Thời gian cách ly xã hội bao nhiêu ngày

[Thông tin liên quan bằng tiếng Anh]

COVID-19 được cho là lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi từ người sang người. Tuy nhiên, vẫn còn một số chưa chắc chắn về tầm quan trọng tương đối của các đường lây truyền khác nhau của SARS-CoV-2, vi rút gây bệnh coronavirus 2019 [COVID-19]. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy loại vi rút này có thể tồn tại trong không khí trong thời gian lâu hơn và ở các khoảng cách xa hơn là người ta tưởng lúc ban đầu. Ngoài việc tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh và các bề mặt bị ô nhiễm, khả năng lây lan COVID-19 cũng có thể xảy ra qua các hạt bay trong không khí ở môi trường trong nhà, trong một số trường hợp còn xa hơn phạm vi 2 m [khoảng 6 ft] như đã được khuyến khích bởi các đề nghị về giãn cách xã hội. Xem Tài Nguyên Khoa Học và Kỹ Thuật Liên Quan đến Không Khí Trong Nhà và Coronavirus [COVID-19] hoặc ​Tài Liệu Tham Khảo và Ấn Phẩm Chính về Không Khí Trong Nhà và COVID-19  để biết thông tin kỹ thuật bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, có những bước đơn giản có thể được thực hiện để giảm khả năng lây nhiễm COVID-19 trong không khí và trọng tâm của tài liệu này là về các biện pháp đó. Cách bố trí và thiết kế của một tòa nhà, cũng như chỗ ở và loại hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí [HVAC], đều có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan vi rút trong không khí. Mặc dù các cải tiến đối với hệ thống thông gió và làm sạch không khí không thể tự nó loại bỏ nguy cơ lây truyền vi rút SARS-CoV-2 trong không khí, EPA khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lan truyền vi rút trong không khí. Các biện pháp phòng ngừa này bao gồm tăng cường thông gió với không khí ngoài trời và lọc không khí như một phần của chiến lược lớn hơn bao gồm giãn cách xã hội, đeo khăn hoặc khẩu trang che mặt, làm sạch và khử trùng bề mặt, rửa tay và các biện pháp phòng ngừa khác. Tự bản thân, các biện pháp để giảm tiếp xúc trong không khí với vi rút gây ra COVID-19 là không đủ vì lây truyền trong không khí không phải là cách duy nhất có thể xảy ra phơi nhiễm với SARS-CoV-2.

Bạn có thể tìm thấy các phương pháp hay nhất do Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh [CDC] khuyến nghị tại: 

Các Tài Nguyên Liên Quan Đến Không Khí Trong Nhà và Coronavirus [COVID-19] [bằng tiếng Anh]

Vui lòng bổ sung thông tin này với lời khuyên mới nhất từ ​​các cơ quan tiểu bang, địa phương, Bộ lạc và liên bang.

Quy định của Bộ Y tế về áp dụng cách ly y tế 7 ngày khi nhập cảnh Việt Nam

Theo thông báo của cơ quan chức năng Việt Nam, ngày 04/08/2021, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn việc cách ly y tế đối với người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 với nội dung cụ thể sau:

– Người nhập cảnh đáp ứng đủ các điều kiện sau được cách ly y tế tập trung 07 ngày và tiếp tục theo dõi y tế trong 07 ngày tiếp theo [không áp dụng đối với trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế]:

+ Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 [bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP] trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận;

+ Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 [liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh] và có giấy chứng nhận tiêm chủng; Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 [có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh] và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp.

Giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc Giấy xác nhận khỏi bệnh phải được công nhận và cho phép sử dụng ở Việt Nam.

– Một số yêu cầu khác:

+ Người nhập cảnh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 tính từ ngày nhập cảnh;

+ Trong quá trình di chuyển từ cơ sở cách ly tập trung về nơi lưu trú, người hoàn thành cách ly y tế tập trung phải luôn thực hiện thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, luôn bật và sử dụng ứng dụng Bluezone.

+ Trong thời gian theo dõi y tế: người hoàn thành cách ly y tế tập trung tiếp tục sử dụng ứng dụng Bluezone đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Luôn thực hiện Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người.

Để làm thủ tục xác nhận Giấy chứng nhận tiêm chủng, Giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19, quý vị vui lòng tham khảo hướng dẫn tại đây => Hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp Giấy xác nhận Giấy chứng nhận tiêm chủng, Giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19.

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco.

Ngày 16/12/2021, Bộ Y tế Việt Nam có Công văn số 10688/BYT-MT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam [trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày và các trường hợp nhập cảnh khác theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế hoặc có thoả thuận hợp tác song phương] từ ngày 01/01/2022 như sau:

1. Yêu cầu chung phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh:

– Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi [Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận].

– Thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh; Khi nhập cảnh Việt Nam phải cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế [PC-COVID] để khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ theo quy định của Việt Nam [đối với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì khuyến khích sử dụng].

– Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân [gồm vợ/chồng, con] chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19 sẽ thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19 [tiêm miễn phí] trong thời gian thực hiện cách ly [nếu đủ điều kiện].

– Đối với đoàn khách nhập cảnh Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao: thực hiện theo Đề án đón đoàn.

– Thực hiện chi trả chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và các chi phí liên quan khác [nếu có] trong phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.

2. Yêu cầu phòng, chống dịch đối với các trường hợp cụ thể:

2.1. Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19[1] [Xin nhấn vào đây để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19]:

– Trong 03 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh: người nhập cảnh tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú [gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh, …]; không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú.

– Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

2.2. Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19:

– Thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

– Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi [sau đây gọi chung là trẻ em], người từ 65 tuổi trở lên [sau đây gọi chung là người cao tuổi], phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền [nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế]: được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc [sau đây gọi chung là người chăm sóc]. Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như đối với người nhập cảnh.

3. Yêu cầu phòng, chống dịch khác:

a] Yêu cầu về vận chuyển người nhập cảnh từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú

– Đối với người nhập cảnh: trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú phải thực hiện nghiêm quy định 5K.

– Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển người nhập cảnh: hạn chế dừng, đỗ dọc đường; Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

b] Yêu cầu về cách ly tại nơi lưu trú nêu tại mục 2.2 Công văn này: thực hiện theo Công văn số 5599/BYT-MTngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19; Trường hợp nơi lưu trú không đáp ứng các điều kiện cách ly tại nhà thì người cách ly phải thực hiện cách ly tập trung tại khách sạn hoặc tại cơ sở cách ly tập trung khác [theo quy định của địa phương] theo thời gian cách ly tương ứng đối với từng đối tượng nêu tại Công văn này.

c] Yêu cầu trong thời gian theo dõi sức khỏe: luôn thực hiện đầy đủ quy định 5K [đeo khẩu trang, khai báo y tế, khử khuẩn tay thường xuyên, không đến nơi đông người, không tụ tập]; Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng, … thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

d] Ngoài việc thực hiện các yêu cầu nêu tại Công văn này, phải thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 nêu tại các văn bản khác có liên quan.

đ] Khuyến khích tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 vào ngày thứ 1 kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

4. Kiểm tra và công nhận Chứng nhận tiêm chủng, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19:

– Về việc kiểm tra và công nhận Chứng nhận tiêm chủng COVID-19, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 ở nước ngoài [hoặc hộ chiếu vắc xin] thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

– Về việc công nhận và kiểm tra Chứng nhận tiêm chủng COVID-19, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 ở Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Thời gian áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh theo Công văn này kể từ ngày 01/01/2022.

[1] [i] Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn đối với từng loại vắc xin được cấp phép [liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh] và có Chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc xin đã được Việt Nam công nhận [hoặc hợp pháp hoá/xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền nếu loại Giấy đó chưa được công nhận để sử dụng trực tiếp tại Việt Nam] hoặc [ii] Đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 [có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp R.T-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh] và đã khỏi bệnh [có giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia/vùng lãnh thổ điều trị cấp].

Video liên quan

Chủ Đề