Cách sử dụng Internet thông minh

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ > Công nghệ số

10/09/2020 - 09:52

Sử dụng Internet thông minh và an toàn để bảo vệ trẻ em [S_NET]

[ĐCSVN] – Thực tế cho thấy sử dụng Internet có rất nhiều rủi ro và trẻ em lại càng là đối tượng nguy cơ cao phải đối mặt với các mặt trái của công nghệ số. Việc trang bị kế thức, kỹ năng cho cả trẻ em và người lớn về an toàn mạng vô cùng quan trọng, không chỉ là những kỹ thuật sử dụng công nghệ, mà còn là những hành vi ứng xử an toàn và thông minh trong cách mối quan hệ “ảo”.

Đây là thông tin được khẳng định tại Sự kiện Chào mừng An toàn Internet quốc tế 2018: Sử dụng Internet thông minh và an toàn để bảo vệ trẻ em [S_NET]. Sự kiện điễn ra ngày 2/2, tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững [MSD] phối hợp với Trung tâm Công nghệ Thông tin - Truyền thông Vietnet ICT [Vietnet – ICT] tổ chức.

Đông đảo các đại biểu tham dự sự kiện [Ảnh: T.L]

Đây cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng ngày An toàn Internet Quốc tế 2018, đồng thời là sự tiếp nối của chuỗi chương trình Công dân số do Trung tâm Vietnet-ICT và MSD thực hiện từ năm 2017 với mục đích thực hiện các nghiên cứu và chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức cho trẻ em và các bên liên quan về các rủi ro và cách thức bảo vệ trẻ trên môi trường trực tuyến.

Tham dự sự kiện có Đại diện đến từ Cục Trẻ em, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, Đại diện đơn vị tổ chức MSD và Vietnet - ICT, đại diện trẻ em, các tổ chức xã hội, trường học, các công ty giáo dục, công nghệ, phóng viên các cơ quan báo đài và các cá nhân quan tâm đến chủ đề và nội dung của sự kiện.

Phát biểu khai mạc, Bà Nguyễn Phương Linh, Quyền viện trưởng Viện MSD, đại diện đơn vị chủ trì cho biết cần tăng cường sự tham gia của các bên liên quan như nhà nước, gia đình, nhà trường, các doanh nghiệp, truyền thông, các tổ chức xã hội trong đồng hành và hướng dẫn trẻ em biết cách sử dụng internet thông minh và an toàn. Hơn hết, trong việc vận dụng lý thuyết, các nguyên tắc, cần ưu tiên việc thực hành..

Hầu hết các trường học chỉ dạy học sinh kỹ năng CNTT, không dạy về sử dụng mạng an toàn

Theo thống kê của DAMMIO - We are social [Anh] trong một khảo sát tình hình sử dụng Internet ở khu vực Đông Nam Á, tính đến tháng 1/2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng Internet được xem là ở mức cao trên thế giới, tuy nhiên tỉ lệ người dùng vẫn ở mức trung bình. Việt Nam có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số.

Báo cáo tình hình trẻ em thế giới hàng năm của UNICEF vào ngày 12.12.2017 cho biết, internet trở thành người bạn không thể thiếu với cả người lớn và trẻ em. Ở Việt Nam, cứ 3 người sử dụng internet trên toàn thế giới thì có 1 người là trẻ em. Nói về thực trạng kỹ năng an toàn thông tin số của công dân Việt Nam, Ông Nguyễn Minh Đức - Đại diện Trung tâm Vietnet ICT nhấn mạnh nhận thức An toàn thông tin của công dân Việt Nam [dù có sự khác biệt ở từng phân khúc] có sự thiếu hụt lớn thể hiện ở nhiều hiện tượng phổ biến trong hàng chục năm qua như: Kỹ năng ATTT chưa được chú trọng từ khâu đào tạo trong nhà trường và trong môi trường công việc; Khả năng tự bảo vệ của công dân trước hiểm họa mạng [dù là mức đơn giản] không cao, dễ dàng bị tấn công hoặc chiếm quyền điều khiển; Thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền; Không sử dụng phần mềm phòng chống virus [AV] hoặc có sử dụng nhưng không cập nhật, thích dùng bản miễn phí; Cắm USB bừa bãi làm tăng khả năng lây nhiễm mã độc và thất thoát thông tin; …

Và đa phần trẻ em tự học cách dùng internet [68%] hoặc học từ bạn bè [17%], rất ít học từ cha mẹ mình [2%] hoặc nhà trường [11%]. Cũng có ý kiến cho rằng, hầu hết các trường học chỉ dạy học sinh kỹ năng CNTT, không dạy về sử dụng mạng an toàn. Theo khảo sát về các sáng kiến thúc đẩy an toàn mạng của Vietnet ICT cũng chỉ rõ, hầu hết các sáng kiến mới chỉ tập trung vào các kỹ thuật an ninh mạng chứ chưa nhiều sáng kiến liên quan đến điều chỉnh hành vi của trẻ em khi sử dụng mạng.

Có thể nói, bên cạnh những lợi ích thiết thực, không thể phủ nhận mà Internet mang lại, Internet và việc sử dụng Internet không an toàn cũng gây ra những tác đông tiêu cực. Internet làm tăng tính dễ tổn thương của trẻ em trước những rủi ro và nguy hại, bao gồm sử dụng sai, xâm phạm thông tin cá nhân, truy cập vào nội dung độc hại và bắt nạt trực tuyến, v.v.. Và các mạng kỹ thuật số như các trang web đen tạo điều kiện cho các hình thức bóc lột và lạm dụng, bao gồm nạn buôn người và lạm dụng tình dục trẻ em “theo đơn đặt hàng”.

Những nỗ lực để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng…

Để bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng, cần có sự chung tay của nhiều bên liên quan. Chia sẻ về những nỗ lực của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em cho biết Việt Nam đưa ra đề án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Điều 54 của Luật trẻ em có quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng của các bên liên quan. Bên cạnh đó, Nghị định 56/2017/NĐ-CP dành riêng Chương IV quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Theo đó đề cập đến 10 nhóm thuộc đời sống riêng tư, bí mật của trẻ em cần được bảo mật như tên tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ; tài sản cá nhân; số điện thoại, địa chỉ thư tín; thông tin về nơi ở, quê quán; thông tin về trường lớp, kết quả học tập; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Đại diện đến từ Đại sứ quán Thụy Điển nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng mình cần có các “liều thuốc” để giúp các bạn trẻ sử dụng Internet thông minh hơn và an toàn hơn. Nếu các bạn trẻ có kiến thức để phân tích được đâu là nguồn thông tin tốt là một điều quan trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đưa chủ đề Internet và Trẻ em vào trong diễn đàn Internet diễn ra trong năm 2018 này”.

Sự kiện cũng đề cập đến những sáng kiến của các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy sử dụng mạng an toàn mạng thông minh và an toàn để bảo vệ trẻ em, tiêu biểu là sáng kiến của chương trình Công dân số là chương trình do MSD phối hợp với Vietnet ICT thực hiện từ năm 2017. Chia sẻ về chương trình, chị Lưu Vũ Thuỳ Linh, quản lý dự án làm rõ “Chương trình Công dân số có mục tiêu nâng cao nhận thức, thực hành và kết nối các bên liên quan [trẻ em, gia đình, nhà trường và các nhà hoạch định chính sách] trong bảo vệ trẻ em An toàn trên môi trường mạng. Với phương pháp và các kênh truyền thông đa dạng, chương trình muốn vừa nâng cao năng lực, kiến thức, vừa truyền cảm hứng cho các bên liên quan trong các nỗ lực đồng hành và hỗ trợ trẻ em làm chủ công nghệ, sử dụng thông minh và an toàn”.

Không chỉ trẻ em mà còn người lớn cũng cần phải được bảo vệ trên môi trường mạng bởi chúng ta không lường trước được những rủi ro của môi trường này. Internet cho chúng ta sự tự do bởi vì chúng ta không phải ký bất kỳ một hợp đồng nào; không phải thực hiện trách nhiệm của một công dân trong xã hội.

Và chính trẻ em cũng có thể là những ngươi đưa ra các sáng kiến để tự làm chủ mình. Em Nguyễn Đức Anh, Cựu Chủ nhiệm Câu lạc bộ phóng viên nhỏ đại diện cho trẻ em chia sẻ “Giáo dục trẻ em trên môi trường mạng là giáo dục cho các em trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội. Khi trẻ em chưa ý thức được những rủi ro trên môi trường mạng, các em cũng sẽ không biết cách để tự bảo vệ chính mình. Trẻ em cần được giáo dục để bảo vệ mình bởi vì Trẻ em có khả năng tự bảo vệ mình. Việc chúng ta cần làm là giáo dục để trẻ em biết cách để bảo vệ mình. Không có ai bảo vệ được trẻ em tốt hơn bản thân các em”.

Người lớn có nên chia sẻ ảnh trẻ em trên mạng?

Đây là chủ đề được thảo luận rất sôi nổi trong Thảo luận của chương trình với sự tham gia của Bà Lê Thiên Hương - TS. Luật học, Bà Nguyễn Thanh Nga - Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục Tiềm năng & Con người và tất cả những người tham dự.

Trả lời cho câu hỏi chính của chủ đề, có ý kiến cho rằng bố mẹ là người giám hộ cho trẻ, nên bố mẹ có quyền đưa ảnh con lên mạng. Em Lê Minh Hiển [CLB Phóng viên nhỏ] nói thêm “cháu đồng ý với quan điểm trên là bố mẹ có thể đưa ảnh con lên mạng nhưng với điều kiện là che thông tin không cần thiết”.

Và cũng có ý kiến nhấn mạnh việc hỏi ý kiến các trẻ trước khi đăng tải hình ảnh trẻ lên mạng. Cũng có bố mẹ cho biết mình có những nguyên tắc riêng như không chụp ảnh cận cảnh của con; không chia sẻ ảnh khi con mặc trang phục thoáng; không chia sẻ ảnh riêng tư của con…

Theo quy định của pháp luật, việc đăng tải hình ảnh trẻ em mà gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử phạt hình sự hoặc hành chính, tùy theo từng trường hợp. Người lớn không được chia sẻ thông tin cá nhân và ảnh của trẻ em trên mạng nếu không có sự đồng ý và cân nhắc của người giám hộ hợp pháp và nếu trên 7 tuổi phải hỏi ý kiến các em, tuy nhiên, thực tế cho thấy còn khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tiễn. Sức lôi cuốn của việc “khoe” ảnh con trẻ rất lớn.

Trên thực tế, trong Luật, định nghĩa về quyền riêng tư vẫn còn những lỗ hổng ví dụ như giọng nói của trẻ em, hay những thông tin nằm trong bệnh án được xem là quyền riêng tư, nhưng vẫn có những thông tin nhạy cảm của trẻ em, không được ghi trong bệnh án vẫn là thông tin cá nhân. Đây là vấn đề cần được quan tâm để quy định rõ hơn trong Luật.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc để trẻ em dần tiếp xúc với những thiết bị số sẽ mang lại nhiều lợi thế để các em phát triển. Tuy nhiên, môi trường Internet cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Con trẻ chỉ có thể phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh nếu gia đình, thầy cô và nhà trường quan tâm, định hướng và giáo dục con sử dụng Internet một cách thông minh và hiệu quả.

HA.NV

TIN LIÊN QUAN

  • Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID-19 tại nhà
  • Hướng dẫn người mắc COVID-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà - Phần II
  • Hướng dẫn người mắc COVID-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà - Phần I
  • Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà
  • Chung tay ngăn chặn tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
  • TP Hồ Chí Minh: Đề xuất công nhận kết quả xét nghiệm tại nhà của học sinh
  • Nhiều nước nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch

Vì sao cần dạy trẻ sử dụng Internet an toàn?

Báo cáo tình hình trẻ em thế giới hàng năm của UNICEF cho biết, Internet trở thành người bạn không thể thiếu với cả người lớn và trẻ em. Và đa phần trẻ em tự học cách dùng Internet [68%] hoặc học từ bạn bè [17%], rất ít học từ cha mẹ mình [2%] hoặc nhà trường [11%].

Bên cạnh đó, hầu hết các trường học dạy học sinh kỹ năng Công nghệ thông tin, nhưng chưa dạy chi tiết về sử dụng mạng an toàn. Kỹ năng “An toàn thông tin” chưa được chú trọng từ khâu đào tạo trong nhà trường và trong môi trường công việc. Khả năng tự bảo vệ của công dân trước hiểm họa mạng Internet không cao.

Trong những năm gần đây, một số quốc gia chứng kiến tình trạng sử dụng mạng xã hội sai cách, khiến nhiều thanh thiếu niên trở thành thủ phạm và nạn nhân của các vụ phạm tội. Đã có những vụ người trẻ phải tự sát vì bị xúc phạm trên mạng xã hội. Từ lâu, các chuyên gia đã cảnh báo tình trạng này. Vì truyền thông mạng xã hội không có những “bộ lọc” thông tin khắt khe như các phương tiện truyền thông truyền thống. Do đó, việc giáo dục trẻ sử dụng mạng xã hội đúng cách là rất quan trọng.

Một trong những thực tế của không gian mạng là tự do ngôn luận có thể trở thành một khẩu đại bác lỏng lẻo khi được sử dụng không đúng cách bởi thanh thiếu niên và thiếu niên. Vì ngay cả những đứa trẻ ngoan nếu không đủ hiểu biết cũng có thể chia sẻ những bình luận khiến chúng gặp rắc rối trong quá trình phát triển. Vì vậy điều cần thiết là phải dạy cho trẻ những nguy cơ của việc nói quá tự do trên mạng.

Một lý do khác là vì sự nghiệp tương lai của các bé. Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng chọn cách ghé vào trang cá nhân trên mạng xã hội để quyết định có tuyển một người hay không. Họ chọn cách này vì với nhiều người, cuộc sống xã hội sẽ phát triển song song với “cuộc sống trực tuyến”.

Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng nên đưa chương trình giáo dục về mạng xã hội vào cấp tiểu học và duy trì nó đến khi các em phát triển thành thanh thiếu niên.

Một trong những cách quan trọng nhất để giúp con bạn trở thành một công dân Internet thông minh là giáo dục trẻ về những rủi ro khi sử dụng Internet nói chung, và khi đăng thông tin trực tuyến nói riêng.

Đừng bỏ lỡ “Công nghệ thông tin giúp trẻ phát triển tự tin như thế nào?”

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Trên địa bàn thị xã, hiện nay facebook và zalo là hai mạng xã hội được đông đảo người dân sử dụng nhất. Đối tượng sử dụng rất đa dạng, không có sự giới hạn về tuổi tác hay địa vị xã hội. Với những tính năng vượt trội, mạng xã hội đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, song cũng mang đến không ít những điều phiền toái.

Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Trong quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số người sử dụng mạng xã hội thuộc các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau về những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho họ. Với chị Trương Thị Thương – chủ cơ sở sản xuất đậu phụ Thương Thi, chị sử dụng Facebook chủ yếu để quảng bá sản phẩm. Ngày nào cũng vậy, cứ vào một khung giờ nhất định, chị lại cập nhật trên trang cá nhân những hình ảnh mới nhất về sản phẩm do chính mình làm ra. Những hình ảnh ấy đã tạo được sự chú ý của khách hàng – kể cả với những người không quen biết chị, họ tìm đến dùng thử và dần dần trở thành khách hàng thân thiết. Nhờ vậy mà chỉ vài tháng sau khai trương, cơ sở SXKD đậu phụ của chị đã có lượng khách ổn định, hoạt động hiệu quả.

Còn đối với bà Trương Thị Doanh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ [CLB] thiện nguyện Bỉm Sơn, mạng xã hội như một chất kết dính giúp người với người xích lại gần nhau hơn. Bà chia sẻ: Facebook và Zalo không chỉ là giúp bà liên lạc với con cái đang làm ăn xa một cách thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm, mà còn là phương tiện giúp hoạt động của CLB thiện nguyện hoạt động hiệu quả. Mỗi khi có địa chỉ khó khăn cần trợ giúp khẩn cấp, bà nhanh chóng chia sẻ thông tin trên trang facebook của CLB và ngay lập tức đã làm lay động tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm ở khắp mọi miền đất nước, thậm chí cả kiều bào nước ngoài.

Với những người sản xuất – kinh doanh và làm công tác xã hội, mạng xã hội giúp họ hoạt động hiệu quả hơn. Còn với công chức, viên chức nhà nước, mạng xã hội có giúp ích gì họ trong công việc không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tìm gặp bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn. Bà cho biết, bà sử dụng cả facebook và zalo để tư vấn cho người dân về chăm sóc sức khỏe, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi tiêm chủng. Nhờ đó, công tác truyền thông tư vấn – chăm sóc sức khỏe của Trạm y tế phường Lam Sơn luôn đạt kết quả khả quan.

Lợi ích là thế, song không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “Một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “cuộc sống ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian mà sao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”. Với tư cách là một người dùng facebook và là cán bộ công chức nhà nước, theo bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn nhận định: Những mặt trái có thể dễ dàng nhận thấy của mạng xã hội đó là nhiều đối tượng tội phạm lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và đưa những thông tin không chính xác, làm sai lệnh đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, kích động người dân vi phạm pháp luật.

Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người.Như con dao hai lưỡi, mạng xã hội có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy mỗi người dùng hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng và trong cuộc sống.

Hà Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề