Cách nhận biết bị covid khi test

Nhiều người khi tự test nhanh có kết quả hiển thị vạch T mờ và cho rằng mình bị nhiễm ở mức độ nhẹ, tải lượng virus thấp và ngược lại nếu vạch T đậm thì nhiễm nặng, tải lượng virus cao. Suy nghĩ này liệu có chính xác?

Vạch T mờ là nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ?

Số ca nhiễm COVID-19 cả nước những ngày qua tăng rất cao, với hơn hàng trăm ngàn ca mỗi ngày – theo Bộ Y tế công bố. Nhu cầu người dân test nhanh cũng cao hơn bao giờ hết.

Chị Lê Hương [Hà Nội] có triệu chứng ho, đau họng sau khi tiếp xúc với F0. Nghi ngờ mình mắc COVID-19, chị tự xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị 2 vạch, trong đó vạch T hiển thị mờ. “Vạch T mờ có phải nghĩa là mình mới nhiễm, mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ?”, chị Hương băn khoăn.

Cũng giống như chị Hương, anh Trương Công Sơn cũng cho rằng vạch T mờ là mình bị bệnh nhẹ. Anh nhiễm COVID-19 từ ngày 28-2, sau đó cứ 3 ngày anh test lại 1 lần để xem mình đã khỏi bệnh hay chưa. “Tôi test xem vạch T đã mờ dần hay chưa, tôi nghĩ rằng nếu mờ thì là tôi sắp khỏi bệnh”, anh Sơn nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không quan trọng, không nên dựa vào test nhanh để phán đoán diễn biến của bệnh.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trên xét nghiệm nhanh có hai vạch là vạch C và vạch T. C là chữ viết tắt của Control, có nghĩa là vạch test chuẩn của nhà sản xuất. Nếu vạch C không hiện tức là kit xét nghiệm bị lỗi, không sử dụng được, kết quả sai. Còn vạch T là từ viết tắt của Test, hiển thị khi có ghi nhận virus COVID-19.

Có hay không phụ thuộc tải lượng virus, thể hiện bệnh nặng – nhẹ?

Bà Hoàng Thị Vân Anh [khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19] cho biết việc test nhanh cho kết quả vạch mờ hay đậm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có độ nhạy của kit xét nghiệm.

“Nhiều kit xét nghiệm có độ nhạy rất cao, dù tải lượng virus thấp nhưng cho lên vạch rất rõ. Cùng với mẫu dịch đó, với loại kit xét nghiệm khác sẽ cho vạch mờ hơn. Thêm vào đó, việc lấy mẫu test có đúng kỹ thuật hay không cũng quyết định đến kết quả test nhanh”, vị này thông tin.

Trong khi đó, theo một bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103, nguyên tắc của xét nghiệm nhanh COVID-19 là xét nghiệm kháng nguyên tìm kháng thể.

Trên bề mặt của kit xét nghiệm nhanh là kháng thể, còn dịch tị hầu là kháng nguyên. Khi kháng nguyên nhận diện được kháng thể sẽ có chất để hiển thị màu. Đối với trường hợp nhiễm COVID-19 sẽ cho hiển thị 2 vạch – tức kết quả dương tính.

“Tuy nhiên, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không thể hiện mức độ nhiễm bệnh. Xét nghiệm nhanh chỉ xác định có nhiễm bệnh hay không”, vị bác sĩ này nói và lưu ý xét nghiệm nhanh hiển thị vạch T mờ có thể là dương tính giả.

Còn một bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm vi sinh tại một bệnh viện TP.HCM cho biết, độ đậm nhạt tại vạch T không liên quan đến nồng độ virus trong cơ thể ít hay nhiều và càng không thể hiện được tiên lượng bệnh nặng hay nhẹ.

Theo đó, kit xét nghiệm hiển thị cả 2 vạch tại chữ C và T có ý nghĩa dương tính với COVID-19. Mỗi kit xét nghiệm đều có gắn chất khử, khi chất khử gặp mẫu bệnh phẩm chứa virus thì sẽ bị oxy hóa và hiển thị màu. Tùy theo mức độ phản ứng oxy hóa mạnh, nhẹ và điều kiện môi trường… sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt tại vạch T.

Tương tự, bác sĩ Dư Tuấn Quy – quyền trưởng khoa nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 [TP.HCM] – cho hay dù kit xét nghiệm hiển thị hai vạch đậm hay nhạt đều thể hiện dương tính với COVID-19, nhưng lại không nói lên được nồng độ virus ít hay nhiều. Để biết được nồng độ virus thì phải làm xét nghiệm RT-PCR.

Lưu ý thời gian đọc kết quả

Vị bác sĩ chuyên khoa y sinh học và dịch tễ, Học viện Quân y 103 khuyến cáo, khi xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị trên xét nghiệm chỉ có giá trị trong 15-30 phút. Nhiều người sau khi test để đến 5-6 tiếng đồng hồ sau đó lên vạch T mờ, kết quả này là không chính xác.

“Hiện nay nhiều người test nhanh tại nhà chưa đúng kỹ thuật, chưa lấy đủ dịch hoặc lấy sai cách khiến kết quả sai lệch. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe, có triệu chứng của COVID-19 hay không.

Sau đó, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh có thể xét nghiệm lại bằng 2 loại xét nghiệm khác nhau để khẳng định kết quả chính xác. Do xét nghiệm nhanh có độ nhạy nhất định, vì vậy khó tránh việc có thể dương tính giả”, vị bác sĩ chia sẻ thêm.

Theo thanhnien

Để biết liệu bạn có từng tiếp xúc với người đã thông báo bị nhiễm COVID-19 hay không, bạn có thể bật Thông báo tiếp xúc. Nếu thay đổi ý định, bạn có thể tắt hệ thống này.

Để sử dụng hệ thống này, bạn cần tải ứng dụng chính thức do cơ quan y tế cộng đồng của chính phủ nơi bạn sinh sống cung cấp hoặc nếu khu vực của bạn hỗ trợ, hãy bật hệ thống này ngay trong phần Cài đặt của thiết bị.

  • Nếu bị nhiễm COVID-19, bạn có thể chia sẻ thông tin đó qua Hệ thống thông báo tiếp xúc để thông báo cho những người mà bạn từng tiếp xúc.
  • Nếu người mà bạn từng tiếp xúc cho biết họ bị nhiễm COVID-19, thì hệ thống sẽ thông báo và cung cấp cho bạn các chỉ dẫn tiếp theo.
     

Cách điện thoại nhận bản cập nhật

Điện thoại Android thường xuyên nhận được các bản cập nhật ở chế độ nền. Chúng tôi đã ra mắt Hệ thống thông báo tiếp xúc dưới dạng một bản cập nhật cho Dịch vụ Google Play. Bản cập nhật này không tự động bật Thông báo tiếp xúc hay kích hoạt chức năng nào của hệ thống này.

Thông báo tiếp xúc chỉ hoạt động khi bạn quyết định chọn sử dụng. Nếu thay đổi ý định, bạn có thể tắt hệ thống này bất cứ lúc nào.

Hầu hết các điện thoại Android đều nhận được bản cập nhật này. Một số mẫu điện thoại Huawei có thể không nhận được bản cập nhật.

Việc bạn cần làm để bắt đầu

Một số cơ quan y tế cộng đồng xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh, còn một số khác lại tùy chỉnh ứng dụng mẫu do Google cung cấp. Một số cơ quan chọn cho phép bạn bật Thông báo tiếp xúc ngay trong phần Cài đặt của thiết bị.

Tải ứng dụng chính thức xuống

Nếu khu vực của bạn hỗ trợ, thì bạn có thể tải ứng dụng chính thức do cơ quan y tế cộng đồng ở nơi bạn sinh sống cung cấp trên Cửa hàng Play.

Những ứng dụng dùng Hệ thống thông báo tiếp xúc đều có huy hiệu

. Những ứng dụng không có huy hiệu này là những ứng dụng không dùng Hệ thống thông báo tiếp xúc.

Thiết lập Thông báo tiếp xúc trong phần cài đặt của thiết bị

Nếu khu vực của bạn hỗ trợ, thì bạn có thể bật Thông báo tiếp xúc ngay trong phần cài đặt trên thiết bị Android. 

Kiểm tra hoặc thay đổi các tùy chọn cài đặt của điện thoại

  • Đảm bảo điện thoại đang chạy Android 6.0 trở lên. Tìm hiểu cách kiểm tra và cập nhật phiên bản Android.
  • Bật Bluetooth trên điện thoại. Tìm hiểu cách bật Bluetooth.
    • Trên Android 10 trở xuống, hãy bật tùy chọn cài đặt Vị trí trên điện thoại. Tìm hiểu cách bật dịch vụ Vị trí. Hệ thống sẽ dùng tùy chọn này để quét tìm tín hiệu Bluetooth nhưng không thu thập hay theo dõi vị trí của bạn. Tìm hiểu lý do bạn cần bật dịch vụ vị trí để hệ thống hoạt động.
    • Đối với điện thoại chạy Android 11, bạn không cần bật tùy chọn cài đặt Vị trí trên điện thoại. 

Cách thức hoạt động của Hệ thống thông báo tiếp xúc

Sau khi bạn chọn sử dụng Hệ thống thông báo tiếp xúc, hệ thống sẽ tạo các mã nhận dạng ngẫu nhiên trên thiết bị của bạn. Để giúp ngăn chặn việc theo dõi, cứ 10 đến 20 phút, mã nhận dạng ngẫu nhiên của điện thoại lại thay đổi một lần.

Điện thoại của bạn sẽ hoạt động ở chế độ nền để chia sẻ các mã nhận dạng ngẫu nhiên này qua Bluetooth với các điện thoại xung quanh cũng bật tính năng Thông báo tiếp xúc. Khi phát hiện mã nhận dạng ngẫu nhiên từ một thiết bị khác, điện thoại của bạn sẽ ghi lại và lưu trữ mã nhận dạng đó trên thiết bị của bạn.

Nếu có người thông báo bị nhiễm COVID-19 và mã nhận dạng của họ hiện lưu trữ trên điện thoại của bạn, thì ứng dụng sẽ thông báo cho bạn về các bước tiếp theo cần thực hiện.

Cách xác định nguy cơ tiếp xúc

Cơ quan y tế cộng đồng của chính phủ sẽ xác định những yếu tố có thể cho biết nguy cơ tiếp xúc.

Nếu bạn từng tiếp xúc với người tự báo cáo là bị nhiễm COVID-19, thì hệ thống có thể chia sẻ thông tin này để xác định xem trường hợp tiếp xúc đó có đáp ứng tiêu chí về nguy cơ tiếp xúc hay không, bao gồm:

  • Ngày tiếp xúc.
  • Khoảng thời gian tiếp xúc.
  • Cường độ tín hiệu Bluetooth của lần tiếp xúc đó.

Hệ thống thông báo tiếp xúc không dùng thông tin vị trí của bạn.

Cách thức bảo vệ quyền riêng tư mà Hệ thống thông báo tiếp xúc áp dụng

Bạn chọn sử dụng hệ thống và chia sẻ dữ liệu của mình

Hệ thống này chỉ hoạt động khi bạn quyết định sử dụng. Bạn kiểm soát việc có nhận thông báo tiếp xúc hay không, đồng thời quyết định có chia sẻ dữ liệu hay không và thời điểm chia sẻ. Nếu bị nhiễm COVID-19, bạn có thể chọn chia sẻ mã nhận dạng ngẫu nhiên của mình để thông báo cho những người khác về khả năng tiếp xúc.

Google, Apple và những người dùng khác sẽ không thể biết danh tính của bạn

Toàn bộ hoạt động so khớp mã nhận dạng qua Hệ thống thông báo tiếp xúc chỉ diễn ra trên thiết bị của bạn. Điều này có nghĩa là nếu bạn báo cáo mình bị nhiễm COVID-19 hoặc từng tiếp xúc với người đã báo cáo là bị nhiễm COVID-19, thì chỉ bạn và cơ quan y tế biết thông tin đó. Hệ thống tuyệt đối không chia sẻ danh tính của bạn với những người dùng khác, với Apple hoặc Google.

Vị trí của bạn không bị theo dõi

Hệ thống thông báo tiếp xúc không thu thập hay sử dụng thông tin vị trí trên thiết bị của bạn. Thay vào đó, hệ thống này dùng Bluetooth để phát hiện xem 2 thiết bị có ở gần nhau hay không, mà không tiết lộ thông tin vị trí của các thiết bị đó.

Ngoài ra, cơ quan y tế cộng đồng cũng không được phép dùng thông tin vị trí của điện thoại hay theo dõi vị trí của bạn ở chế độ nền.

Trên Android 10 trở xuống, hãy tìm hiểu lý do bạn cần bật dịch vụ vị trí để Hệ thống thông báo tiếp xúc hoạt động.

Chỉ cơ quan y tế cộng đồng mới có thể sử dụng hệ thống này

Chỉ các ứng dụng chính thức do cơ quan y tế cộng đồng cung cấp mới có thể sử dụng hệ thống này. Ứng dụng của họ phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể về quyền riêng tư, tính bảo mật và cách sử dụng dữ liệu.

Những việc khác bạn có thể làm

Tắt Thông báo tiếp xúc

Theo mặc định, tính năng Thông báo tiếp xúc ở chế độ tắt.

Nếu đã chọn bật tính năng này, nhưng sau đó thay đổi ý định, thì bạn có thể tắt tính năng này trong phần Cài đặt của điện thoại Android hoặc gỡ cài đặt ứng dụng y tế cộng đồng.

Quan trọng: Khi tắt tính năng này, bạn sẽ không nhận được thông báo nếu đã tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19.

  1. Trên thiết bị Android, hãy mở ứng dụng Cài đặt.
  2. Nhấn vào Google
    Thông báo tiếp xúc COVID-19.
  3. Tắt tính năng Thông báo tiếp xúc.

Xóa lịch sử tiếp xúc của bạn

Sau khi chọn sử dụng hệ thống, bạn có thể xóa các mã nhận dạng ngẫu nhiên đã lưu trữ trên thiết bị của mình. Những mã nhận dạng này cũng sẽ tự động bị xóa sau 14 ngày. Bạn không thể xóa mã nhận dạng ngẫu nhiên có thể được lưu trữ trên thiết bị của người khác hoặc mã nhận dạng ngẫu nhiên mà bạn đã chia sẻ với một ứng dụng.

Quan trọng: Khi xóa dữ liệu này, bạn sẽ không nhận được thông báo nếu đã tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19.

  1. Trên thiết bị Android, hãy mở ứng dụng Cài đặt.
  2. Nhấn vào Google
    Thông báo tiếp xúc COVID-19.
  3. Nhấn vào Xóa mã nhận dạng ngẫu nhiên
    Xóa

Tìm thông tin trợ giúp về ứng dụng của cơ quan y tế cộng đồng

Nếu bạn từng tiếp xúc với người thông báo bị nhiễm COVID-19

Bạn có thể nhận được thông báo về việc tiếp xúc này từ ứng dụng của cơ quan y tế cộng đồng. Nếu bạn nhận được thông báo, thì ứng dụng sẽ hướng dẫn bạn những việc cần làm tiếp theo.

Nếu bạn bị nhiễm COVID-19

Bạn có thể thông báo mình bị nhiễm COVID-19 qua ứng dụng y tế cộng đồng.

Ứng dụng có thể yêu cầu bạn chia sẻ mã nhận dạng ngẫu nhiên của bạn. Việc này giúp cơ quan y tế cộng đồng thông báo cho những người khác.

Sau đó, ứng dụng có thể kiểm tra xem mã nhận dạng ngẫu nhiên của bạn có được lưu trữ trên thiết bị của người khác hay không. Nhờ đó, ứng dụng có thể thông báo cho những người từng tiếp xúc với bạn. Những người được thông báo này sẽ không biết danh tính của bạn.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Chủ Đề