Cách may tay không lộ đường chỉ

Ngoài việc có kinh nghiệm may vá thì nắm chắc những mẹo hay dưới đây sẽ giúp việc may vá dễ dàng hơn rất nhiều, đồng thời cũng làm cho thành phẩm đẹp hơn đấy! 

1. Cắt thẳng vải không cần kẻ thước

Khi không có thước thì làm sao ta cắt được vải thẳng?

Rất đơn giản, bạn cắt một góc chéo nhỏ ở đầu vải, rút một sợi chỉ trong thớ vải ra. Khi ấy, trên vải xuất hiện một đường thẳng mở. Bạn chỉ cần dùng kéo cắt theo đường vải ấy là có đường cắt thẳng tắp luôn nhé!

2. Khâu giấu mũi

Khâu giấu mũi dùng để hoàn thiện các sản phẩm phải khâu lộn như vỏ gối hay vỏ chăn…, làm cho đường may không bị lộ ra ngoài, giúp sản phẩm đẹp hơn.

Để có những mũi khâu chuẩn và đẹp nhất, bạn luồn chỉ từ mặt trái ra mặt ngoài để giấu đầu nút chỉ. Tiếp đó, luồn sang phía bên kia của vải, chú ý đường chỉ khâu song song với mép vải, dài khoảng 0,5cm. Lặp lại ở phía bên kia của vải, cứ thế khâu hết phần hở.



Khâu giấu mũi

3. Cách may đáp vải

May đáp vải là cách may họa tiết lên  áo váy trẻ em hoặc trang trí chăn, khăn. Xung quanh họa tiết sẽ có một đường may to cố định viền.

Để may được các họa tiết vải lên quần áo mà không bị nhăn nhúm hay xô lệch, bạn dùng mếch vải mỏng ép lên miếng đáp [miếng vải hoạt tiết muốn may thêm] và lót giấy can [hoặc giấy mỏng] dưới vải nền. Miếng mếch vài sẽ làm cho vải cứng hơn, giúp việc may dễ dàng hơn. Sau khi may xong chỉ cần bóc lớp giấy ra là được.

 

May đáp vải

4. Cách xử lí vải voan

Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống vải voan bị xô lệch khi cắt dẫn tới lệch kích thước chưa? Đây là một vấn đề mà mọi người rất hay gặp phải. Và dưới đây là cách khắc phục nè.

Cách 1:  Phun, xịt nước trước khi cắt để vải còn hơi ẩm, như thế vải đỡ trơn trượt, ít bị xô lệch dễ cắt hơn.

Cách 2: Đặt một tấm chăn nỉ hoặc chăn có độ lì cao trên mặt phẳng cắt. Để khi cắt vải ít bị xô lệch, đặt mẫu cắt lên vải, khi đinh ghim thì chọn các điểm cách đều nhau để ghim mẫu cắt bằng giấy qua vải xuống phần dưới chăn lót, hoặc có thể dùng băng dính, nhưng nếu băng dính thì phải hết sức khéo léo vì khi cắt ko hết gỡ sẽ bị sổ mép vải.

 

Mẹo cắt vải voan

5. Tạo bút chì hai đầu để đánh dấu đường may

Nếu bạn sợ may chệch hoặc may không thẳng, dẫn tới thành phẩm xấu thì chiếc bút chì hai đầu như thế này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Cách này cũng được áp dụng đối với cắt mắt những sản phẩm yêu cầu tính chính xác cao như túi, ví.

Cách làm rất đơn giản, Bạn dùng băng dính gắn 2 hoặc 3 chiếc bút chì vào với nhau [tùy vào độ rộng đường may bạn muốn để]. Sau đó dùng chiếc bút này vẽ lên vải. Khi ấy ta có 2 đường song song. Khi may bạn chỉ cần may theo đường bên trong là được, không lo chệch khỏi đường may nhé.

 

Tạo bút hai đầu

6. Mẹo can viền vải

Trong khi may, nhiều lúc vì thiếu vải do khổ vải nhỏ hơn kích thước vật muốn may mà ta phải nối thêm vải hay can vải. Thông thường, chúng ta hay nối thẳng, tuy nhiên, cách này dễ làm những dây vải bị xoắn khi may, gây ra không ít phiền phức. Hãy can viền vải theo đường chéo như Abby mách bạn dưới đây, đảm bảo vải không bị vặn nữa nhé.

Cách can viền vải:

– Đặt vuông góc 2 sợi viền với nhau

– May chéo 1 đường 45 độ

– Cắt phần thừa còn 0,5 cm

– Dùng bàn là là rẽ đôi phần can về 2 bên để sợi viền ko bị dày.

 

Can viền vải theo đường chéo

7. Mẹo làm tưa cạnh

Những tua rua nhỏ hay được thêm vào viền váy, gấu váy, tay áo, khăn tay.. để làm điểm nhấn. Có một cách giúp bạn làm những chiếc tua rua này cực nhanh mà cự đẹp đó.

Chỉ cần máy một đường song song với rìa mép vải, chọn đường chỉ mau mũi một chút. Dùng tăm hoặc kim khều sợ vải dọc đường may. Đến sát đường may thì dừng lại, cắt phần chỉ thừa đi. Vậy là ta được những chiếc tua rua vừa đơn giản lại vừa đẹp rồi.

 

Làm tưa cạnh vừa đều vừa đẹp

8. Cách làm sạch bàn là

Lâu ngày, bàn là của bạn bị bám bẩn, xuất hiện các vết đen vết ố lau mãi không sạch? Đây chính là bí quyết!

Cách 1: Cắm bàn là lên hơi âm ấm, lấy khăn tẩm dấm trắng lau kỹ. Dùng cách này thường xuyên còn làm sạch các bám bẩn trên bàn là.

Cách 2: Đặt một tờ khăn giấy hay khăn cotton cũ, rắc một muỗng canh muối tinh lên. Cắm điện bàn là, chỉnh nhiệt độ cao nhất, tắt chế độ phun hơi nước. Ấn nhẹ mặt đế lên lớp muối, di chuyển 1, 2 lần, cặn bẩn sẽ bám vào muối và mặt đế bàn là sẽ sạch bong.

Cách 3

: Rút điện và chờ bàn là nguội, nặn kem đánh răng lên phần bị dơ trên mặt bàn ủi. Dùng một miếng vải ẩm chùi kĩ mặt đế bàn là và làm sạch phần kem đánh răng. Làm xong, bật chế độ hơi nước ủi một chiếc khăn trong 5 phút.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM?
1. Thông tin tuyển sinh hệ Chính quy?
2.Tại sao học CĐ lại dễ xin việc? Thu nhập cao?
3. Tại sao lại chọn học Trường Công lập? 

Các đường may, mũi khâu bằng tay cơ bản sẽ giúp bạn linh hoạt khi thiết kế trang phục, tái chế, khắc phục quần áo bị hỏng rách mà không cần đến máy may.

Các đường may, mũi khâu bằng tay cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn linh hoạt khi thiết kế trang phục cũng như tái chế, khắc phục quần áo bị hỏng rách mà không cần đến máy may. Chỉ với vài đường đơn giản bạn có thể dễ dàng biến đồ tưởng trừng bỏ đi thành trang phục đẹp mắt bằng mũi khâu cơ bản nhưng không kém phần tinh tế đâu nhé. Cùng theo dõi các đường may tay cơ bản dưới đây nhé!

Chuẩn bị

- Kim khâu

- Chỉ màu

- Vải thêu hoặc bất cứ vải gì hiện có

Điểm danh 7 đường may tay cơ bản nhất

1 Mũi khâu lược

Mũi lược nhằm mục đích ổn định vị trí phần vải sắp may, có tính chất tạm thời. Vì vậy bạn sẽ tháo bỏ chỉ lược đi sau khi sản phẩm may hoàn thành. Mũi lược may dài và thưa, để giúp cho lần may chính thức được chính xác và nhanh chóng. Bạn chỉ cần may nhanh, không cần thiết phải may đẹp mắt và tỉ mỉ.

  • Đầu tiên bạn bố trí các phần vải vào vị trí muốn may.
  • Tiếp đó tiến hành may lược trên vải: đường may từ trái sang phải. Mũi tim ghim xuống vải cách xa nhau một khoảng chừng 0.5 đến 1 cm,
  • Kéo kim lên khỏi mặt vải sau khi may nhiều mũi cùng một lúc.
  • Đường may chính thức và đường may lược không trùng với nhau.

2. Mũi khâu tới

Mũi tới có các mũi may ngắn, đều đặn và cách khoảng, thường được sử dụng trong may nối. Bề trái và bề mặt của mũi may giống hệt như nhau.

  • May tương tự như mũi lược. Tuy nhiên khoảng cách giữa các mũi chỉ rơi vào khoảng 1 mm
  • Mũi may ngắn và đều đặn, đẹp mắt.
  • Đường may thẳng thớm, không bị nhăn vải.

Sự khác nhau giữa mũi lược và mũi tới

3. Mũi đột khít

Mũi đột khít có các mũi may liền cạnh nhau, bền chắc. Và thực hiện chậm hơn mũi tới vì phải may từng mũi một. Thường được dùng trong kỹ thuật may nối hoặc may viền như viền bọc mép sản phẩm...

  • Các mũi kim ghim xuống mặt vải theo tứ tự 1,2,3... Các khoảng cách giữa mũi 1-2 bằng khoảng cách giữa 1-3 và bằng 1mm cho mỗi mũi may.
  • Nên nhớ kéo chỉ vừa phải để vải không bị nhăn.
  • Đường may thẳng hàng, các mũi may trên bề mặt vải ngắn và đều đặn

4. Mũi khâu đột thưa

Kỹ thuật thực hiện giống mũi đột khít, tuy nhiên khoảng cách giữa các mũi rời nhau.

  • Ghim mũi kim xuống vải theo thứ tự 1, 2, 3... Nhưng khoảng cách 1-2 ngắn hơn khoảng cách 1-3.
  • Khoảng cách 1-3 = 2 mm; Khoảng cách 1-2 = 1 mm.

5. Mũi khâu vắt mí gấp mép

Mũi may gấp mép thường được dùng để vắt gấu quần, gấu áo, nẹp áo…

  • Gấp mép vải 2 lần, lược một đường thưa để vải nằm
  • Thực hiện ở bề trái vải, từ bên phải sang bên trái. Đâm kim lên sát mép vải gấp tại điểm [a]
  • Đâm kim xuống tại điểm [b] cách điểm [a] 0,5cm, đẩy kim lên tại điểm [c] và điểm [a’] cùng một lúc. Điểm [b] và điểm [c] cách nhau một canh chỉ vải.
  • Thực hiện cho đến hết đường may.

6. May vắt hàng rào

Thường dùng trong kỹ thuật vắt các loại hàng dày không gấp mép cho êm. Vắt gấp mép lai áo, nẹp áo, lai quần…

  • Gấp mép vải hai lần hoặc vắt sổ, lược một đường thưa để vải nằm.
  • Thực hiện vắt đường vắt từ trái sang phải thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái vải. Ghim kim từ điểm 1 sang điểm 2 ở lớp vải trên và từ điểm 3 sang điểm 4 ở lớp vải dưới sát mép vải trên. Từ điểm 4 sang 5 là tương tự từ điểm 1.
  • Thực hiện cho đến hết đường may

7. Khâu luồn

Khâu luồn bắt một vòng của sợi trên bề mặt vải và kim được đưa trở lại mặt sau của vải ở một góc bên phải với điểm bắt đầu ban đầu của sợi. 

  • Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa cho nếp vải nằm
  • Thực hiện ở bề trái cảu vải, bắt đầu từ bên tay phải sang bên trái.
  • Luồn kim vào bên trong mép và ỉ gấp, may mũi lược chìm.
  • Mũi may nhỏ khoảng 1-2 sợi chỉ vải và cách nhau khoảng 3-5mm

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề