Cách mạng tư sản Pháp kết thức vào

Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021
Luyện Tập 247
  • Trang chủ
  • Blog
  • Lý thuyết
    • Lớp 12
  • Hỏi đáp
    • Lớp 11
    • Lớp 10
    • Lớp 8
  • Tổng ôn tập
    • Lớp 12
    • Lớp 11
    • Lớp 10
    • Lớp 9
    • Lớp 8
    • Lớp 7
    • Lớp 6
Site Search
Toggle Mobile Menu
  1. Trang chủ
  2. Lớp 8
  3. MÔN SỬ
  4. Cách mạng tư sản Pháp [1789 1794]

Cách mạng tư sản Pháp [1789 1794]

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế:

- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ [chủ yếu dùng cày, cuốc] nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.

- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

2. Tình hình chính trị, xã hội

- Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu.

Chế độ quân chủ chuyên chế: Chế độ chính trị của một nước, có triều đình phong kiến do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Chế độ quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sản định ra... Nhà vua tuy ở ngôi [trị vì] nhưng không nắm thực quyền cai trị.

- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba [tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị]:

/ Không có quyền lợi gì.

/ Phải đóng nhiều thứ thuế.

/ Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.

Đẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong kiến, do luật pháp hoặc tập tục quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phác nhau.

=> Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.

=> Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.

3. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã:

+ Ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản.

+ Kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.

- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.

II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ

Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính:

1. Nền quân chủ lập hiến

- Thời gian: 14/7/1789 - 10/8/1792.

- Lực lượng cầm quyền: phái lập hiến [đại tư sản].

Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm tầng lớp đại tư sản để phân biệt với phái Gi-rông-đanh gồm tầng lớp tư sản công thương và phái Gia-cô-banh gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ.

- Sự kiện chính:

+ Tháng 8/1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

+ Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

+ Ngày 10/8/1792, nền quân chủ lập hiến sụp đổ.

2. Bước đầu của nền công hòa

- Thời gian: 21/9/1792 2/6/1793.

- Lực lượng cầm quyền: phái Gi-rông-đanh [Tư sản công thương].

- Sự kiện:

+ Tháng 9/1792, Quốc hội thông qua Hiến pháp, thành lập nền Cộng hòa.

+ Ngày 21/1/1793, vua Luis XVI bị xử tử.

+ Tháng 6/1793, nhân dân đứng lên lật đổ phái Gi-rông-đanh.

3. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh

- Thời gian: 2/6/1793 27/7/1794

- Lực lượng cầm quyền: pháp Gia-cô-banh.

- Những việc làm:

+ Lập Ủy ban cứu quốc, Rô-pe-spie đứng đầu.

+ Tịch thu ruộng đất của thế lực phong kiến đem chia cho dân.

+ Trưng thu lúa mì bán cho dân.

+ Ban hành luật giá tối đa, luật tương tối đa.

- Ngày 27/7/1794, phái Gia-cô-banh bị lật đổ.

=> Cách mạng Pháp kết thúc.

4. Kết quả và ý nghĩa lịch sử

a. Đối với nước Pháp

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.

=> Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân.

- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng.

=> Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng dân chủ điển hình nhất.

b. Đối với thế giới

- Ảnh hưởng to lớn phong trào dân tộc, dân chủ ở các nước châu Âu.

*Hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không xóa bỏ triệt để áp bức

Ý nghĩa lịch sử của các cuộc CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

- Xác lập sự thắng lợi của Chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến:

- Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa phát triển [dẫn chứng].

- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân

- Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện Chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế:

+ Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân

+ Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác

+ Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với phong kiến

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 8

CHƯƠNG 1: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN [TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX]

  • A.1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  • A.2. Cách mạng tư sản Pháp [1789 1794]
  • A.3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  • A.4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

CHƯƠNG 2: CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX

  • B.1. Công xã Pari 1871
  • B.2. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX
  • B.3. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  • B.4. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII XIX

CHƯƠNG 3: CHÂU Á GIỮA THẾ KỈ XVIII ĐẦU THẾ KỈ XX

  • C.1. Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  • C.2. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  • C.3. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  • C.4. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT [1914 1918]

  • D.1. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918
  • D.2. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại [từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917]

CHƯƠNG 5: CÁCH MẠNG THÁNH MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ [1921 1941]

  • E.1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng [1917 1921]
  • E.2. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội [1921 1941]

CHƯƠNG 6: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI [1918 1939]

  • F.1. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 1939]
  • F.2. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 1939]

CHƯƠNG 7: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI [1918 - 1939]

  • G.1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 1939]
  • G.2. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á [1918 - 1939]

CHƯƠNG 8: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI [1939 1945]

  • H.1. Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 1945]

CHƯƠNG 9: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA, KHOA HỌC KĨ THUẬT THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

  • I.1. Sự phát triển văn hoá, khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  • I.2. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại [từ năm 1917 đến năm 1945]

CHƯƠNG 10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

  • J.1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
  • J.2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc [1873 1884]
  • J.3. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
  • J.4. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.
  • J.5. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

CHƯƠNG 11: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

  • BA.1. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp [Nội dung chính sách]
  • BA.2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp [Biến chuyển về xã hội]
  • BA.3. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
  • BA.4. Ôn tập lịch sử Việt Nam [từ năm 1858 đến năm 1918] Kiểm tra học kì II
LuyenTap247.com

Học mọi lúc mọi nơi với Luyện Tập 247

© 2021 All Rights Reserved.

Tổng ôn Lý Thuyết
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 12
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 11
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 10
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 9
Câu hỏi ôn tập
  • Luyện thi đại học môn toán
  • Luyện thi đại học môn văn
  • Luyện thi vào lớp 10 môn toán
  • Lớp 11
Luyện Tập 247 Back to Top

Video liên quan

Chủ Đề