấc ngủ cho chúng ta.

Cây cảnh đặt trong nhà sẽ có cách chăm sóc khác với cây cảnh đặt ngoài trời hay trồng trong đất vườn. Bởi các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm sẽ khác nhau, vì vậy việc chăm sóc cây cảnh trong nhà cũng sẽ cầu kỳ hơn. Nhiều người rất thích trồng cây trong nhà nhưng thường không hiểu lý do vì sao cây chậm phát triển, thậm chí là héo và chết dần. Chỉ cần bạn để ý và biết một số cách chăm sóc cơ bản thì cây cối trong nhà sẽ luôn xanh mát và phát triển mạnh mẽ.

Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây phát triển

Để chăm sóc cây cảnh trong nhà, yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý đó là phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Có những loại cây cảnh chịu được ánh sáng thấp, nhưng có những cây cần ánh sáng tự nhiên mới phát triển được.

Nếu đặt cây ở phòng khách, bạn nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 - 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng hoặc cho cây phơi nắng 2 - 3 giờ mỗi tuần để cây phát triển tự nhiên.

Để chăm sóc cây cảnh trong nhà, yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý đó là ánh sáng.

Cây sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu chúng cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào. Để cây cảnh luôn xanh tốt, bạn có thể dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày [day - light]. Ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp được như môi trường bên ngoài. Tuy nhiên nếu tận dụng được ánh sáng tự nhiên sẽ tốt hơn so với ánh sáng nhân tạo, cây quang hợp tốt, lá xanh và sinh trưởng khỏe mạnh.

Cung cấp vừa đủ lượng nước cho cây cảnh trong nhà

Nước cũng là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Nhưng đối với cây cảnh, bạn cần cung cấp cho nó một lượng nước phù hợp tùy theo từng loại cây. Là loài chịu hạn hay cần cung cấp nước thường xuyên. Nhưng nên chú ý sử dụng nước sạch ở nhiệt độ thường.

Bạn có thể kiểm tra độ ẩm của đất khi quan sát hoặc ấn nhẹ tay vào bề mặt của nó. Tưới quá nhiều, không cần thiết khiến cây bị thối rữa. Ngược lại, nếu thiếu nước, nó sẽ ngả sang màu nâu và khô héo.

Thông thường với cây trồng trong nhà không nên tưới quá nhiều nước.

Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì hãy tưới nước. Mùa hè có thể phun 2 lần/ngày, mùa đông thì 1 lần/ngày để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Những loại cây trồng trong nhà có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt. Bạn nên dùng bình phun nước để phun cho cây.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng trong nhà

Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Khoảng nửa tháng bón 5% phân tổng hợp cho cây một lần. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.

Cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây.

Nếu bạn bón quá nhiều phân, cây nhanh phát triển, làm mất dáng và phá thế, thậm chí còn làm chết cây. Nếu bón quá ít sẽ dẫn đến cây thiếu dưỡng chất, khó phát triển và làm chết cành.

Phòng bệnh cho cây

Cây trồng trong nhà không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Bạn có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu.

Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn.

Nếu cây có biểu hiện của sâu bệnh như phấn trắng, bạn nên dùng cồn để lau sạch lá và gốc sau đó mới sử dụng các loại thuốc hữu cơ để trừ sâu bệnh. Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Chăm sóc cây vàng úa

Nếu cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá... bạn không nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gây ảnh hưởng bất lợi đến cành, lá và có thể làm chết cây. Hãy đặt cây ở những nơi thoáng mát, trong lành và tránh gió mạnh.

Bạn cần có những biện pháp chăm sóc kịp thời để giúp cây hồi phục lại sức sống. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Khi chăm sóc cây trồng trong nhà cần lưu ý cắt tỉa cây thường xuyên.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng. Lúc này, các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.

Bạn chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 - 3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Trồng lại cây hàng năm

Trồng lại cây hàng năm cũng là cách chăm sóc cây cảnh trong nhà mà bạn nên lưu ý. Cây được trồng lại bởi cây đã quá to so với chậu, bạn nên trồng lại cây ít nhất 1 lần/năm. Thời điểm thích hợp để trồng lại cây đó là màu xuân hay đầu hè, lúc đó thời tiết thuận lợi.

Trồng lại cây hàng năm cũng là cách chăm sóc cây cảnh trong nhà mà bạn nên lưu ý.

Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu. Mỗi loại cây phù hợp với từng loại đất khác nhau, vì vậy bạn nên lưu ý tìm hiểu trước khi sang chậu cho cây.

Video liên quan

Chủ Đề