Cách đào củ sen

. Loại máy đào này đã được cải tiến toàn diện thông qua các thử nghiệm lặp đi lặp lại, là sản phẩm thế hệ thứ ba với các tính năng công suất cao, hiệu suất cao, hoạt động ổn định và ít lỗi. Thân máy được làm từ tất cả các loại thép không gỉ, sử dụng động cơ xăng nhập khẩu công suất cao và động cơ diesel 8-13hp để điều khiển bơm nước mạnh mẽ, vòi phun đặc biệt tạo ra lực tác động dòng chảy mạnh, làm cho rễ sen ở độ sâu trong khoảng 0,3 - 6 m và tự động trôi nổi. Máy có thể hoạt động dễ dàng và nổi trên mặt nước của Putian trong khi làm việc, có thể được ghép từng mảnh chỉ với một cú đẩy nhẹ, vì vậy hiệu suất làm việc cao và chi phí nhân lực và vật liệu được tiết kiệm. Thu hoạch trung bình hàng ngày là hơn 1.000 kg. Máy này đặc biệt thích hợp để sử dụng trong lĩnh vực phủ mùn. Do việc sử dụng các đơn vị nhập khẩu, giá của sản phẩm này nhất thiết phải cao hơn thương hiệu chung. Nhưng hiệu suất chi phí cao nên là một sự lựa chọn hợp lý để mọi người mua thiết bị nông nghiệp. Với động cơ được nhập khẩu, bạn không phải lo lắng về việc sửa chữa máy trong hai ngày, đó là từ cuối cùng để không trì hoãn mùa hái.

Cấu trúc loại tàu gắn trên mặt nước súng nước Hỗ trợ công suất 7,5 HP Phạm vi hoạt động 2.6m Độ sâu nước 0,3-1 m Độ sâu đào 30-60cm Giờ làm việc tinh khiết giờ làm việc 1000kg / 8 giờ Tỷ lệ phèn ≥96% Tỉ lệ sẹo ≤3%

Tỷ lệ da bị hỏng ≤4%

Là mô hình trồng sen Nhật lấy củ đầu tiên của huyện Nho Quan, sen được trồng kết hợp với nuôi thả cá của ông Nguyễn Thế Anh, thôn Xanh, xã Quỳnh Lưu [huyện Nho Quan] trên diện tích 15 mẫu đất ruộng trũng chỉ cấy được một vụ, bước đầu cho hiệu quả gấp nhiều lần trồng lúa, mở ra hướng phát triển sản xuất nông nghiệp mới cho nhiều nông dân.

Ông Nguyễn Thế Anh cho biết: Những năm gần đây tôi nhận thấy nhiều diện tích đất ruộng trũng của xã thường được bà con cấy 1 vụ đông xuân, rồi vụ mùa bỏ không do đồng đất thấp trũng, cấy lúa không hiệu quả mà nuôi trồng thủy sản cũng không ổn định. Trong khi, tôi tìm hiểu trên mạng Internet nhận thấy, tại nhiều vùng đất của tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang..., người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng diện tích đất vùng thấp trũng trồng sen Nhật lấy củ, kết hợp thêm nuôi thả cá, cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong khi cây trồng này không khó về kỹ thuật mà lại nhanh cho thu hoạch.

Bắt đầu từ đầu năm 2021, ông Thế Anh trồng thử nghiệm 5 sào sen nhật trên diện tích đất lúa của gia đình. Sau khi thấy sen có củ, hứa hẹn cho thu hoạch, ông báo cáo chính quyền địa phương, mượn thêm ruộng của các hộ dân bỏ không xung quanh, mở rộng diện tích trồng lên 15 mẫu. 

Đặc biệt, ông Thế Anh đã đầu tư mua 2 máy bơm sục, thuê thêm nhân công lao động địa phương phụ giúp cho việc chăm sóc, thu hoạch củ sen. Rồi vừa học hỏi, vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm, ông Thế Anh đã thu hoạch được những củ sen trắng, to, ngon và tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm, thời điểm hiện nay thường không đủ xuất bán.

Theo ông Nguyễn Thế Anh, kỹ thuật trồng loại sen Nhật lấy củ này không khó, cũng không cần cầu kỳ như nhiều loại cây trồng khác. Nhưng cần chú trọng đến giống sen, để sau thời gian chăm sóc, thu hoạch được những củ sen to, trắng, nạc, ăn giòn, bùi....

Sau khi chọn được giống sen tốt, trong quá trình chăm sóc, chú ý bón phân ở từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau để lượng phân bón vừa đủ cho cây sinh trưởng và phát triển, không bị thiếu nhưng cũng không bị dư thừa dưỡng chất, ảnh hưởng đến chất lượng củ sen.

Sau khoảng 5-6 tháng trồng, sen sẽ cho thu hoạch củ. Nếu để thời gian dài hơn một chút, lượng củ sẽ nhiều và chất lượng ngon hơn. Từ tháng 7/2021 đến nay, ông Nguyễn Thế Anh ngày ngày thu hoạch củ sen trên diện tích hàng chục mẫu của gia đình và thuê mượn thêm của người dân. Mỗi ngày, ông thu hoạch được khoảng 400-500kg củ sen, bán cho thương lái với giá trung bình 25 nghìn đồng/kg.

Tính toán sơ bộ, năng suất trung bình từ trồng sen đạt khoảng 10 tấn củ/ha, cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/ha, trừ các chi phí còn lãi khoảng 1 nửa, cao gấp 5-6 lần so với trồng lúa. 

Ngoài ra, ông Thế Anh còn thả thêm các loại cá trắm đen và cá chuối sộp trên diện tích trồng sen. Hiện thời gian thả cá chưa đủ thu hoạch, nhưng hứa hẹn doanh thu từ nuôi cá cũng sẽ đạt một nửa so với trồng sen lấy củ.

Củ sen thu hoạch có giá bán tại ruộng khá cao, 25 nghìn đồng/kg.

Chị Phạm Thị Hường, thôn Xuân Quế, xã Quỳnh Lưu cho biết: Qua tham quan, tìm hiểu cách trồng sen Nhật lấy củ của hộ gia đình ông Nguyễn Thế Anh, nhận thấy, loại cây trồng này không khó, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Gia đình tôi cũng có dăm mẫu đất ruộng trũng chỉ cấy được một vụ lúa, dự định sẽ đưa vào trồng sen lấy củ như gia đình ông Thế Anh. Mong muốn của chúng tôi là được hỗ trợ về kỹ thuật, về giống vốn và đầu ra cho sản phẩm, để người nông dân yên tâm chuyển đổi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

Đồng chí Đinh Ngọc Thu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lưu [huyện Nho Quan] cho biết: Khắc phục tình trạng ruộng trũng vụ mùa người dân bỏ hoang không cấy lúa, bằng ý chí, nghị lực và tinh thần dám nghĩ, dám làm, ông Nguyễn Thế Anh đã đưa mô hình mới vào canh tác là trồng sen Nhật lấy củ. Mô hình lần đầu tiên được áp dụng vào sản xuất tại địa phương, được đánh giá bước đầu hiệu quả, tạo ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.

Hiện xã Quỳnh Lưu đã chọn mô hình trồng sen lấy củ kết hợp nuôi thả cá là mô hình điểm để theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh tế. Nếu mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, về lâu dài, xã sẽ nhân rộng mô hình trên diện tích khoảng 30 ha ruộng trũng, thuộc các thôn Xanh và thôn Xuân Quế, hiện mới chỉ cấy được 1 vụ lúa. 

Ngoài ra, xã cũng tạo điều kiện cho các hộ dân được vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình, ký hợp đồng với các đơn vị thu mua, tìm kiếm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm ổn định...

Bài, ảnh: Huy Hoàng

Phần trình bày dưới đây chỉ mang tính gợi ý, kỹ thuật canh tác sen phụ vào yếu tố giống, điều kiện đất và thời tiết để mỗi nông trại có kỹ thuật canh tác phù hợp.

Có hằng trăm giống sen được trồng theo mục đích lấy củ, lấy hạt hoặc lấy hoa. Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất. Giống cho củ có rất ít hoa, thường là hoa trắng, giống cho hoa hạt rất ít, không cho củ. Nhiều giống sen cho củ nhiệt đới không cho củ nếu không có thời kỳ lạnh kéo  dài giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn.
Giống cho củ thường phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp.


 1. Nhân giống - Nhân giống vô tính từ củ

Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15o. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh.
Điều cần lưu ý là củ sen có tính miên trạng nên không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nẫy mầm, nếu trồng ngay phải xử lý bằng nước nóng.
Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng.

2. Chuẩn bị đất

Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen vì khi đã thiết kế rất khó thay đổi. Vì vậy cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất, thuận tiện cho việc bơm và giữ nước. Hồ sâu thích hợp ở đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước.
Đáy hồ cần được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên nhiên nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Lớp đất mặt tơi xốp rất cần thiết và độ dầy của nó tùy thuộc vào loại giống. Có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn.

3. Các nhu cầu về môi trường của cây sen

Đất

Đất có tác dụng giúp rễ cây bám vào và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ỗn định pH. Để thuận tiên cho cây sen phát triển và thu hoạch, nhất là theo hướng củ, đất cần có một số đặc tính nhất định như hơi không ngấm nước để củ sen có màu trắng kem.
Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt. Trong môi trường nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực, những hạt đất có kích thước to mằm dưới, hạt nhỏ nằm trên góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất.
Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ [Liu, 1994].
Đất chứa chất hữu cơ từ nguồn không xác định cũng không phù hợp. Chúng có thể chức tannins làm nước bị mặn, hay chứa các chất rắn có thể làm tổn thương củ. Hơn nữa các hạt chất hữu cơ có thể lớn hơn hạt đất. Chất hữu cơ phù hợp phải là phân chuồng ũ với các chất độn có tỷ lệ N/C cao đã hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và gíup đất ngấm nước nhẹ. Các nghiên cứu cho thấy kích thước hạt và tính thấm có ảnh hưởng đến phẩm chất củ [Nguyen & Hick, 1998].
Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất. Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm.
Chở đất tốt từ nơi khác đến được thực hiện rất tốn kém, tuy nhiên sẽ thích hợp cho canh tác sen trong lâu dài.

Thời tiết

Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25 oC. Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng qua đông nhằm gíup sen tồn tại.
Do đó thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh sáng giảm và nhiệt độ thấpTại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính
- Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch
- Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là mùa tốt để sen phát triển.

Chất lượng nước

Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Nhiệt độ nước thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa. Vùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước bơm và đất không thích hợp bị ngập như đất mặn hay đất bạc màu.
pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á, sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất. pH thích hợp nhất là 6-6,5.
Độ sâu thích hợp nhất là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài. Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế bệnh thối củ do Nấm Fusarium oxysporum  pv nelumbicola do nấm này cần oxygen. Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại [Honda, 1987]. Việc hình thành củ cũng bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó nông dân cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường.
Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối bị thay thế bởi ion kali ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8-3,1 mS cm. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại

4. Kỹ thuật canh tác

Đặt hom


Đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m.
Lượng hom giống cần thiết phụ thuộc vào khoảng cách trồng. Với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần 4000 hom [Honda, 1987]. Trái lại, những nông dân mới cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ. Việc du nhập hom giống rất tốn kém do phải qua khâu kiểm dịch, khảo nghiệm tính thích nghi trước khi phóng thích.


Dinh dưỡng và biểu hiện thiếu dinh dưỡng

Bón phân phải dựa trên phân tích đất, lá sen ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi loại đất và các biện pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ dẫn cần thiết. Nông dân đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, khả năng độn và khả năng trao đổi cation CEC. Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặc cho cây. CEC thấp sẽ không có khả năng kềm giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong do đó đất, khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độ.

 * Bón phân 

Phân bón được chia 4-5 lần:

  • Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng. Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran.
  • Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali
  • Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân và các loại phân trung vi lượng khác.
  • Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại. Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm.

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng

  • Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng. Sau đó lá khô nhanh chóng. Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại. Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ. Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xãy ra.
  • Thiếu lân: sen rất nhạy cãm với phân lân. Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím [anthocyanosis] trên lá non. Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm. Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được.
  • Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ. Biểu hiện đầu tiên trên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già. Vệt vàng ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu.
  • Thiếu ma-nhê [mg]: triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa 2 gân lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng. Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá
  • Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu ma-nhê, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu Cam. Có khác là lá dòn dễ vỡ

Quản lý dịch hại

Thật khó đưa ra một khuyến cáo về chế độ phun nông dược hoặc  hoàn toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Hơn nữa có một số loại thuốc gốc dầu lại độc đối với cây. Chỉ khuyến cáo nông dân quan tâm đến sâu xanh và rệp chích hút. Tốt nhất là nông dân nên xịt thử thuốc ở các nồng độ khác nhau để xem ảnh hưởng của nó đối với sâu hại và sen. Định hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưởng kinh tế để tránh gây thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đăïc hiệu khi dịch hại xuất hiện sớm. Trong đó không bỏ qua việc sử dụng bẩy dính thu hút rệp chích hút và bẩy chua ngọt hoặc pheromone thu hút bướm sâu xanh.
Việc thả nuôi cá trên các ruộng sen cũng góp phần hạn chế phát triển của một số sâu hại. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón đối với cá và chất lượng nước chưa được hiểu biết tường tận, nhiều loại nông dược cũng rất ảnh hưởng đến cá.

* Sâu hại

Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis sp. Sâu non tấn công lá chỉ vài ngày sau khi cấy. Lúc đầu lá chỉ bị ăn vài lổ, nhưng khi sâu lớn lá chỉ còn trơ gân, sau đó sâu đục bông và gương sen. Sâu kháng thuốc rất nhanh, nên  xịt sớm với loại thuốc Bacillus thuringiensis vì khi sâu lớn vi khuẩn này không phá hủy được hệ thống tiêu hóa. Những gốc thuốc còn hiệu quả là carparyl, pyrethoid và rotenon. Pheromone cũng rất hiệu quả trong thu hút thành trùng nhưng để hạn chế sâu chưa biết rõ.
Rất nhiều loại rệp chích hút tấn công sen, gần thiệt hại đáng kể. Cây mận và xê-ry là ký chủ trung gian của các loại rệp chích hút này. Nhện đỏ cũng rất phổ biến, để lại các vết chích màu vàng trên lá, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Admire, Confidor, dầu DC plus.
Bướm sâu vẽ bùa Cricotopus ornatus đẻ trứng trên lá, sau đó sâu non đục vào phiến lá, chừa gân lá. Diệt bằng Padan hay B. thuringiensis.

* Bệnh hại

Phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Chúng tạo những vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng. Bệnh sọc virus do rhabdovirus tạo những sọc vàng trên thân và củ, trên lá có những đốm vàng
Bệnh thối thân do nấm Phythophthora rất phổ biến. Bệnh làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt. Khi hồ bị bệnh, nhổ các sen mắc bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng. Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ bằng sodium hypochloride.
Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum. Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác.

5.Thu hoạch

Đối với giống thu hoạch củ, nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị tổn thương. Trở ngại lớn hiện nay của các nước trồng sen lấy củ trên thế giới là không có máy thu hoạch củ sen.
Thông thường, thu hoạch củ sen khi nhiệt độ thấp, ngày ngắn, thân sen khô, củ sen bắt đầu miên trạng. Điều này cho phép cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô nước.
Để thu hoạch củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc.

Video liên quan

Chủ Đề