Cách pha sữa Grow Plus đỏ của Vinamilk

Bác sĩ chỉ định tôi nên cho bé dùng sữa ngoài. Vậy đâu là cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn?

Chia sẻ
Lưu lại
Đăng tải 4 năm trước

Bác sĩ chỉ định tôi nên cho bé dùng sữa ngoài. Vậy đâu là cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn?

Chào Mẹ,

Trước tiên mẹ cần nhớ sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trẻ nhỏ. Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài. Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp được nêu ở bảng này thì mẹ tham khảo thêm câu trả lời của bác sĩ trung tâm dưỡng Vinamilk như sau:

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Với cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn, trước khi bắt tay vào pha sữa, bạn cần:

Pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh

Bước 1: Vệ sinh các dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh

  • Tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, bình sữa bằng cách đặt nồi đun sôi nước, rồi đặt các bình sữa vào đun sôi tiếp 15 phút nữa.
  • Sau đó, bạn cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn vào đun tiếp 5 phút. Bạn hãy lưu lý rằng nước sôi phải đổ đầy để núm vú, bình sữa không tiếp xúc với đáy nồi.
  • Trường hợp bạn dùng bình thủy tinh cho bé, bạn đừng vớt bình ngay sau khi nấu để tránh sự thay đổi nhiệt độ làm vỡ bình bạn nhé.
  • Sau khi đã vệ sinh các dụng cụ pha sữa, bạn cũng nhớ rửa tay sạch sẽ nha.

Bước 2: Pha sữa đúng theo tỉ lệ và hướng dẫn trên bao bì của hộp sữa

  • Mỗi loại sữa sẽ có một cách pha chế cụ thể, nên bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nắp hoặc bao bì của hộp sữa để biết pha bao nhiêu thìa sữa với bao nhiêu ml nước ở bao nhiêu độ. Bạn hãy dùng thìa đong sữa được để sẵn trong hộp để pha chính xác tỉ lệ, nhằm đảm bảo đúng dinh dưỡng cho bé nhé.
  • Bạn nên pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc pha sữa quá đặc có thể khiến bé bị táo bón cũng như khiến thận bị quá tải Ngược lại, nếu bạn pha quá loãng, sữa đó sẽ không còn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé. Chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ, bạn mới nên thay đổi tỉ lệ pha sữa.
  • Có một điều nên nhớ để giúp bạn giữ đúng tỷ lệ lượng nước và lượng sữa là bạn hãy pha đủ tỉ lệ nước ấm trước rồi mới cho sữa vào sau.
  • Đầu tiên, bạn đun sôi nướcđể nguội theo nhiệt độ thích hợp,thông thường là từ 40 50 độ C, rót lượng nước cần dùng vào bình. Trước khi pha, bạn nên nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng của nước, tránh để nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh có thể sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của sữa.
  • Sau khi cho đủ lượng sữa vào nước, bạn đậy nắp bình và lắc đều đến khi sữa tan hoàn toàn. Nếu lắc mãi mà sữa vẫn vón cục, bạn nên kiểm tra lại hạn sử dụng của sữa, tránh để bé uống sữa có vấn đề.
  • Nếu bé uống không hết, bạn có thể uống hộ hoặc đổ bỏ phần sữa thừa. Tuyệt đối không cho bé uống lại lượng sữa đó để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên đậy kín hộp sữa và để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nên dùng hết trong vòng 1 tháng.

Học cách pha sữa cho trẻ sơ sinh thôi cũng chưa đủ, mẹ còn phải tìm hiểu những sai lầm thường gặp trong cách dùng sữa công thức cho bé gồm những điều sau:

  • Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng sẽ không làm nóng sữa đều, chỗ nóng chỗ lạnh khác nhau và có thể gây ra những chỗ cực nóng trong sữa, làm bỏng miệng bé.
  • Mẹ tuyệt đối không nên thay đổi công thức pha sữa. Nếu cho quá nhiều nước, em bé có thể sẽ bị thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu cho quá ít nước, em bé lại có nguy cơ bị mất nước.
  • Dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé là một sai lầm vì đây là loại nước bão hòa chứa hàm lượng khoáng chất cực kỳ cao có thể gây hại đến trẻ sơ sinh. Một số loại nước khoáng còn chứa nhiều muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Vì thế, dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến bé bị ngộ độc, hại thận, rất nguy hiểm.
  • Nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức, sau đó để nguội dần đến 40 50oC rồi pha. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Trước khi cho em bé uống, hãy làm mát một cách nhanh chóng bằng cách để bình sữa dưới vòi nước đang chảy, cho đến khi sữa hạ nhiệt độ đến mức vừa phải để bé uống được.
  • Một chai sữa nóng luôn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đó là chưa kể vi khuẩn từ nước bọt của bé cũng có thể sinh sản ngay trong bình sữa khi bé ngậm quá lâu. Vậy nên, nếu sau 2 tiếng đồng hồ mà bé không chịu ti hết bình thì mẹ đừng tiếc mà hãy bỏ bình sữa đi. Nếu mẹ mang bình sữa đã pha sẵn đi theo trong khi đi xa, bình sữa cần phải được bỏ đi sau 24 giờ không sử dụng.
  • Không ép buộc bé bú quá nhiều mẹ nhé vì chính bản thân bé sẽ biết được mình cần bú bao nhiều là đủ.
  • Mẹ không nên để bé ngủ trong lúc đang bú sữa vì có thể dễ làm bé hóc, nghẹn. Ngoài ra thì răng của bé cũng dễ bị sâu nếu ngậm sữa trong một thời gian dài.
  • Tuyệt đối không bao giờ để bé tự cầm bình sữa và tu một mình mẹ nhé, điều này sẽ làm tăng nguy cơ nôn trớ và nghẹt thở

Mẹ cần nhận thức được những tác hại sau khi mẹ không bảo quản sữa bột cho bé đúng cách:

  • Bảo quản không đúng cách có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm [mùi không còn thơm, thiên về vị chua, thay đổi trạng thái, có thể bị vữa], không những làm sữa không còn giữ được hương vị và những tác dụng ban đầu mà còn biến chúng thành ổ vi khuẩn có hại cho sức khỏe của bé.

Bảo quản không đúng nhiệt độ có thể làm sữa nhanh bị oxy hóa sinh các chất độc hại, sữa bị khô, nổi bọt khi pha, lâu tan

Sữa bị biến chất do bảo quản không đúng cách sẽ khiến bé mắc các vấn đề về tiêu hóa

Để sữa bột cho bé không bị biến chất, giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện, mẹ cần bảo quản sữa đúng cách:

  • Không nên để sữa bột trong tủ lạnh vì đây không phải cách bảo quản hợp lí. Chính môi trường ẩm ướt trong tủ lạnh sẽ khiến sữa bột rất dễ hút ẩm. Nếu bảo quản trong tủ lạnh lâu, sữa bột không những sẽ dễ bị ẩm mốc mà còn khiến sữa của bé bị vón cục, thay đổi chất sữa và mất đi giá trị sử dụng.
  • Chú ý đóng chặt nắp sau khi pha sữa để không làm sữa bị ẩm và vón cục.
  • Khi pha sữa cho bé, mẹ nên chú ý không để nước rớt vào sữa vì sẽ làm sữa vón cục, đổi màu, đổi vị hoặc khiến sữa có mùi lạ khiến bé khó chịu. Nếu thấy sữa trong những điều kiện này, mẹ nhớ tuyệt đối không được để bé tiếp tục sử dụng nha.
  • Mẹ nên chú ý và sử dụng sữa trong thời gian sử dụng cho phép, thông thường sẽ là 18 tháng với sữa bột hộp giấy và 2 năm với sữa hộp. Tuy nhiên, nếu đã mở nắp, mẹ nên chú ý sử dụng trong vòng 30 ngày.

Đây làcách pha sữa cho trẻ sơ sinhmà mẹ cần biết để giúp bé hấp thu đủ dinh dưỡng thiết yếu để phát triển toàn diện. Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh Trưởng ban trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú

Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:

· Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và lao động hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm làm ảnh hưởng đến chất và lượng sữa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn bổ sung chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng để có nhiều sữa sau sinh.

· Để có lượng sữa dồi dào cho bé yêu, bạn nên chú ý uống đủít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

· Điều quan trọng để tạo nhiều sữa, người mẹ cần cho bé bú thường xuyên và đúng cách

· Hãy massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng sữa bột thích hợp.

Đọc thêm:

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất?

Trẻ sơ sinh nên uống sữa gì và uống sữa gì tốt nhất? Sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa có những dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Hãy cùng tìm hiểu bài viết để biết được loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất hiện nay nhé.

Loại sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?

Sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa nào? Loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ sơ sinh phát triển tốt cả về thể chất và trí não một cách toàn diện? Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để biết được loại sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất và phù hợp nhất.

TỪ KHÓABí quyết chăm sóc béDinh dưỡng cho bésữa cho trẻSữa cho trẻ sơ sinh - Hỏi đáp

Video liên quan

Chủ Đề