Cách sử dụng chảo Tefal

Của bền tại người, dù bạn có sở hữu một chiếc chảo chống dính đắt đỏ thì việc bạn dùng chảo không đúng cách cũng có thể khiến chiếc chảo nhanh hỏng. Lớp chống dính bị bong tróc không những gây hao tốn chi phí mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Bỏ túi những mẹo nhỏ nhằm kéo dài tuổi thọ chảo chống dính giúp chị em nội trợ thêm phần an tâm cho sức khỏe của cả nhà.

Mỗi lần chiên rán thức ăn với chảo chống dính cao cấp Tefal của EU House, các bạn nhớ áp dụng những nguyên tắc nấu nướng này, chiếc chảo của bạn sẽ bền bỉ với thời gian.

Mỗi loại chảo chống dính sẽ có một mức chịu nhiệt khác nhau phụ thuộc vào chất liệu cấu thành lớp chống dính. Hiện nay trên thị trường có các chất liệu cơ bản để tạo nên lớp vỏ chống dính của chảo như sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium,... Điều quan trọng là không phải ai cũng có hiểu biết về mức chịu nhiệt tối đa của từng loại chất liệu. Để đơn giản hóa mọi việc, bạn chỉ cần giữ được nhiệt độ khi nấu nướng ổn định, không vượt quá 260oC, chảo của bạn sẽ có tuổi thọ dài hơn.

Các dòng chảo Tefal Experience tại EU House được trang bị công nghệ hiện đại nhất của Tefal, luôn luôn kiểm soát nhiệt ở mức 230oC, không chỉ giúp thức ăn chín ngon và đẹp mắt hơn mà còn có thể giúp chảo của bạn bền bỉ hơn với thời gian.

Một thói quen của người Việt là đợi lòng chảo nóng mới cho dầu vào chiên xào. Tuy nhiên, thói quen này vô hình trung làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của chảo chống dính. Để chảo trống dưới mức nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ không có lợi cho lớp chống dính của chảo. Thay vào đó, bạn nên cho dầu vào chảo trước khi bật bếp để đảm bảo chảo luôn bền tốt với thời gian.

Chảo chống dính chỉ nên sử dụng trên các loại bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại, không nên cho vào lò vi sóng hay lò nướng vì chảo sẽ dễ hỏng. Tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất mà chảo chống dính có thể cho vào máy rửa chén hay không. Tuy nhiên EU House vẫn khuyên bạn không nên rửa chảo chống dính trong máy rửa chén để bảo đảm lớp chống dính luôn bền bỉ.

Lớp chống dính dù tốt đến đâu thì dưới tác dụng của nhiệt, thời gian và các vật nấu nướng có mũi nhọn sẽ dễ bị bong mất lớp chống dính. Bạn nên dùng dụng cụ nấu bằng gỗ hoặc có mũi bằng, tròn để đảo thức ăn trong chảo.

Các món ăn đã qua chế biến cũng không nên cất trữ trong chảo chống dính và để qua đêm vì lớp chống dính dễ bị ăn mòn. Khi rửa chảo chống dính cũng nên chọn loại mút rửa mềm, tránh dùng các miếng rửa kim loại làm hỏng lớp chống dính của chảo. Một lưu ý nho nhỏ khác khi dùng chảo chống dính chính là không rửa hoặc ngâm nước chảo ngay khi lòng chảo còn nóng. Hành động này vô tình làm lớp chống dính không bền bỉ nữa.

Các nguyên tắc sử dụng chảo bền bỉ hầu như ai cũng biết, cũng nắm rõ nhưng không có thói quen áp dụng mỗi lần dùng chảo nên chảo dễ bị hỏng, tuổi thọ của chảo cũng giảm mạnh. Hy vọng bạn sẽ có được những trải nghiệm dùng chảo chống dính tốt nhất với các dòng chảo cao cấp hàng đầu của hãng Tefal tại EU House.

Video liên quan

Chủ Đề