Cách khai thác bảng tuần hoàn hóa học

Không những đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của một bảng tuần hoàn thông thường mà PL Table còn tập hợp thêm rất nhiều công cụ hữu ích khác nhằm hỗ trợ tối đa cho việc học tốt môn hóa học. Với phiên bản mới nhất 4.3, bạn có thể chạy PL Table trên Windows Vista và tốc độ khởi động của chương trình cũng được cải tiến đáng kể, có cập nhật các nguyên tố mới... Bạn có thể download PL Table 4.3 [dung lượng khoảng 1.3 MB] tại địa chỉ: //www.chemtable.com/PLTable.htm.

Sau đây là những chức năng cơ bản của chương trình:

l Periodic table of Elements [Ctrl+T, hiển thị dạng tổng quát của bảng tuần hoàn], giao diện chính gồm có hai thẻ:

- Periodic table: chọn dạng hiển thị của bảng tuần hoàn trong mục Current style. Có 7 kiểu chọn, tùy theo mục đích sử dụng, chẳng hạn như 8types.map sẽ tương ứng với cách trình bày theo 8 nhóm, classic.map thì sẽ trình bày theo kiểu 18 cột và các nhóm sẽ được chia ra làm các phân nhóm chính và các phân nhóm phụ, s-p-d-f.map thì sẽ phân loại các nguyên tố theo phân lớp electron ngoài cùng, còn white.map sẽ hiển thị bảng tuần hoàn dưới dạng trắng đen...

- Legend: chú thích cho các nguyên tố trong mỗi cách chọn hiển thị, alkali element [nguyên tố kiềm], alkaline earth metal [kim loại kiềm thổ], metal [kim loại], transition [kim loại chuyển tiếp], rare earth [nguyên tố hiếm], non-metal [không kim loại], halogen [halogen], noble gas [khí hiếm].

l Element detail [Ctrl+D, chi tiết cho từng nguyên tố], click chọn nguyên tố trong menu xổ xuống, thông tin riêng cho mỗi nguyên tố được trình bày trong bốn thẻ:

- General data: tổng hợp hết sức đầy đủ, có thể nói là gần như tất cả mọi hằng số vật lý của từng nguyên tố như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, số oxy hóa, khối lượng riêng, năng lượng ion hóa, bán kính nguyên tử, độ âm điện...

- What, where, when: tên nhà khoa học tìm ra nguyên tố, thời gian, địa điểm tìm ra, biểu diễn cấu hình electron, cùng với hình ảnh minh họa kiểu cấu trúc của mạng tinh thể.

- Isotopes: các dạng đồng vị của nguyên tố, đây là một chức năng khá hay vì các số liệu của nó cũng cực kỳ hiếm và được cập nhật rất đầy đủ. Ví dụ như thủy ngân, dựa vào bảng ta sẽ thấy thủy ngân tồn tại đến 12 loại đồng vị, trong đó đồng vị 202Hg chiếm tỉ lệ cao nhất [29,8%], đồng vị này có khối lượng là 201,9706, có spin [chiều quay của electron] bằng 0, là một dạng đồng vị rất bền [vì mục half-life tức chu kỳ bán hủy không có giá trị cụ thể]. Các bạn cũng nên chú ý các đồng vị không bền còn được trình bày thêm kiểu phân rã [beta, alpha hay sigma...].

- Custom data: giúp bạn bổ sung thêm thông tin cho nguyên tố, bạn chỉ việc click phải chuột rồi chọn Custom element data.

l Chemical equations balancer [Ctrl+B, cân bằng phản ứng hóa học]. Các bạn học sinh không nên lạm dụng chức năng này, nhất là trong việc cân bằng các phản ứng oxy hóa khử, mà nên tự cân bằng lấy rồi sử dụng chức năng này để kiểm tra lại kết quả của mình thì sẽ giúp ích cho việc học hơn. Chức năng này gồm có hai thẻ:

- Enter Reaction: bạn có thể nhập phản ứng từ bàn phím hoặc dùng chuột tương tác với chương trình. Bạn chỉ việc nhập bình thường, chương trình sẽ tự hiểu, chẳng hạng như đối với acid sulfuric thì bạn nhập H2SO4. Sau khi nhập xong số liệu, bạn nhấn vào nút Balance. Để thực hiện phản ứng mới, bạn click vào nút Clear.

- Balancing: trình bày kết quả phản ứng sau cân bằng, kết quả cuối cùng được hiển thị trong khung Reaction. Chương trình khá thông minh ở chỗ nó sẽ tự động bổ sung thêm nước [ở vế trái hay vế phải] để phản ứng được cân bằng.

l Chemical Calculator [Ctrl+C, các công cụ tính toán dành riêng cho hóa học], gồm có 3 thẻ:

- Molecular weight [tính khối lượng phân tử]: cách nhập số liệu tương tự như trong phần cân bằng phản ứng, đơn vị tính bằng g/mol.

- Amount of substance [tính số mol]: trong khung Compound các bạn nhập công thức của hợp chất cần tính, trong khung Weight, các bạn nhập khối lượng [chú ý tính bằng gram và phải nhập số bằng bàn phím], nhấn vào nút Calculate để cho ra kết quả.

- Oxidation state in the compound: tính số oxy hóa của từng nguyên tố trong hợp chất, cách tiến hành tương tự như trên.

l Các tính năng bổ sung: Element properties diagram [biểu thị mối tương quan giữa hai thuộc tính trên hai trục tọa độ], và Temperature scale convertion tool [chuyển đổi qua lại giữa độ C, độ K, độ F và độ R]. Bạn có thể khai thác các chức năng này trong menu chuột phải. O

NGÔ PHƯỚC THIỆN

15:34:4627/01/2021

Vậy bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cấu tạo như thế nào? có ý nghĩa gì? cách sắp xếp và sự biến đổi tính chất hóa học của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tốt trong bảng tuần hoàn

- Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố cho biết điều gì?

- Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

2. Chu kì trong bảng tuần hoàn

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

- Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì, các chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; các chu kì 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn.

3. Nhóm trong bảng tuần hoàn

- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chắt tương tự nhau.

- Mỗi nhóm được xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

- Số thứ tự của các nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

III. Sự biển đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

1. Trong một chu kì

- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.

- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

* Ví dụ: Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne

- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8

- Tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần. Đầu chu kì là kim loại mạnh cuối chu kì là phi kim mạnh.

2. Trong một nhóm

• Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

- Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.

- Tính kim loại của các nguyên tố  tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

* Ví dụ: Nhóm I gồm 6 nguyên tố từ Li đến Fr

- Số lớp electron tăng dần từ 2 đến 7. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử đều bằng 1.

- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. Đầu nhóm là kim loại hoạt động mạnh cuối nhóm là kim loại hoạt động rất mạnh.

IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

• Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

* Ví dụ: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

→ Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, nên suy ra điện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron.

→ Nguyên tố A ở chu kì 3, nên suy ra nguyên tử A có 3 lớp electron; nhóm VIIA suy ra lớp ngoài cùng có 7e.

→ Vì ở gần cuối chu kì 3 nên A là một phi kim mạnh, tính phi kim của A yếu hơn của nguyên tố phía trên nó trong cùng nhóm [là F có số hiệu nguyên tử là 9]. mạnh hơn của nguyên tố trước nó trong cùng chu kì [là S có số hiệu là 16] và nguyên tố đứng dưới nó trong cùng nhóm [là Br có số hiệu nguyên tử là 35] 

• Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.

* Ví dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

→  Vì nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và có 1e ở lớp ngoài cùng, nên suy ra nguyên tố X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.

→ Nguyên tố X là kim loại vì ở đầu chu kì.

V. Bài tập vận dụng

* Bài 1 trang 101 SGK Hóa 9: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

* Lời giải:

- Giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7 → A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 7+, có 7eletron

- Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố A thuộc chu kì 2 → có 2 lớp eletron; thuộc nhóm V → có 5 eletron lớp ngoài cùng và phi kim.

- Tương tự với 2 nguyên tố còn lại ta được kết quả trong bảng.

Số hiệu nguyên tử Cấu tạo nguyên tử Tính chất
Điện tích hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Kim loại Phi kim
7 7+ 7 2 5   x
12 12+ 12 3 2 x  
16 6+ 6 3 6   x

* Bài 2 trang 101 SGK Hóa 9: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.

* Lời giải:

- Điện tích hạt nhân là 11+ nên số thứ tự của nguyên tố là 11 [ ô số 11]

- Có 3 lớp e ⇒ thuộc chu kì 3,

- Có 1 e lớp ngoài cùng ⇒ thuộc nhóm I trong bảng tuần hoàn

→ Tên nguyên tố là: Natri.

- Kí hiệu hóa học: Na.

- Nguyên tử khối: 23.

* Bài 3 trang 101 SGK Hóa 9: Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối,... Viết các phương trình hóa học minh họa với kali.

* Lời giải:

Phương trình hóa học:

- Tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và giải phóng khí H2

 2K + 2H2O → 2KOH + H2

- Tác dụng với oxi tạo thành oxit

 4K + O2 → 2K2O

- Tác dụng với phi kim tạo thành muối

 2K + Cl2 → 2KCl

* Bài 4 trang 101 SGK Hóa 9: Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo [trừ At], tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hóa học minh họa với brom.

* Lời giải:

- Phương trình hóa học:

 Br2 + 2K 

 2KBr

 Br2 + H2 

 2HBr

 Br2 + Cu 

 CuBr2

* Bài 5 trang 101 SGK Hóa 9: Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

a] Na, Mg, Al, K.

b] K, Na, Mg, Al.

c] Al, K, Na, Mg.

d] Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.

* Lời giải:

• Chọn đáp án: b] K, Na, Mg, Al.

• Giải thích:

- K cùng nhóm với Na: trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần ⇒ Tính kim loại của Na < K

- Na, Mg, Al cùng chu kì: trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần ⇒ Tính kim loại Na > Mg > Al.

⇒ Dãy sắp xếp chiều tính kim loại giảm dần là K > Na > Mg > Al. Vì vậy chọn đáp án B.

* Bài 6 trang 101 SGK Hóa 9: Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.

* Lời giải:

• Các nguyên tố theo chiều tăng dần của phi kim: As, P, N, O, F.

• Giải thích:

- As, P, N cùng ở nhóm V theo quy luật biến đổi tính chất trong nhóm ta biết trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim giảm dần

⇒ Tính phi kim N > P > As

- N, O, F cùng thuộc chu kì 2 theo quy luật biến đổi tính chất ta biết trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần

⇒ Tính phi kim N < O < F

⇒ Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính phi kim tăng dần là: As < P < N < O < F.

* Bài 7 trang 101 SGK Hóa 9: Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng:

– A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.

– 1 gam khí A chiếm 0,35 lít ở đktc.

b] Hòa tan 12,8g hợp chất khí A vào 300ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng? Tính nồng độ của muối [giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể].

* Lời giải:

a] Ta có: 

- Khối lượng mol phân tử của khí A là: 

- Đặt công thức phân tử của A là SxOy.

- Lập tỉ số về khối lượng để tính các chỉ số x và y, ta được:

  

 

→ Vậy công thức phân tử của A là SO2.

b] Ta có: 

- Đổi 300ml = 0,3 [lít]. Nên nNaOH = CM.V =  1,2.0,3 = 0,36[mol].

Ta thấy: 

 nên phản ứng tạo ra 2 muối là Na2SO3 và NaHSO3.

- Như vậy khi cho SO2 vào dung dịch NaOH có các phản ứng:

 SO2 + NaOH → NaHSO3.

 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

- Gọi nNaHSO3 = x, nNa2SO3 = y.

 nSO2 = x + y = 0,2 mol.

 nNaOH = x + 2y = 0,36 mol.

- Giải hệ phương trình ta có: x = 0,04 mol; y = 0,16 mol.

 

 

Như vậy, với bài viết sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ở trên các em cần ghi nhớ được một số ý chính sau:

- Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm có ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm.

- Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ [2,3] và nhóm [I,VII]

- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn là: Biết vị trí suy ra cấu tạo nguyên từ và tính chất của nguyên tố. Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề