Cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất

Cách làm tan vết bầm tím trên da vô cùng hiệu quả

10:33 03/04

Vết bầm tím trên da có thể tan nhanh chỉ bằng một số phương pháp vô cùng đơn giản.

Nguyên nhân khiến da bị bầm tím

Chỉ cần một va đập mạnh vào cánh tay hoặc chân là sau đó đã có thể biến thành một vết bầm lớn. Cơ thể rất dễ bị bầm và ai trong chúng ta cũng dễ bị như vậy.

Vì vậy, nhiều người trong chúng ta cần biết cách làm thế nào để có thể tự điều trị vết bầm tím cho mình, theo Step To Health.

Những vết bầm tím chính là những vết thương xảy ra do một cú đánh, ngã hoặc va đập gây vỡ các mạch máu nhỏ.

Những vết bầm này có thể có màu sắc và sắc thái khác nhau. Thông thường, chúng bắt đầu có màu tím vì lượng máu lưu lại trong các mô. Thời gian trôi qua, vết bầm tím bắt đầu biến mất.

Thời gian phục hồi cho làn da sẽ phụ thuộc vào mức độ bị ảnh hưởng.

Có những bệnh khiến cho cơ thể dễ bị bầm. Tuy nhiên, điều này thường chỉ xảy ra với các bệnh rất nghiêm trọng hoặc hiếm gặp.

Không nhận đủ vitamin cũng có thể khiến bạn dễ bị bầm tím. Bất kỳ va đập nào cũng có thể đánh dấu trên làn da của bạn. Do đó, cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Sau đây là những kỹ thuật rất hiệu quả để chữa vết bầm tím và cải thiện ngoại hình.

Cách chữa vết bầm tím trên da

Để chữa bầm tím trên da hữu hiệu nhất, bạn cần xử lý ngay khi nó còn là một vết đỏ. Để giảm tối đa nguy cơ bầm tím cũng như giúp vết bầm tím nhanh chóng biến mất, bạn cần:

- Chườm đá lên vùng bị va đập, vùng đang bị đau nhức từ 5-10 phút. Nên chườm đá nhiều lần, giữa những lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ. Chú ý khi chườm đá, không được chườm trực tiếp trên da mà cần quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh rồi đặt lên chỗ đau.

Chú ý là chườm đá chỉ cótác dụngtrong vòng 72 giờ kể từ lúc chấn thương nên công cuộc chườm đá cần đảm bảo càng sớm càng tốt. Việc này giúp mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại, từ đó giảm xuất huyết dưới da cũng như tình trạng sưng viêm. Không chỉ là va chạm nhẹ, bạn có thể chườm đá khi bị bong gân, căng cơ, côn trùng cắn, viêm khớp do gút

- Nếu chân có vết bầm tím nên kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm. Điều này giúp lưu thông máu dễ dàng hơn và giảm sưng rất tốt, hạn chế tối đa nguy cơ để lại vết bầm tím trên da.

- Hạn chế vận động tối đa ở những khu vực bị bầm tím trên da.

- Nếu sau 48 giờ những vết bầm tím vẫn còn, hoặc trong trường hợp máu tụ nhiều, va đập mạnh thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng.

- Trong trường hợp vết bầm tím xuất hiện ít và nhẹ, bạn có thể sử dụng hành tươi bằng cách: Giã nát củ hành tươi và đắp lên vùng da bị thâm tím sẽ làm tan những vết máu bầm hiệu quả. Lưu ý không áp dụng với vết thương hở.

Bằng Lăng [TH]


Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Các tin khác

Ứng dụng, chuyển giao nhiều công nghệ phòng, chống COVID-19
Mục tiêu năm 2025, cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp ICT
Siêu biến thể mới đột biến rất cao, có khả năng né tránh hệ thống phòng thủ vaccine COVID-19
Khẩn cấp nghiên cứu, ngăn chặn siêu biến thể Omicron
Lo ngại biến chủng mới, WHO tổ chức họp khẩn
Ra mắt Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM
Xét nghiệm COVID-19 trên nền tảng công nghệ số phục vụ kỳ họp Quốc hội
Tăng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ vượt cú sốc COVID-19

Video liên quan

Chủ Đề