Cách chăm sóc heo con sau cai sữa

Trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo để chúng nhanh tăng trưởng và khỏe mạnh rất quan trọng. Trong đó, đối với heo con thì việc chăm sóc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng chăm heo của người chăn nuôi đã hoạt động nhiều năm. Do đó, mà hôm nay chúng tôi muốn chia sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo con sau cai sữa mau lớn cho những ai đang trong giai đoạn nuôi heo con.

  • Thức ăn cho heo con sau cai sữa mau lớn

Heo con sau một tháng kể từ khi sinh ra là có thể cai sữa, heo trong thời gian này đã đạt tầm 5kg. Lúc này để chăm sóc heo con sau cai sữa, thì bạn cần nắm rõ thành phần dinh dưỡng mà chúng cần hấp thụ là 20% protein thô, 0.9% canxi, 0.45% photpho, 0.5% methionine, 4% chất béo, 5% chất xơ, 0.5% muối.

Chăm sóc heo con sau cai sữa cần tăng dần từ 50 – 100gr theo thời gian và mức độ tăng trưởng của heo. Với heo 5 tuần tuổi thì sẽ được ăn 500gr thức ăn trong một ngày và tương tự với heo 6 tuần tuổi là 350gr và 7 tuần tuổi là 450gr.

Chăm sóc heo con sau cai sữa

Khi bạn chăm sóc heo con sau cai sữa nên chia thành 3 – 4 bữa ăn trong một ngày, nước uống luôn đầy máng cho heo. Khung giờ cho heo ăn là 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 17 giờ chiều và 22 giờ chiều. Bạn chú ý vì là heo con nên cần loại thức ăn dễ tiêu hóa [như: cám gạo, cám ngô, bột đậu tương,…] và tránh các loại thức ăn ôi thiu. Ngoài ra, cần bổ sung dây làn, lá chuối, cây chuối trong các bữa ăn của chúng.

Heo con cần được cung cấp vòi uống và máng nước tự do. Vòi nên cách sàn 25cm, máng uống cũng đặt cao hơn sàn để giữ vệ sinh nguồn nước. Máng cho heo ăn thì sử dụng máng ngang hoặc máng dài từ 1.4m và rộng 15cm, chiều sâu 20 – 25cm.

Khi chăm sóc heo con sau cai sữa, nhiệt độ mát mẻ cho chúng là từ 25 – 28 độ C, độ ẩm là 65 – 70%. Bạn chú ý nhiệt độ giữa ngày và đêm ko chênh quá 5 độ C.

Ngoài ra, bạn cần phân đàn cho heo từ 15 – 20 con có kích thước và sức khỏe đồng đều nhau trong một chuồng. Khi heo bị bệnh thì cách ly chúng từ 5 – 7 ngày. Vệ sinh chuồng trại cho heo con thường xuyên. Tiến hành tiêm vaccine dịch tả cho heo 35 ngày tuổi, vacxin tụ dấu cho heo 55 – 60 ngày tuổi, vaccine lở mồm long móng cho heo 60 – 70 ngày tuổi và tẩy giun sán định kỳ cho heo.

Chăm sóc heo con sau cai sữa nhanh lớn và khỏe mạnh

Nếu bạn quan tâm đến chăm sóc heo con sau cai sữa, thì có thể tham khảo và liên hệ nhanh tại //nongnghiepgiatot.com/.

Đây là giai đoạn nuôi lợn hiệu quả, lợn có khả năng tăng trọng nhanh và tích lũy nạc tốt nhất chính vì thế chế độ dinh dưỡng và chỗ ở cho lợn con cần hợp lý để tránh các dịch bệnh ở lợn:

Chuẩn bị chuồng cho lợn con:

lợn con cần bố trí nuôi trong cùng một ô chuồng cần tương đương về độ tuổi và khối lượng để đảm bảo đàn lợn phát triển đều nhau. chuồng nuôi cần đảm bảo diện tích 0,4-0,45 m2/con. Mật độ khuyến cáo nên nuôi từ 10-25 con/1 ô chuồng, mật độ quá đông lợn dễ đánh nhau và khó kiểm soát khi có lợn bị bệnh.

Tiêm phòng cho lợn con:

Tiêm phòng là biện pháp kỹ thuật phòng ngừa các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi,…. ở lợn con sau cai sữa.

Khẩu phần ăn có tỷ lệ chất xơ thấp:

lợn con sau khi cai sữa thì khả năng tiêu hóa chất xơ lợn con còn kém, nếu trong khẩu phần ăn có tỷ lệ chất xơ cao sẽ làm lợn con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốm thức ăn cao nên lợn con dễ táo bón và viêm ruột dẫn tới còi cọc. Tỷ lệ chất xơ thích hợp nhất là từ 5% – 6%.

Cách nuôi lợn con

Tỷ lệ thức ăn tinh thất hợp:

Ở giai đoạn này lợn con cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo để phát triển khung xương và cơ bắp. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp trong giai đoạn sau cai sữa là 80%,nếu chúng ta cung cấp phần thức ăn có lượng hàm lượng tinh bột cao hơn 80% lợn con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm.

Tỷ lệ nước:

Tỷ lệ thức ăn với nước thích hợp nhất là: cứ 1kg thức ăn tinh trộn với 0,5 kg nước sạch, tỷ lệ tối đa là 1:1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho lợn con uống nước đầy đủ tlợn hình thức tự do. Trong trường hợp khẩu phần ăn của lợn con tỷ lệ nước cao sẽ dẫn tới tiêu hóa kém và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, protein, đồng thời thức ăn có nhiều nước cũng gây nên nền chuồng bẩn, ẩm thấp và lợn con cũng dễ nhiễm bệnh. Ngược lại nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho lợn con.

Chăm sóc lợn con tiêu chuẩn như khẩu phần ăn, tỷ lệ nước thích hợp và không nên thay đổi khẩu phần ăn đột ngột đồng thời duy trì ổn định các thao tác nuôi dưỡng hàng ngày phải thực hiện đúng để lợn con có thể điều khiển khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con theo ý muốn đây cũng là kỹ thuật chăm sóc lợn con hiệu quả nhất sau cai sữa.

Tư vấn khách hàng

Lợn con sau khi cai sữa cần có được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể tăng trưởng tốt nhất. Dưới đây là các cách chăm sóc lợn con sau cai sữa hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho heo nái mang thai
  • Tìm hiểu cách tập cho lợn con ăn sớm
  • Một vài kinh nghiệm nuôi heo thịt thành công trong chăn nuôi

1. Đặc điểm và kỹ thuật cai sữa lợn con

Chỉ nên cai sữa cho lợn con khi lợn con đã ăn quen thức ăn tập ăn.

Không nên cai sữa cho lợn con khi trong đàn đang có lợn con ốm.

Thời gian cai sữa của lơn con sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con.

Nên cai sữa cho lợn con trong khoảng 28 ngày tuổi đối với lợn lai; 21 ngày đối với lợn ngoại.

Trong thời gian từ 3 – 5 ngày trước khi cai sữa cho lợn con, nên tiến hành hạn chế lượng thức ăn, nước uống hàng ngày của lợn mẹ, đồng thời không cho lợn mẹ ăn rau xanh và củ quả để giảm dần khả năng tiết sữa.

Trước khi cai sữa lợn con từ 3 – 5 ngày, nên giảm tần số cho bú của lợn con. Tốt nhất nên cai sữa vào ban ngày.

Khi cai sữa cho lợn con, nên để lợn con lại chuồng một thời gian để hạn chế khả năng chúng không thích ứng kịp với những thay đổi đột ngột của môi trường và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.

Nên xem:   Cách vỗ béo lợn hiệu quả

Tách mẹ ra khỏi đàn

Giảm nhẹ mức ăn của lợn con trong 3 – 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh lợn con bị tiêu chảy. Không nên thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào ngày cai sữa bên cạnh đó tiếp tục cho lợn con ăn thức ăn tập ăn chất lượng cao trong 20 – 30 ngày sau cai sữa để chúng dần thích nghi.

Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn cho lợn nái trong vòng 3 – 5 ngày và chuẩn bị tiếp tục cho phối giống.

Lợn con dễ bị stress [căng thẳng] sau khi cai sữa vì thiếu lợn mẹ và khẩu phần ăn chuyển đổi từ sữa sang thức ăn khô.

Bộ máy tiêu hoá của lợn con lúc này vẫn chưa phát triển đầy đủ do đó lợn con rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá.

Khả năng điều hoà thân nhiệt của lợn con còn kém. Sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa cao. Do đó bạn cần chăm sóc lợn con cẩn thận, cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để lợn con phát triển tốt.

Ngoài ra lợn con cũng cần được vận động nhiều để phát triển thể chất.

2. Chăm sóc lợn con sau cai sữa

2.1. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, đủ chất, có hàm lượng dinh dưỡng cao, không bị ôi thiu, mốc… nên dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa, có thể phối trộn các loại bột ngô, gạo lứt, bột đậu tương, bột cá nhạt, tấm xay, bột xương…

Nên xem:   Chia sẻ cách nuôi heo thịt mau lớn trong chăn nuôi

Sau khi cai sữa cho lợn con, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy thì nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.

Máng ăn, máng uống: Lợn con cần có máng uống riêng, đặt máng ở độ cao thích hợp, không để lợn con trèo vào đái, ỉa và uống phải nước bẩn mất vệ sinh và dễ sinh bệnh. Chiều dài máng ăn khoảng 20 cm/đầu lợn là hợp lý và nên chia ngăn để tất cả lợn con có thể được ăn cùng một lúc. Chiều cao máng khoảng 12 – 13 cm, chiều rộng đáy khoảng 20 – 22 cm.

2.2. Điều kiện chuồng nuôi

Chuồng nuôi lợn con phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa đặc biệt vào mùa đông.

Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ của chuồng nuôi tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước lúc cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa dao động từ 25 – 27độ C. Thay đổi đột ngột nhiệt độ chuồng nuôi sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn rất dễ bị viêm phổi.

Bí quyết quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi có thích hợp hay chưa?

– Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.

– Lợn bị lạnh: Lợn sẽ nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi lợn con nhanh lớn sau khi cai sữa

– Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở.

2.3. Vệ sinh phòng bệnh

Lợn con sau cai sữa thường xuyên gặp 2 bệnh chính là viêm phổi và bệnh tiêu chảy. Thực hiện tốt các cách chăm sóc lợn con như đã lưu ý ở trên và cần phòng tránh, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khi lớn bị bệnh.

Đảm bảo thức ăn, nước uống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý.

Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.

Không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt.

Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con.

Video liên quan

Chủ Đề