Cách giảm sưng khi bị ong đốt

Bị ong đốt không phải là tai nạn hiếm gặp. Vết ong đốt bị sưng nếu không được xử lý đúng các có thể gây đau đớn và mang đến nguy cơ đối với sức khỏe. Vậy khi bị ong đốt phải làm gì để hết sưng?

Bị ong đốt là một trong những tai nạn có thể gặp trong cuộc sống và nếu bị ong đốt phải làm gì với vết sưng và những tổn thương khác do chúng để lại? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây, đồng thời bạn cũng tìm thấy những kiến thức khác để xử lý giúp đảm bảo sức khỏe và tính mạng của nạn nhân.

Bị sưng do ong đốt gây những nguy cơ nào?

Bị ong đốt là tai nạn không phải là không thể xảy ra trong cuộc sống. Ở Việt Nam, có khá nhiều loại ong có thể đốt người như: ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày, ong vàng… Độc tính của mỗi loài khác nhau nên cách xử lý cũng không giống nhau. Vết ong đốt thường sẽ bị sưng đỏ gây đau đớn và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe và tính mạng như: sốc phản vệ, tan máu, suy thận cấp…

Loài ong khác nhau có độc tính vết đốt khác nhau.

Tùy theo loài ong và thể trạng của nạn nhân, vết ong đốt có thể bị sưng đỏ trong vài ngày đến vài tuần. Ong có thể đốt tại nhiều vị trí như vùng đầu, mặt hay cổ gây biến chứng phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân, khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ, tụt huyết áp…

Cách sơ cứu khi bị ong đốt như thế nào?

Nếu sơ suất bị ong đuổi theo đốt, bạn cần chạy thật nhanh ra khỏi đó, đồng thời thực hiện những cách sơ cứu khi bị ong đốt dưới đây:

  • Lấy nọc ong ra khỏi bề mặt da. Dùng nhíp để gắp vòi chích ra nhanh chóng. Nếu vòi ong lún sâu vào da, không nên dùng tay để nặng ra vì có thể khiến nó cắm sâu vào mạch máu dẫn đến độc tố lan ra toàn cơ thể.
  • Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch iot.
  • Dùng biện pháp phù hợp để giảm đau tại vị trí bị ong đốt.
  • Uống nhiều nước để pha loãng độc tố và đào thải độc tố ra ngoài.
  • Nếu vết ong đốt bị ngứa thì không nên gãi. Hành động này khiến da bị tổn thương và tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhanh chóng lấy ngòi ong ra sau khi bị đốt.

Cần phải thực hiện những biện pháp trên càng sớm càng tốt để giảm bớt tác hại của độc tố trước khi được chữa trị y tế. Đặc biệt, cần lưu ý những loài ong có độc lực cao như ong bắp cày hay ong vò vẽ. Nếu bị đốt ở những vị trí như đầu, mặt hay cổ, nan nhân có thể xuất hiện những biến chứng như: khó thở, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu… cần được khám và điều trị nhanh chóng.

Vết sưng do bị ong đốt phải làm gì mới hết?

Vị trí bị ong đốt sẽ bị sưng đỏ, đau nhức và ngứa ngáy khó chịu. Vậy bị sưng đau ở khu vực bị ong đốt thì hãy thực hiện những biện pháp sau để xoa dịu vết sưng và hạn chế độc tố lan rộng ra khu vực khác:

Chườm đá viên

Dùng đá viên là cách đơn giản để giảm sưng do ong đốt.

Sử dụng đá viên để chườm vết đốt là cách hiệu quả để giảm sưng và giảm đau. Thực hiện bằng cách bọc đá viên trong khăn mềm và chườm lên vết ong đốt trong khoảng 20 – 30 phút. Đây là cách dễ áp dụng và tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Bôi kem đánh răng

Thành phần trong kem đánh răng có tác dụng trung hòa độc tố trong nọc ong. Khi bị ong đốt, hãy bôi một lớp mỏng kem đánh răng lên vị trí bị đốt. Bôi kem đánh răng để giảm sưng đau do ong đốt là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

Bôi mật ong

Mật ong được chứng minh có tác dụng làm giảm cơn đau vết thương do bị ong đốt. Bôi một ít mật ong lên vết đốt và giữ nguyên trong vòng 30 phút. Những ai bị dị ứng với mật ong thì nên áp dụng phương pháp khác.

Đắp bùn

Lấy một ít đất trộn cùng với nước để tạo hỗn hợp bùn đắp lên trên vết thương. Khi lớp bùn đã khô thì rửa sạch da với nước. Phương pháp này giúp giảm đau và hạn chế độc tố hiệu quả.

Sử dụng dấm táo

Dấm táo hiệu quả trong kháng viêm và giảm sưng vết ong đốt nhanh chóng. Thoa dấm táo lên vết ong đốt giúp xoa dịu vết thương và giảm cảm giác ngứa. Thực hiện hai lần mỗi ngày để làm lành vết thương và loại bỏ độc tố.

Dấm táo hiệu quả trong việc trung hòa độc tố do ong đốt.

Làm cách nào để phòng tránh bị ong đốt?

Bị ong đốt không phải là tai nạn phổ biến nhưng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nạn nhân. Do đó, cần cố gắng để tránh việc bị đốt bằng những biện pháp sau:

  • Hạn chế đi lại ở những nơi có nhiều tổ ong.
  • Căn dặn trẻ em không chọc phá tổ ong.
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi lấy mật ong.
  • Dùng khói hoặc lửa để xua đuổi đàn ong chứ không nên dùng que hoặc gậy chọc vào tổ ong.
  • Thường xuyên tỉa cành các cây trong vườn để hạn chế việc ong làm tổ xung quanh nhà.
  • Đi dã ngoại trong rừng thì nên chọn trang phục che kín co thể để hạn chế nguy cơ bị ong đốt.

Như vậy, qua những thông tin trên, mong rằng bạn đã biết cách sơ cứu khi bị ong đốt cũng như những phương pháp giúp làm giảm sưng vết thương hiệu quả. Hãy nhanh chóng áp dụng những biện pháp cần thiết để hạn chế sự tổn thương gây nên bởi vết đốt. Đồng thời, hãy thực hiện biện pháp phòng ngừa để tránh tai nạn bị ong đốt.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Sưng nề là một triệu chứng thường gặp sau khi bị ong đốt, dù không gây nguy hiểm quá nhiều nhưng lại khiến người bị ong đốt rất khó chịu. Do đó, nhiều cách làm giảm sưng khi bị ong đốt khác nhau đã được áp dụng chẳng hạn như chườm lạnh, đắp mật ong, baking soda,...

Ong đốt là một trong các tai nạn rất thường gặp trên thực tế. Sau khi bị ong đốt, nhiều biểu hiện khác nhau có thể xuất hiện. Trong đó, sưng nề là một trong các biểu hiện thường gặp nhất sau khi bị ong đốt. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sưng nề lại gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, chính vì vậy những cách làm giảm sưng khi bị ong đốt luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

1. Vì sao bị sưng khi ong đốt? Ong đốt nguy hiểm như thế nào?

Khi một người bị ong đốt, ngòi kim ở phần đuôi của ong sẽ đâm xuyên vào da và lúc này nọc ong sẽ được truyền thẳng vào cơ thể. Với bản chất là các chất lạ, các protein lạ so với các chất trong cơ thể người, do đó nó sẽ kích hoạt các phản ứng miễn dịch và gây nên hiện tượng dị ứng. Lúc này, histamin được sản xuất ra sẽ gây nên nhiều đáp ứng khác nhau, trong đó có giãn mạch, thoát dịch ra khỏi lòng mạch, gây sưng nề, ngứa, gây phản ứng dị ứng nặng,...

Ngoài ra, trong nọc ong còn có nhiều chất khác tác động lên cơ thể khiến nhiều triệu chứng khác xuất hiện chẳng hạn như Melittin có tác dụng gây đau, phospholipase A2 gây tiêu màng hồng cầu, Apamin gây độc trên hệ thần kinh,....

Chính vì thế, ong đốt thường không phải là một vấn đề luôn nhẹ nhàng như chúng ta vẫn thường nghĩ, đôi khi nó cũng có thể gây nên các triệu chứng nặng nề, đe dọa tính mạng của người bị ong đốt một cách rất nhanh chóng. Sự biểu hiện và mức độ trầm trọng khi bị ong đốt phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu bao gồm loại ong tấn công, số lượng nọc độc bị đưa vào cơ thể và sự mẫn cảm của cơ thể người bị ong đốt với nọc ong,...

Ong đốt là tai nạn thường xảy ra trong cuộc sống, có thể gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm khác nhau [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

Uống mật ong có tác dụng gì? Hướng dẫn uống mật ong đúng cách

Tác hại của mật ong là gì? Không nên uống mật ong khi nào?

2. Cách sơ cứu cho người bị ong đốt

Bị ong đốt thông thường là một tai nạn bất ngờ nhưng lại có thể gây nên nhiều hậu quả, do đó sơ cứu đúng cách khi bị ong đốt là cần thiết để giảm thiểu tối đa các nguy hiểm cho người bị ong đốt.

Các bước sơ cứu cho người bị ong đốt bao gồm:

- Rời khỏi khu vực có ong ngay lập tức

Các loài ong thường sống thành bầy, điều này có nghĩa người gặp nạn có thể phải chịu sự tấn công của rất nhiều ong. Trong khi đó, số lượng nọc độc được đưa vào cơ thể càng nhiều thì lại khiến cho các phản ứng của cơ thể diễn ra càng nhanh và càng nặng nề.

Vì vậy, ngay khi bị ong đốt hoặc phát hiện người bị ong đốt cần di chuyển người bị ong đốt ra khỏi vùng có ong ngay lập tức. Một số loài ong có thể rất hung dữ và truy đuổi người bị đốt, khi này nếu có thể thì nên chui ngay vào màn hoặc bất cứ đâu mà ong không thể theo đuổi, tấn công được nữa.

- Lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể

Sau khi người bị ong đốt đã đến được noi an toàn, cần tiến hành lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể tránh cho nọc độc tiếp tục được đưa vào cơ thể. Khi lấy ngòi ong nên sử dụng nhíp hoặc móng tay để khều ngòi ong ra ngoài một cách nguyên vẹn. Tránh việc cố gắng nặn để lấy ngòi ong bởi có thể làm tổn thương các mô tại chỗ nhiều hơn và khiến nọc ong khuếch tán nhanh hơn.

Sau khi bị ong đốt cần nhanh chóng lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể [Ảnh: Internet]

- Vệ sinh sạch vết thương

Sau khi bị ong đốt, cần vệ sinh sạch sẽ vùng vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng. Điều này sẽ giúp rửa trôi các bụi bẩn và làm sạch vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Đồng thời, do nọc độc của một số loài ong có mức nguy hiểm rất cao, có thể gây nhiều hậu quả với chỉ một nhát đốt duy nhất. Do đó, trong trường hợp có thể hãy cố gắng ghi nhớ loại ong đã tấn công hoặc nếu không biết tên của loài ong đó thì hãy nhớ những đặc điểm của chúng bao gồm kích thước, màu sắc, hình dáng cơ thể, số lượng ong trong đàn,.... để có thể thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

3. Cách làm giảm sưng khi bị ong đốt

Như đã nói, sưng nề là một triệu chứng rất thường gặp sau khi bị ong đốt. Dù rằng triệu chứng này không gây nguy hiểm cho người bị ong đốt nhưng lại gây nhiều khó chịu do làm biến dạng tại khu vực bị đốt, gây mất thẩm mỹ. Do đó, tìm cách làm giảm sưng khi bị ong đốt là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Tham khảo một số cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt dưới đây:

- Chườm lạnh

Chườm lạnh được xem là cách làm giảm sưng khi bị ong đốt rất an toàn, hiệu quả và đơn giản. Nhiệt độ thấp khi chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại, giảm thiểu tình trạng thoát dịch khỏi lòng mạch, chậm hấp thu nọc độc,... do đó giúp giảm sưng sau khi bị ong đốt. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có thể giúp giảm đau cho người bị ong đốt rất tốt. Tuy nhiên, khi chườm lạnh để giảm sưng sau khi bị ong đốt cần lưu ý, không nên để đá lạnh tiếp xúc với da vì có thể gây bỏng lạnh do nhiệt độ thấp quá đột ngột. Thay vào đó, hãy bọc viên đá lạnh trong khăn vải để tiến hành chườm lạnh.

Chườm lạnh là cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt rất hiệu quả [Ảnh: Internet]

- Baking soda

Nhờ có tác dụng trung hòa nọc độc, vì vậy baking soda cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của ong đốt. Cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt bằng baking soda được tiến hành bằng cách lấy dung dịch baking soda thoa đều lên vùng bị ong chích, sau đó băng lại và để trong khoảng 15 phút.

- Giấm táo

Cách làm giảm sưng khi bị ong đốt bằng giấm táo cũng là một phương pháp được khá nhiều người sử dụng nhờ vào khả năng trung hòa nọc ong hiệu quả của giấm táo. Cách thực hiện tương đối đơn giản, ta chỉ cần pha loãng dấm táo, sau đó sử dụng dung dịch này để nhúng thẳng vùng bị ong đốt vào hoặc sử dụng khăn nhúng vào dung dịch sau đó đắp lên khu vực bị ong đốt.

- Mật ong

Nhiều người có thể bất ngờ khi chính mật ong có thể dùng như một cách làm giảm sưng do ong đốt gây ra Tuy nhiên, đây thực sự là một phương pháp giảm sưng tương đối hiệu quả bởi khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả. Chỉ cần chấm một chút mật ong lên khu vực bị ong chích, hiệu quả làm dịu vết thương có thể được biểu hiện nhanh chóng sau chỉ khoảng 30 phút chờ đợi.

- Hành tím

Các tinh chất trong hành tím được cho là có khả năng trung hòa nọc độc của ong cũng như làm giảm sưng sau khi bị ong đốt. Do đó, ta có thể sử dụng hành tím như một cách giảm triệu chứng hoặc cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt. Ta chỉ cần lấy một vài lát hành tím, chà nhẹ lên vùng ong đốt trong khoảng thời gian ngắn là có thể giúp vết thương dịu đi rất nhiều.

Ong đốt bao lâu thì hết sưng?

Thời gian sưng kéo dài sau khi bị ong đốt không cố định, nó tùy thuộc vào loại ong, số lượng ong đốt và mức dộ phản ứng của cơ thể. Đôi khi sưng sau khi bị ong đốt có thể biến mất rất nhanh chóng chỉ sau 1 hoặc vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên cũng có khi sưng tồn tại nhiều giờ nhiều ngày và sau đó giảm dần rồi mới biến mất hoàn toàn. 

4. Ong đốt khi nào cần tới bệnh viện?

Trong phần lờn trường hợp, ong đốt sẽ không gây nên nguy hiểm quá nhiều và người bị ong đốt hoàn toàn có thể tự sơ cứu tại nhà và vết ong đốt sẽ tự khỏi sau đó mà không cần điều trị gì. Nhưng cũng không ít các trường hợp ong đốt gây nên các tình trạng dị ứng nặng, gây đe dọa tính mạng của bệnh nhân một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, biết được khi nào cần đưa người bị ong đốt đến bệnh viện để điều trị là điều rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn rất lớn.

Các trường hợp cần đưa người bị ong đốt đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:

- Người có tiền sử mắc các bệnh lý miễn dịch như hen phế quản,... hoặc dị ứng nặng với bất kỳ dị nguyên nào trước đây.

- Người từng bị dị ứng nặng ở lần bị ong đốt trước kia.

- Loài ong tấn công bệnh nhân là các loài ong có nọc độc nguy hiểm như ong đất, ong vò vẽ, ong bắp cày,...

- Số lượng ong đốt người bệnh quá nhiều.

- Sau khi bị ong đốt có các biểu hiện như khó thở, tím tái,...

5. Cách phòng tránh bị ong đốt

Do ong đốt là một tai nạn bất ngờ có thể xảy ra với bất kỳ ai, chính vì vậy thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ong đốt là cần thiết để hạn chế các hậu quả nguy hiểm do ong đốt gây nên. Những biện pháp cụ thể bao gồm:

- Nếu không cần thiết, hãy hạn chế đến gần các khu vực có ong hoặc tránh tiếp xúc với ong.

- Không chơi đùa bằng cách chọc phá tổ ong.

Không chọc phá tổ ong để tránh bị ong đốt [Ảnh: Internet]

- Thường xuyên dọn dẹp, phát quang quanh nhà, tránh để ong làm tổ gần nhà.

- Nếu thấy ong bay đến, đừng hoảng loạn bỏ chạy chỉ khiến ong truy đuổi hung dữ hơn, thay vào đó hãy ngồi yên xuống sẽ giúp hạn chế bị ong đốt.

Trên đây là giới thiệu sơ lược về những hậu quả nguy hiểm khi bị ong đốt, cũng như các cách sơ cứu và cách làm giảm sưng khi bị ong đốt hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp giảm nhẹ các triệu chứng và giảm mức độ nguy hiểm do ong đốt gây nên.

Video liên quan

Chủ Đề