Cách chữa nước bọt ra nhiều

Tôi sức khoẻ bình thường. Thời gian gần đây tôi bị ra nước bọt nhiều nên rất khó chịu, phải khạc nhổ liên tục. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi nguyên nhân nào lại bị như thế, đó là triệu chứng của bệnh nào thưa bác sĩ [M.T]

Trả lời: Chào bạn,  chúng tôi xin được trao đổi với bạn một số thông tin như sau:

 Nước bọt tiết ra bởi những tuyến nước bọt như

- Tuyến mang tai: nằm ở góc xương hàm ở 2 bên, là tuyến nước bọt lớn nhất.

- Tuyến dưới hàm: nằm ở sau miệng cạnh xương hàm.

- Tuyến dưới lưỡi: nằm ở sàn miệng phía trước.

Mỗi ngày các tuyến nước bọt tiết ra khoảng 800-1.500ml nước bọt cả ngày lẫn đêm. Thành phần chính của nước bọt gồm có chất nhầy, các men tiêu hoá như amylase, các chất muối khoáng như muối của Na, K, Ca. Ngoài ra nước bọt còn chứa các protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu…Nước bọt có tác dụng trong việc tiêu hoá thức ăn bằng cách phân huỷ chất bột nhờ men amylase; Làm ẩm ướt miệng, thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt; Sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể….

Những nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt

1. Rối loạn ở hệ thống thần kinh giao cảm [tăng hoạt động của thần kinh phó giao cảm do bệnh hay do dùng thuốc như clozapin…]

2. Bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản....

3. Tổn thương tại vùng miệng, hầu họng, thực quản như viêm hoặc u, răng không đều, cao răng, viêm nướu răng, đau răng, loét miệng…

Do đó để xác định nguyên nhân làm nước bọt tiết ra nhiều, bạn cần đi khám một số chuyên khoa như nội tiêu hóa, răng hàm mặt, tai mũi họng, nội thần kinh. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt và có hướng điều trị phù hợp

Thân ái!

BS. HOÀNG NGỌC ĐỨC

Trưởng Khoa Tai Mũi Họng - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

“Bác sĩ ơi, nước bọt có mùi hôi có phải bệnh không? Gần đây không hiểu sao khi nuốt nước bọt, em cảm thấy miệng rất hôi, mặc dù tôi đã đánh răng rất cẩn thận. Không biết tình trạng này có điều trị dứt điểm được không? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Cảm ơn bác sĩ!”

Nhiều câu hỏi được gửi về Nha Khoa Tân Định với nội dung rằng họ rất băn khoăn không hiểu vì sao nước bọt có mùi hôi, dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ.  Vậy nước bọt có mùi hôi là do đâu? Phải làm sao để khắc phục? Cùng bài viết này tìm ra đáp án ngay nhé!

Làm sao để nhận biết nước bọt của bạn có mùi hôi?

Không phải ai cũng nhận thức được các vấn đề về mùi hôi răng miệng của bản thân. Bạn có thể thực hiện một số bài kiểm tra nhỏ để kiểm tra:

  • Hỏi ý kiến của người thân hoặc xem phản ứng của mọi người khi giao tiếp với họ.
  • Dùng tăm bông để lấy mẫu nước bọt trong miệng của bạn. Nếu tăm bông có màu vàng hoặc có mùi hôi thì chứng tỏ nước bọt của bạn có mùi hôi.
  • Đơn giản hơn, bạn có thể liếm mu bàn tay, vài phút sau ngửi thử sẽ biết nước bọt của bạn có bị hôi hay không.
  • Bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa hoặc tăm tre xiên vào kẽ răng để ngửi và xác định mùi của nó.
  • Hoặc để chính xác hơn, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra nồng độ mùi bằng thiết bị nha khoa để biết chính xác hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi

Nước bọt là dịch tiêu hóa được tiết ra liên tục trong khoang miệng nên khi nước bọt có mùi hôi sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu và thiếu tự tin trong giao tiếp. Nước bọt thường không có mùi và được xem như một loại nước súc miệng tự nhiên có vai trò làm sạch và khử trùng. 

Tình trạng nước bọt có mùi hôi rất đa dạng trường hợp và cần xác định nguyên nhân riêng lẻ ở từng người khác nhau. Có người bị viêm tuyến nước bọt gây ra mùi hôi đây là một dạng bệnh lý, nhưng có trường hợp là do thói quen hút thuốc lá, viêm họng hình thành sỏi amidan hoặc mảng bám trên bề mặt răng do thức ăn thừa hình thành. Một số ít trường hợp khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến miệng có mùi hôi. Dưới đây là nhóm các nguyên nhân thường gặp:

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Nước bọt có mùi hôi khi những mảnh vụn thức ăn chưa được làm sạch còn bám trên kẽ răng. Vi khuẩn phân hủy các thức ăn này khiến thức ăn hòa tan vào nước bọt tiết ra. Khi bạn nói chuyện, mùi hôi phát ra gây khó chịu cho người đối diện. Vì vậy, bạn cần dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch kẽ răng.

Thực phẩm

Thực phẩm có mùi như hành, tỏi cũng là nguyên nhân làm cho nước bọt có mùi hôi.

Răng giả, hàm tháo lắp

Răng giả tháo lắp và răng hàm có thể giúp bạn ăn nhai tốt hơn. Nhưng nếu không biết sử dụng khéo, thức ăn thừa rất dễ bám vào gây hôi. Cần vệ sinh thật sạch răng hàm tháo lắp bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Khi phát hiện răng tháo lắp có kích thước không phù hợp với mình, bạn cần điều chỉnh lại. Để tránh làm tổn thương đến niêm mạc và nướu.

Sự lão hóa

Sự lão hóa cũng khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả. Khiến quá trình sản xuất và tiết nước bọt ngày càng ít đi. Miệng bị khô, vi khuẩn có cơ hội phát triển gây hôi miệng. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với những người uống ít nước hoặc thường xuyên sử dụng nhiều thuốc tây.

Bệnh về đường tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của răng miệng. Đây là điều hiển nhiên nhưng rất ít người biết và quan tâm. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc trào ngược axit sẽ có hiện tượng hôi miệng kèm theo. Điều này là do thức ăn, axit và dịch vị trong dạ dày thoát ra ngoài qua đường miệng, khiến nước bọt có mùi.

Bệnh về đường hô hấp

Cũng giống như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp có tác động trực tiếp đến hơi thở, miệng và nước bọt của người bệnh. Người bị viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng hạt, ung thư phổi, nhiễm trùng phổi mãn tính. Nó cũng gây ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở và nước bọt. Dù bạn có vệ sinh răng miệng tốt thì cũng khó tránh khỏi những mùi hôi này.

Điều trị nước bọt có mùi hôi

Lượng nước bọt tiết ra sẽ tăng lên nếu bạn nhai kẹo cao su không đường sau bữa sáng. Động tác này giúp tuyến nước bọt tăng lên để loại bỏ vi khuẩn có mùi hôi trong miệng. Các mảnh thức ăn thừa trong khoang miệng cũng sẽ được làm sạch, nước bọt có mùi hôi cũng không còn nữa.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nhai quá nhiều kẹo cao su trong ngày vì rất có thể bạn sẽ gặp phải trường hợp ngược lại.

Mảng bám trên răng cũng gây hôi miệng và tiết nước bọt. Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn có mùi khó chịu trong miệng, hãy thử đổi loại kem đánh răng đang dùng bằng loại khác có chứa thành phần flour cao hơn.

  • Súc miệng bằng chanh để giảm tiết nước bọt có mùi hôi

Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi sau khi ngủ dậy, hãy nhanh chóng súc miệng bằng chanh. Chanh là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các mẹo làm trắng răng giúp hơi thở thơm tho. Đặc biệt trong các sản phẩm nước súc miệng hay kem đánh răng đang được bày bán trên thị trường, chanh cũng được coi là nguyên liệu chính và mang lại hiệu quả cao.

Bạn vẫn có thể sử dụng chanh tươi như một loại nước súc miệng tại nhà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Vắt nửa quả chanh vào cốc nước, thêm chút muối để súc miệng. Axit trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch bọt trắng trên bông lau và làm sạch nước hôi trong khoang miệng, cho hơi thở thơm tho.

  • Đừng quên vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày

Đánh răng kỹ càng, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, giảm tình trạng nước bọt có mùi hôi. Bên cạnh đó, hãy chú ý vệ sinh lưỡi cẩn thận bằng các dụng cụ chuyên dụng. Lưỡi là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nó sẽ là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và gây ra mùi hôi.

  • Thay đổi thực đơn ăn uống

Những thức ăn hàng ngày của bạn cũng có thể khiến nước bọt có mùi hôi. Bạn nên thường xuyên ăn các loại rau củ quả như táo, lê, cà rốt, dưa chuột, rau diếp,… những thực phẩm tươi giòn có khả năng làm sạch răng rất tốt. Bên cạnh đó, chúng còn bổ sung chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.

Đôi khi do một trong những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… ảnh hưởng đến nước bọt. Hãy khám răng định kỳ 2 lần / năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Việc nước bọt có mùi hôi gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp và nó cũng có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe kém mà bạn nên cần quan tâm đến. Trên đây là những nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị mà bạn có thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ mang tính tham khảo, nếu như tình trạng không thuyên giảm hay nghiêm trọng hơn thì hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề