Cách đặt bát hương bàn thờ Phật

Với người Việt, dù là theo đạo nào Phật Giáo hay Công giáo thì trong gia đình cũng luôn có bàn thờ và chắc chắn một linh vật không thể thiếu được trên đó chính là bát hương hay bát nhang. Đây là một vật linh thiêng trong thờ cúng và là biểu hiện tâm linh trên bàn thờ. Bài viết dưới đây gốm sứ Minh Quang sẽ hướng dẫn các bạn đặt Bát Hương đúng cách trên bàn thờ gia tiên.

Cách đặt Bát Hương trên bàn thờ gia tiên

Bát hương là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào. Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ… mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc:

– Thờ Thần gồm có thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

– Thờ Phật để cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

– Thờ gia tiên tức là họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại [trường hợp bên đó không có người thừa tự] thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

Cách đặt Bát Hương trên bàn thờ gia tiên phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát hương là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát hương thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát hương phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ thì họ thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một bàn thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào phải được xếp theo bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải. Trong đó bát hương thờ thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn.

Xem thêm:

Quy trình bốc Bát Hương đúng phong thủy

Bát hương giống như một sợi dây kết nối giữ cõi âm và cõi dương, nơi linh khí của người bề trên có thể nương tựa vào khi muốn quay về thăm con cháu. Việc bốc bát hương cũng cần phải chú ý đến các nguyên tắc nhất định để không phạm phải tội thất kính với các bề trên.

– Chuẩn bị Bát Hương: Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

– Chuẩn bị tro: Bát hương đã được làm đúng pháp là bát hương có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu [Thất bảo] như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,…Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ [do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết]. Trong bát nhang còn có tiền âm [“Ngũ Lộ Thần tài”], tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 [sinh] được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.

– Quá trình bốc: Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”. Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … [họ tên]… xin bốc bát hương cho thần linh [thần linh/gia tiên…]”.

– Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ: Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Ở ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ, nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn. Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối. Bát nhang bỏ đi [ví dụ bát nhang của ban thờ vong] cần thả xuống sông suối [tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi], tránh vất nơi uế tạp.

– Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 5 chân nhang.

– Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên [nếu có], không bày rượu, vàng mã,… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên [hoa tươi, quả tươi,…] cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm và thông tin sưu tầm để trả lời cho câu hỏi mà nhiều gia đình vẫn băn khoăn. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn và gia đình dễ dàng thực hiện thờ cúng và thể hiện được sự thành tâm với tổ tiên.

Bát hương là vật vô cùng quan trọng trên ban thờ dù thờ Phật, thờ gia tiên hay thần linh. Trên thị trường có vô vàn các loại bát hương với chất lượng khác nhau, vậy cách chọn được 1 bát hương chất lượng cao như thế nào hãy theo dõi bài viết dưới đây.

 Bát hương là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới thần Phật, tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Ý nghĩa của việc thờ cúng Phật tại gia: 

  + Thờ Phật: gia chủ hướng đến thần Phật, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương

  + Lòng tri ân, biết ơn: đây luôn là đạo lý truyền thống của dân tộc Việt. Sự thờ cúng trong các tôn giáo là biểu hiện rõ nhất, lâu đời nhất để tôn thờ, noi gương những người có công lớn đối với nhân loại. Trong các vị giáo chủ được tôn thờ ấy, Đức Phật là vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Phật là những bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, hội tụ đầy đủ đức hạnh cao quý của nhân loại gồm toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân. Các Ngài dùng đức trí dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi biển khổ luân hồi. giải thoát tai ương và hướng đến sự sáng suốt. 

  + Thờ Phật là nét đẹp văn hóa tâm linh của nhân loại được người Việt tiếp nhận và duy trì bao đời, dưới hình thức mở chùa, đền hay thờ tại gia để thờ, lạy, cúng Phật. Ta thờ cúng Phật với mong cầu đi theo cái thiện, từ bi, trí tuệ của Ngài và cũng là coi Ngài vẫn còn tại thế luôn bên cạnh ta. Bên cạnh đó còn là cầu mong sự bình an, tốt lành, may mắn đến với gia đình, người thân.

Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân.Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm và cốt nhất là ở thành tâm của gia chủ. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp này làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi thì quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó cũng không có ích gì. 


Hướng dẫn chọn Bát hương thờ Phật tại gia:

  + Chọn bát hương cân đối với ban thờ Phật và tượng Phật, không quá to cũng không quá nhỏ.

  + Bát hương không bị sứt mẻ, lồi lõm

  + Chọn bát hương thờ Phật tại gia làm từ gốm sứ bởi gốm sứ mệnh thổ sẽ rất tốt trong phong thủy. Hơn nữa bát hương bằng gốm sứ rất đa dạng về mẫu mã và hoa văn vẽ sắc nét độc đáo, sẽ là sự lựa chọn số một trên bàn thờ[không dùng bát hương bằng đá], bát hương chùa có thể làm từ đá hay gốm sứ, gỗ, đồng đều được.

  + Không nhất thiết mua bát hương vẽ hoa sen, có thể dùng bát hương rồng chầu mặt nguyệt bình thường.

  + Bát hương chất lượng cao bởi bát hương là vật quan trọng trên ban thờ, dùng lâu dài, ít khi thay trừ 1 số trương hợp nhất định.

  Tham khảo: bát hương Bát Tràng cao cấp

  + Kiểm tra chất lượng khi chọn mua bát hương đó là các bạn gõ nhẹ vào thành bát hương, nếu có tiếng kêu vang thì đó là bát hương chất lượng tốt.

  + Cách phân biệt giữa bát hương vẽ tay cao cấp và bát hương in decal giá rẻ đó là màu sắc của hoa văn trên bát hương. Nếu là bát hương vẽ tay thì nét vẽ sẽ có độ đậm nhạt uyển chuyển, bay bổng và rất có hồn. Còn bát hương in decal sẽ là loại dập khuôn, cái nào cũng giống cái nào nhưng không có nét đậm nhạt và màu hoa văn rất đậm.

 Gợi ý một số mẫu bát hương Bát Tràng chất lượng cao được nhiều người chọn làm bát hương thờ Phật:

 

Bát hương men rạn đắp nổi

Bát hương men xanh ngọc cổ

Bát hương men lam vẽ tay

Bên cạnh việc chọn bát hương chất lượng cao quý khách cũng nên tham khảo bộ đồ thờ cúng trên ban thờ cho đồng bộ, gia chủ nên chọn những vật phẩm cao cấp, chất lượng để tương xứng với ý nghĩa thờ cúng. Gia chủ thờ cúng mâm cao cỗ đầy, lễ vật xa xỉ nhưng đặt trên vật phẩm dâng lễ giá rẻ, chất lượng kém sẽ không tương xứng giá trị, làm vơi bớt phần tấm lòng thành kính. 

 Xem thêm: Đồ thờ cúng men rạn đắp nổi

                    Đồ thờ cúng men lam vẽ tay

                    Đồ thờ cúng men xanh ngọc cổ

Những nguyên tắc khi đặt ban thờ Phật mà gia chủ cần biết:

   + Vị trí đặt bàn thờ rất quan trọng, một vị trí phù hợp giúp luồng năng lượng của Đức Phật dễ dàng tương tác với năng lượng xung quanh tràn vào ngôi nhà. Ở vị trí tốt, tượng Phật sẽ vô hiệu hóa được những luồng tà khí, biến chúng thành nguồn năng lượng thanh khiết.

  + Kích thước của tượng Phật và kích thước của bàn thờ Phật cần vừa vặn không quá to hoặc không quá bé so với nhau tạo cảm giác đồng bộ, không bị kệch cỡm. Nên đặt bàn thờ Phật cùng địa chỉ đặt tác tượng Phật.

  + Bàn thờ Phật cần được đặt ở trên cao nơi trang nghiêm của ngôi nhà. Trên bàn thờ Phật cần có đầy đủ: bát hương, lọ hoa, chén nước,…

  • Nếu nhà rộng thì nên dành riêng một gian thờ, phòng thờ để thờ Phật
  • Nếu không có phòng riêng, có thể đặt bàn thờ Phật ở gian chính đối diện cửa chính, cửa trước của nhà, trên một chiếc bàn cao khoảng 0.7m.

  + Ngày nay nhiều gia đình do muốn tối ưu không gian thờ cúng vì không đủ diện tích nên thờ chung Phật và gia tiên với nhau.Tuy nhiên, việc thờ Phật chung với Gia Tiên cũng cần có những nguyên tắc cần tuân thủ:

  • Trong phòng thờ Phật có thể lập bàn thờ gia tiên nhưng bàn thờ gia tiên cần đặt ở một bên sao cho thấp hơn bàn thờ Phật. Nếu không gian hẹp thì đặt bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở phía dưới và nên sử dụng bàn thờ phân cấp tránh việc nhầm lẫn phạm đến tâm linh.
  • Không nên đặt hai bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên đối diện nhau trong một gian phòng.
  •  Vị trí tượng Phật luôn là vị trí cao nhất. Không được để tượng, hình ảnh Phật thấp hơn hoặc ngang bằng với bài vị, bát hương của gia tiên.
  • Nếu đặt bàn thờ ông bà tổ tiên chung với bàn thờ Phật thì không nên cúng đồ mặn.

Cách thỉnh Phật về thờ tại gia: 

   + Mua tượng Phật: Tượng Phật có nhiều loại như: Tượng Phật Bà Quan Âm, Tượng Phật Di Lặc, Tượng A Di Đà,… tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, gốm sứ hoặc bằng đồng,… Nếu nhà chật có thể thay thế tượng bằng tranh Phật cũng được chấp nhận.

  + Sau khi đã mua được tượng Phật theo hướng dẫn của sư thầy trong chùa thì gia chủ nên gửi tượng vào chùa để sư thầy làm phép, tụ kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn. Trong thời gian gửi tượng ở chùa, gia chủ phải chuẩn bị sẵn bàn thờ tượng Phật để sẵn sàng thỉnh Phật về thờ tại gia.

  + Sau một thời gian gửi tượng Phật tại chùa làm lễ và chuẩn bị bàn thờ Phật thì gia chủ chọn ngày tốt làm lễ an vị Phật và thỉnh Phật về nhà thờ. Trong thời gian thỉnh Phật về thờ tốt nhất gia chủ nên ăn chay thanh tịnh sau đó mời thầy qua cúng bái.

  • Chú ý mặt tượng Phật nên quay về hướng Đông vì đây là hướng mặt trời mọc mà các Đức Phật quay ra để thiền định giác ngộ. Hướng bàn thờ nên đặt theo hướng Tây Bắc vì đây là hướng tượng trưng cho trời : Tây thiên cực lạc. [Cấm kỵ đặt bàn thờ Phật ở hướng Đông Bắc nhìn về Tây Nam hoặc ngược lại vì đây là hai hướng ngũ quỷ có nhiều xung khí]
  • Đặt bàn thờ trang nghiêm, thắp nhang thờ cúng và giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ, ấm áp hương khói.

Trên đây là bài chia sẻ chi tiết của GỐM LAM về cách chọn bát hương thờ Phật, cách thỉnh Phật về thờ tại gia hi vọng giảo đáp được thắc mắc của quý vị. Cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 

Thông tin liên hệ

Gốm Lam Bát Tràng
Showroom: Số 46 ngõ 232 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai Hà Nội
Xưởng sản xuất: Xóm 4 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: 0961554050 / 0977528861
Email:

Video liên quan

Chủ Đề