Cách nấu rau đay cho bé ăn dặm

Khi con bước vào thời kỳ ăn dặm, là con đã lớn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Mẹ hãy nấu những món rau củ tốt nhất cho bé ăn dặm để cung cấp dưỡng chất cho con thông minh khỏe mạnh nhé!


Giai đoạn ăn dặm, ngoài sữa ra, mẹ cần bổ sung cho con đa dạng thức ăn. Hãy thêm trái cây, rau củ vào thực đơn hàng ngày, đảm bảo con được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, để phát triển trí não, cao lớn, khỏe mạnh, hệ xương chắc khỏe.


Với 10 món rau củ tốt nhất cho bé ăn dặm, mẹ có thể xoay vòng nấu cho con hàng tuần để cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho bé, giúp bé có một khởi đầu ăn dặm hoàn hảo.




1/ Khoai tây


Khoai tây giàu vitamin C, các vitamin nhóm B, folate, choline, các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như: canxi, sắt, magie, kẽm, đồng, kali là món ăn phù hợp cho trẻ để bắt đầu làm quen với rau củ quả.


Mẹ có thể hấp chín khoai tây rồi nghiền nhuyễn cho bé ăn. Mẹ cũng có thể làm món cháo khoai tây bột sữa cho bé thưởng thức khi mới tập ăn. Khi con đã hơn 10 tháng tuổi, bé có thể ăn thêm thịt, mẹ nên chuyển sang chế biến món cháo khoai tây thịt bò.




2/ Đậu hà lan


Đậu hà lan giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C, sắt, kali, natri là món vô cùng thích hợp cho bé ăn dặm. Đây cũng là loại đậu giaau2 vitamin C giúp bé tăng cường miễn dịch, giàu vitamin A tốt cho thị lực. Lượng chất xơ dồi dào trong đậu hà lan giúp bé ổn định đường tiêu hóa, chống táo bón. Mẹ có thể nấu cháo thịt bò, đậu hà lan rồi rây nhuyễn cho bé thưởng thức.




3/ Cà rốt


Bước vào thời kỳ bé ăn dặm, mẹ đừng quên thêm cà rốt vào thực đơn để cung cấp vitamin A, vitamin C và các khoáng chất cần thiết như sắt, kali, canxi cho bé thông minh và cao lớn. Mẹ có thể nấu cháo thịt bò cùng cà rốt rồi rây nhuyễn cho bé hoặc cho con thưởng thức món nước ép cà rốt. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ nên ép cho bé từ 30-50gr cà rốt và cho bé thưởng thức không quá 3 lần/ngày.




4/ Bí ngô


Món súp bí ngô hay cháo bí ngô quả có thể cung cấp cho bé những dưỡng chất quan trọng như vitamin A, vitamin C, chất xơ, canxi, sắt giúp bé tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh cảm cúm, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa của bé.




5/ Bông cải xanh


Bông cải xanh chứa dối dào hàm lượng vitamin A, vitamin C, chất sắt, canxi, chất xơ, rất tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé. Mẹ hãy hấp bông cải xanh, nghiền nhuyễn và cho vào cháo của bé để bổ sung dưỡng chất cho con.




6/ Cải bó xôi


Nhờ dồi dào hàm lượng axit folic, vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, kali cải bó xôi là một trong những rau củ tốt nhất cho bé ăn dặm để con được cung cấp đủ đầy dưỡng chất giúp khỏe mạnhm cao lớn và thông minh. Với cải bó xôi, mẹ cần cắt nhuyễn cho vào cháo, rây mịn cho bé thưởng thức.




7/ Cà chua


Mẹ có thể lột vỏ, bỏ hạt cà chua, đem hấp chín, nghiền nhuyễn rồi trộn chung với cháo cho bé thưởng thức. Nhớ chọn cà chua thật chín, vì trong cà chua xanh có chứa độc tố solanin có thể gây ngộ độc, hôn mê. Mẹ có thể kết hợp cà chua cùng thịt bò để nấu cháo, xúp cho bé. Một ly nước ép cà chua cũng là gợi ý tuyệt vời để bổ sung vitamin A, vitamin C, sắt, canxi cho bé, do cà chua dồi dào hàm lượng những dưỡng chất này.




8/ Bắp cải


Bắp cải giàu chất xơ, vitamin A, C, các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho, ngay từ khi con bắt đầu ăn dặm là mẹ đã có thể thêm món rau này vào thực đơn của bé. Mẹ có thể nấu cháo với bắp cải, rây nhuyễn cho con. Món xúp bắp cải cũng là gợi ý tuyệt vời cho bé đổi món mà vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.




9/ Khoai lang


Thật thiếu sót khi con đã bước vào thời kỳ ăn dặm mà mẹ lại bỏ qua khoai lang. Dồi dào hàm lượng vitamin A, vitamin C, chất xơ, canxi, sắt, magie, kali, natri khoai lang cực kỳ tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể nấu cháo khoai lang thịt gà, cháo khoai lang cá lóc, xúp khoai lang hay nghiền nhuyễn khoai lang và bí ngô để làm món súp cho bé thưởng thức.




10/ Rau đay


Với hàm lượng canxi, sắt, chất xơ cùng các vitamin A, vitamin C dồi dào, rau đay được xem là một trong những loại rau củ tốt nhất cho bé ăn dặm. Mẹ có thể nấu món cháo cua rau đay cho bé thưởng thức. Lưu ý mẹ đừng nấu đến khi rau chuyển màu, vì khi đó lượng dinh dưỡng trong rau đay sẽ bị thất thoát đáng kể.




Những lưu ý khi chế biến rau củ cho bé ăn dặm:


- Chọn rau nhiều lá: Cho bé ăn loại rau có lá nhiều hơn vì lượng dưỡng chất trong rau có lá màu xanh nhiều hơn.


- Hấp hoặc luộc rau trong nước sôi già: Việc hấp hoặc luộc rau trong nước sôi già sẽ giữ lại dưỡng chất trong rau, lượng dinh dưỡng không bị thất thoát nhiều.


- Chọn rau an toàn: Nên chọn mua rau chế biến cho con ở cửa hàng uy tín, chọn rau an toàn, vì hệ miễn dịch của bé còn non yếu.


- Rửa rau thật kỹ: Rửa rau thật kỹ dưới vòi nước để loại trừ lưu lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau.



Video liên quan

Chủ Đề