Cách chăm sóc cây mít dạng mang trái

#1 [Cây Mít] Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Bằng Phân Bón Hữu Cơ Giúp Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây mít là loại cây có giá trị kinh tế cao thuộc nhóm cây ăn quả với kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản. Chính vì thế, ở nước ta mít được trồng rất phổ biến. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít bằng phân bón hữu cơ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung bài viết

  • 1. Điều kiện sinh trưởng của cây Mít
  • 2. Giống mít và thời vụ trồng, mật độ trồng
  • 3. Làm cỏ, tỉa cành, tạo tán cho cây Mít
  • 4. Một số loại sâu bệnh hại trên cây Mít
  • 5. Kỹ thuật bón phân gà hữu cơ Nhật cho cây Mít
[]

1. Điều kiện sinh trưởng của cây Mít

Cây mít phù hợp phát triển ở khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung bình khoảng 21 300C. Cây mít thuộc họ thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu xuống đất nên cây có khả năng chịu hạn cao [khoảng từ 2 4 tháng].

Đất trồng mít rất đa dạng, bà con có thể trồng ở đất đỏ bazan, đất xám hay đất đồi núi đều được. Đất cần có khả năng thoát nước tốt vì cây mít không chịu được ngập úng, nếu trồng những nơi đất thấp trũng thì bà con cần lên liếp.

2. Giống mít và thời vụ trồng, mật độ trồng

2.1. Giống Mít

Hiện nay giống mít ở trên thị trường rất đa dạng, mỗi giống mít đều có những ưu và nhược điểm riêng. Có thể kể đến một số giống mít phổ biến: Mít Thái, mít Mật, mít Tố Nữ, mít Nghệ, mít không hạt, mít ruột đỏ, mít Viên linh.

Ví dụ đối với giống mít Thái có ưu điểm: Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên giống mít này lại không chịu được ngập úng.

Với giống mít nghệ thì có khả năng chịu hạn cao, trái to, múi thơm, ngon, giòn, ngọt, ngoài ra còn dùng lấy gỗ, dễ trồng

2.2. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng mít thường vào mùa mưa [tháng 5 7 dương lịch ở miền Nam hoặc tháng 3 4 ở miền Bắc], thời điểm này cây dễ phát triển và tỉ lệ sống của cây cao.

2.3. Mật độ trồng

Đối với cây mít bà con có thể chọn trồng thưa hoặc trồng dày đều được. Nếu trồng thưa bà con có thể trồng khoảng 200 210 cây /ha [hàng cách hàng 7m cây cách cây 6m]. Còn nếu trồng dày thì bà con có thể trồng khoảng 290 300 cây/ha [Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m]. Đối với phương pháp trồng dày bà con cần phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán để đảm bảo vườn thông thoáng từ đó tăng năng suất vườn mít.

Phân Bón Hữu Cơ Giúp Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Cây Mít

3. Làm cỏ, tỉa cành, tạo tán cho cây Mít

3.1. Làm cỏ

Cây mít có rễ mọc nổi, nên khi làm cỏ bà con cần chú ý không cuốc quá sát với gốc cây, điều này sẽ khiến rễ cây bị tổn thương. Nên những gốc cây có cỏ mọc sát trong gốc cây thì bà con nên nhổ thủ công tránh làm tổn hại bộ rễ. Ở trong giai đoạn cây đang nuôi trái thì bà con hạn chế tác động gây tổn thương rễ cây khiến chất lượng trái giảm, trái kém phát triển.

3.2.Tỉa cành, tạo tán

Khi cây mít phát triển hơn 1m thì bà con bắt đầu tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây. Khi cây đang ở thời kỳ kiến thiết bà con có thể tỉa cành từ 2 đến 3 lần/năm. Đối với cây trong thời kỳ kinh doanh sau khi thu hoạch xong thì bà con tỉa cành 1 năm tỉa 1 lần.

4. Một số loại sâu bệnh hại trên cây Mít

Cây mít có giá trị kinh tế cao, chính vì thế bà con cần chú ý phát hiện sớm sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất, chất lượng mít. Bà con cần lưu ý một số sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây mít:

4.1. Ruồi đục trái và bệnh thối trái

Ruồi đục trái thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, ruồi thường hoạt động vào ban ngày, những con ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng. Trứng ruồi phát triển thành ấu trùng dòi, sống và gây hại ở bên trong thịt trái. Ruồi gây hại suốt thời kỳ cây mang trái, nhưng chủ yếu là thời kỳ trái non và thời kỳ trái bắt đầu chín.Ruồi đục trái là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối trái trên cây mít.

Dấu hiệu để bà con có thể nhận biết được trái mít bị ruồi đục trái tấn công là ở trên vỏ trái thường có những đốm nhỏ màu nâu có nhựa đục chảy ra, tại những vết bệnh thường bị mềm nhũn.

4.2. Sâu đục thân, đục cành

Sâu gây hại hầu như quanh năm và ở mọi giai đoạn phát triển của cây mít. Sâu đục cành gây hại bằng cách các con sâu xén tóc đuôi xám đẻ trứng lên thân, cành của của cây mít, sau đó chui vào thân cây để gây hại. Đặc biệt vào tháng 4 tháng 5, đầu tháng 6, bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu sẽn tóc để tiêu diệt, vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến cây bị đục cành, đục thân.

Dấu hiệu nhận biết cây bị sâu tấn công là ở trên cây có những lỗ nhỏ thấy có mùn gỗ đẩy ra. Sâu gây hại nếu không phát hiện sớm sẽ khiến cây chết, khô cành, gãy cành trên cây mít.

Phân gà hữu cơ hạn chế sâu bệnh trên cây Mít

Xem Thêm: Phân gà hữu cơ Nhật - Dạng Viên Nén - Bao Jumbo _ Giúp Tiết Kiệm Chi Phí Cho Bà Con Nông Dân

5. Kỹ thuật bón phân gà hữu cơ Nhật cho cây Mít

Phân gà hữu cơ Nhật là sản phẩm phân gà hữu cơ 100% được sản xuất từ Nhật Bản và được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam dưới dạng viên nén tan chậm giúp bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng một cách từ từ. Đặc biệt đây là dòng phân gà đã qua xử lý kỹ nên sẽ không gây nóng cho cây và giúp giữ dinh dưỡng được lâu hơn, ít bị rửa trôi chất dinh dưỡng.

Phân gà hữu cơ Nhật không có mùi hôi kéo dài như các loại phân gà khác, lúc mở bao ra chỉ có mùi hơi nồng nhẹ đặc trưng của phân gà. Tuy nhiên sau khi bón xong thì không còn mùi gì nữa, chỉ còn mùi đất bình thường.Bà con có thể dùng túi lưới để cho phân gà vào bón cây lâu dài, có thể sử dụng cho các loại cây trồng như rau sạch, cây ăn quả, cho các loại hoa

Phân gà nhập khẩu 100% Nhật Bản

Đối với cây mít, quy trình bón phân gà hữu cơ cụ thể như sau:

+ Bón lót:

Sau khi đào hố [ kích thước hố 80 80 80 ] bà con sử dụng 8 12kg phân hữu cơ để bón lót đồng thời tủ rơm và tưới nước giữ ẩm. Sau khoảng 20 25 ngày thì bà con mới bắt đầu xuống giống.

+ Bón thúc:

Tùy theo tình trạng dinh dưỡng của đất và sự phát triển của cây bà con có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Trong năm đầu tiên bà con bón 4kg phân gà hữu cơ/gốc chia làm 4 lần bón.

Khi cây mít sang tuổi thứ 2, bà con tăng lượng bón trên mỗi cây. Bà con bón 6kg phân gà hữu cơ /gốc chia làm 4 lần bón. Khi bón phân bà con cần bón quanh tán cây, bà con đào rãnh sâu khoảng 30cm, rộng 35cm sau khi bón cần tiến hành tưới nước giữ ẩm.

Xem Ngay: Bảng Giá Phân Hữu Cơ Tại Đắc Việt

Với những thông tin chi tiết trên đây về sản phẩm phân gà hữu cơ Nhật Bản và hiệu quả mà loại phân này mang lại cho cây mít, CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT hy vọng rằng sẽ giúp người trồng trọt hiểu thêm về sản phẩm này và lựa chọn sử dụng chúng nhằm tăng năng suất cho cây trồng.

Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm phân gà hữu cơ Nhật Bản, bạn có thể liên hệ số Hotline/Zalo:09.6869.4544 hoặc tìm hiểu trên Website: phanhuuconhat.com của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

----------------------------------------------

CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT

Phân Hữu Cơ Nhật Bản 100% Nhập Khẩu

KHÔNG PHA TRỘN - KHÔNG TRUNG GIAN

Call/Zalo: 09.6869.4544

Địa chỉ: 60 Vũ Tông Phan, P. An Phú, Quận 2

Website: www.phanhuuconhat.com

️ Fanpage: www.facebook.com/phanhuuconhat


Video liên quan

Chủ Đề