Cách ôn tập Ngữ văn 9 thi vào lớp 10

Một nửa thời gian của học kì I đã sắp đi qua, thời gian ôn thi môn Ngữ văn vào lớp 10 ngày càng ngắn đi, để việc ôn thi vào 10 hiệu quả và đạt kết quả cao, teen lớp 9 hãy tham khảo 3 tiến trình ôn thi khoa học dưới đây!

Thời điểm thi giữa học kì I sắp đến đồng nghĩa với việc học sinh sắp bước qua 1/4 thời gian của năm học 2020-2021. Đối với học sinh lớp 9 thì thời gian ôn thi vào 10 ngày càng trở nên ngắn và gấp hơn. Do đó, để việc ôn thi vào 10 đạt hiệu quả cao thì ngay từ bây giờ teen lớp 9 cần có lộ trình, kế hoạch cũng như phương pháp ôn thi hợp lý, hiệu quả để đạt kết quả cao.

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, cùng với môn Toán thì môn Ngữ văn là môn thi bắt buộc phải có để học sinh thi chuyển cấp. Thế nhưng, hàm lượng kiến thức và các đơn vị kiến thức cần nhớ của môn Ngữ văn rất nhiều, vì vậy, học sinh cần có thời gian ôn luyện để bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng còn yếu/ kém thì mới có cơ hội bứt phá điểm số khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chính thức diễn ra.

Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 9 bứt phá điểm thi vào 10, cô Nguyễn Thị Thu Trang  Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ đưa ra tiến trình 3 giai đoạn ôn thi hiệu quả dưới đây. Các bạn học sinh lớp 9 hãy ghi nhớ 3 tiến trình này và áp dụng luôn vào việc học của bản thân để đạt được những kết quả học tập tốt nhất.

Cô Nguyễn Thị Thu Trang  Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI

Hệ thống kiến thức các tác phẩm văn học

Đầu tiên, teen lớp 9 cần hệ thống lại tất cả tác phẩm văn học có trong chương trình luyện thi vào lớp 10 với 2 phần cơ bản. Phần 1 là văn học Trung đại bao gồm các tác phẩm Truyện Kiều, Chuyện Người con gái Nam Xương, Lục Vân Tiên, Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Phần 2 là văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm trọng thơ là bài thơ Đồng chí, Tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng; các tác phẩm truyện ngắn Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà. Ngoài ra, con có các tác phẩm nằm trong học kỳ II học sinh cần chú ý là Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi.

Việc hệ thống trước kiến thức nhằm mục đích giúp học sinh xác định được mình cần học gì, những tác phẩm nào mình cần chú ý và để có kế hoạch học tập hiệu quả để bổ sung kiến thức cơ bản của các tác phẩm này. Bên cạnh đó, việc hệ thống kiến thức cũng giúp học sinh chủ động trang bị sớm kiến thức để có thể nhanh chóng làm thử các đề thi của các năm trước hoặc rèn luyện thêm kỹ năng viết đoạn văn, bài văn.

Học sinh cần hệ thống kiến thức để nắm được kiến thức cơ bản

>> Để được trang bị và hệ thống kiến thức các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, teen lớp 9 đăng ký tại đây://hocmai.link/Tientrinh_onthi_Nguvan_vao10

Ôn tập kiến thức theo từng chuyên đề

Sau khi hệ thống kiến thức cơ bản thì tiến trình tiếp theo học sinh lớp 9 cần làm là bắt đầu ôn tập kiến thức theo chuyên đề và kiểu bài. Về chuyên đề, học sinh sẽ tổng hợp các tác phẩm cùng chủ đề, chủ điểm lại với nhau. Ví dụ, học sinh sẽ ôn tập các tác phẩm có đề tài là tình cảm gia đình như Nói với con, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để có một cái nhìn chung nhất, khái quát nhất về đề tài, vừa tìm ra điểm tương đồng giống nhau giữa các tác phẩm vừa có thể tìm được những nét khác biệt giữa chúng.

Bên cạnh đó, trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào 10 thường có các bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Do đó, học sinh lớp 9 cần đặc biệt lưu ý ôn tập 2 kiểu bài này. Đối với dạng bài nghị luận xã hội, học sinh cần tham khảo các hiện tượng đời sống, chăm chỉ đọc báo, đọc sách để bổ sung thêm luận điểm, dẫn chứng xã hội giúp bài văn nghị luận xã hội thêm phần phong phú và sâu sắc. Còn đối với bài nghị luận văn học thì học sinh cần vận dụng được kiến thức văn học và lý luận văn học để làm bài văn có chiều sâu, có quan điểm của người viết giúp bài văn đạt được điểm cao.

Để ôn tập theo từng chuyên đề, học sinh nên hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy, bảng biểu và bám sát kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa cũng như rèn luyện kỹ năng làm bài thông qua các đề thi thử, đề thi thật vào lớp 10 của các năm trước.

Ôn tập theo từng chuyên đề để ghi nhớ lại kiến thức

Rèn luyện kỹ năng làm bài

Sau khi đã hệ thống kiến thức cơ bản và ôn tập theo từng chuyên đề thì học sinh lớp 9 cần rèn luyện kỹ năng làm bài để có tâm lý ổn định nhất khi làm bài thi. Trong tiến trình ôn thi này, cô Trang chia làm 2 chuyên đề là chuyên đề luyện kỹ năng viết. Các bạn học sinh sẽ tạo đoạn văn với 3 dạng cơ bản là diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp khi viết bài. Chuyên đề 2 là luyện đề để nâng cao kỹ năng phân tích đề, tìm ý, từ kỹ năng tìm ý đó các bạn học sinh có thể áp dụng để viết đoạn văn.

Để có sự chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi vào lớp 10 căng thẳng và cam go cũng như bứt phá điểm số bài thi giữa học kì I sắp tới, học sinh lớp 9 có thể tham khảo Giải pháp HM10 toàn diện đểcó được lộ trình học tập cụ thể. Ngoài ra, học sinh sẽ được củng cố lại kiến thức nền tảng, trang bị kiến thức, kỹ năng mới, tự tin vững vàng cho kỳ thi vào lớp 10.

Có được sự chuẩn bị sớm sẽ giúp các bạn học sinh không bị rối và phải cày ngày cày đêm khi thời gian thi chính thức cận kề. Đặc biệt là các teen có được sự chủ động để bứt phá điểm thi vào lớp 10, thi đỗ vào ngôi trường cấp 3 mà các bạn và gia đình mong muốn. Vì vậy, hãy đăng ký ngay Giải pháp HM10 toàn diện để việc ôn thi vào 10 trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhé!

>> Đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ giải pháp HM10 toàn diện tại đây://hocmai.link/Tientrinh_onthi_Nguvan_vao10

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2020  2021

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức  Tổng ôn  Luyện đề.
  • Trang bị và ôn tập toàn diện kiến thức, luyện chiến thuật làmcác dạng bài thường xuất hiện trong đề thi vào 10.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Chủ Đề