Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả nhất

Cũng đã tìm hiểu các loại phân hữu cơ như thế rồi. Vậy cùng đọc để biết các cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả thôi nào.

Đầu tiên đó là cách bà con chúng ta vẫn dùng từ Bắc vào Nam. Đó là:

Ủ hoai

Các loại phân hữu cơ tự nhiên như phân chuồng, phân bắc, phân rác, than bùn trước khi sử dụng nhất thiết phải được ủ hoai. Bón phân tươi có nhiều tác hại như các chất dinh dưỡng chưa phân giải cây không sử dụng được. Trong đất [nhất là đất ngập nước thiếu không khí], phân tươi sinh ra các chất có hại cho rễ cây, trong phân tươi có nhiều sinh vật hại cho người [như trứng giun đũa, vi khuẩn gây bệnh đường ruột], nhiều vi sinh vật gây bệnh cây và hạt cỏ dại.

Lợi ích của việc ủ hoai phân hữu cơ là:

  • Chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây.
  • Phân hữu cơ ủ hoai có hàm lượng chất mùn cao, bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu.
  • Phân hữu cơ sau khi ủ hoai tiêu diệt được phần lớn các sinh vật có hại cho người, cho cây và hạt cỏ dại có trong phân tươi.
  • Ủ phân tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển, không sinh ra các chất có hại cho rễ khi bón vào đất kể cả đất ngập nước.
  • Phương pháp ủ đơn giản, dễ làm. Các phương pháp chế biến công nghệ ngày càng cải tiến và phát triển góp phần nâng cao chất lượng phân, mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất nông nghiệp và môi trường.

 Bón vào đất

  • Phân hữu cơ chủ yếu dùng bón lót xuống đất trước khi gieo để có thời gian cho chất hữu cơ phân giải và vi sinh vật phát triển.
  • Một số loại phân chế biến công nghệ do tỉ lệ chất hữu cơ phân hủy đã khá cao, đồng thời có bổ sung chất dinh dưỡng vô cơ, ngoài bón lót là chính có thể dùng bón thúc ở giai đoạn đầu.
  • Khi bón nên trộn đều với đất hoặc vùi dưới lớp đất mỏng để hạn chế mất dinh dưỡng và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
  • Với lúa và các cây hoa màu ngắn ngày [ngô, khoai rau, đậu, rau…] rải đều lên mặt ruộng hoặc mặt luống rồi trộn đều với đất mặt. Khi làm đất lần cuối hoặc bón lót theo hàng, theo hốc, phủ lớp đất mỏng rồi gieo trồng.
  • Với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bón lót vào hố trước khi trồng hoặc bón quanh gốc theo chu vi hình chiếu tán lá cây bằng cách đào rãnh hoặc với lớp đất mặt, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.

Phun lên lá

Các phân hữu cơ bón lá thì hòa nước phun lên lá theo nồng độ và liều lượng của từng loại phân.

Trộn hạt giống

Phân hữu cơ vi sinh ngoài bón vào đất còn có thể trộn với hạt giống khi gieo. Khi rễ cây phát triển cũng là lúc vi sinh vật sinh sản, hoạt động mạnh sẽ có tác dụng tốt hơn, đồng thời tiết kiệm lượng phân. Thường sử dụng vi sinh vật nốt sần cố định đạm trộn với hạt giống đậu khi gieo, nhất là ở những đất đã lâu hoặc chưa từng trồng đậu.

Phối hợp bón phân hữu cơ với phân vô cơ

Việc bón phân cho cây trồng đồng thời phải đạt 2 yêu cầu cơ bản là tăng năng suất cây trồnggiữ gìn cải tiến độ phì nhiêu cho đất. Thực hiện 2 yêu cầu này, biện pháp quan trọng là phối hợp Suý thích đáng phân hữu cơ và phân vô cơ. Từ năm 1993, tổ chức lương thực – nông nghiệp thế giới [FAO] đã đề xướng một chương trình sử dụng tổng hợp phân hữu cơ và phân vô cơ được nhiều nước áp dụng.

Tham khảo: Tại sao chúng ta phải bón phân và 2 tuyệt chiêu mang lại hiệu quả cao tại đây?

Liều lượng sử dụng

Liều lượng sử dụng phân hữu cơ nói chung cao hơn phân vô cơ. Với lúa và rau màu ngắn ngày các phân hữu cơ tự nhiên như phân trâu, bò, phân xanh, phân rác sau khi ủ hoai trung bình 10 – 12 tấn/ha/vụ.

Với các phân có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn như phân bắc, phân gà, phân dơi, xác mắm, bã đậu lượng sử dụng trung bình chỉ 3 – 5 tấn/ha.

Các phân hữu cơ đã qua chế biến công nghệ như phân hữu cơ sinh học, hữu cơ – khoáng, hữu cơ – vi sinh, lượng sử dụng trung bình 0,5 – 1 tấn/ha cho 1 vụ gieo trồng. Phân vi sinh lượng sử dụng thấp hơn, nếu bón vào đất trung bình 50 – 100 kg/ha, nếu xử lý hạt giống chỉ cần 1 – 3 kg/ha.

Với các cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, phân chuồng hoại dùng bón lót cho 1 hố từ 10 – 20 kg, nếu tính cho 1 ha phải cần 50 – 100 tấn, tuy vậy vài năm sau mới cần bón bổ sung 1 lần.

Các vùng đất nghèo hữu cơ như đất bạc màu, đất cát, đất xám nhất thiết phải bón phân hữu cơ. Ngoài việc tận dụng phần gia súc, phân bắc, nông dân ở các vùng này cũng có tập quán dùng các cây họ đậu trồng xen, luân canh hoặc tận dùng đất không canh tác để trồng làm phân xanh, là biện pháp mang lại lợi ích nhiều về kinh tế, đất đai và môi trường.

Việc quan trọng là bà con chọn đúng loại phân thích hợp, và thực hiện 4 đúng nhé bà con!

Phân bón có tác dụng gì? và trên thị trường có rất nhiều loại phân bón. Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón mang lại hiệu quả như mong đợi thì cần hiểu về tác dụng và sử dụng đúng kỹ thuật. Cùng Sfarm Đặng Gia Trang tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Đất cần được duy trì thường xuyên độ phì nhiêu cảu nó. Về mặt tự nhiên, đất bao gồm đá rất mịn, các loại khoáng chất khác nhau và chất hữu cơ do sự phân hủy của các loài sinh vật. Cây trồng lấy dinh dưỡng từ lớp cát, khoáng chất và chất hữu cơ nhưng những chất này không giúp hỗ trợ và duy trì đủ lượng “thức ăn” cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

[Cùng trả lời câu hỏi phân bón có tác dụng gì]

Vào thời điểm cây phát triển, cây cần các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây phát triển không bị cản trở quá trình sinh trưởng. Do vậy mà các loại phân bón được sử dụng để đảm bảo rằng cây trồng nhận được dinh dưỡng thích hợp trong quá trình phát triển của nó.

3 công dụng chính của phân bón nói chung:

  • Tác dụng của phân bón với sự sinh trưởng của cây trồng: cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng.
  • Tác dụng của phân bón với năng suất của cây trồng: một cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề cho một vụ mùa năng suất cao. Nên việc sử dụng phân bón đầy đủ cân đối sẽ đạt năng suất cao nhất.
  • Tác dụng của phân bón với phẩm chất/ chất lượng cây trồng: các chỉ tiêu về hình thái, màu sắc, thành phần các chất dinh dưỡng, giá trị thương phẩm, trọng lượng,…

Khi biết phân bón có tác dụng gì? rồi thì bước tiếp theo là cần bón phân đúng cách nhé.

  • Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ.
  • Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan.
  • Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc

Tùy vào thời điểm, loại cây mà chọn phân bón cũng như cân đối liều lượng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhé.

[Phân bón hóa học được sử dụng một lượng lớn trong canh tác nông nghiệp]

Về nguyên tắc chung, các loại phân hữu cơ phải có nguồn nguyên liệu và được sản xuất theo quy trình công nghiệp và phải đảm bảo đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho cây trồng. Phân hữu cơ có thể sử dụng được cho hầu hết các loại cây trồng, tuy nhiên liều lượng tùy thuộc vào chất đất và mỗi loại cây trồng. Cụ thể như hàm lượng dinh dưỡng của phân bón cao thì bón ít và ngược lại hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều.

[Phân trùn quế – loại phân hữu cơ được đánh giá tốt nhất hiện nay được ứng dụng trong canh tác nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ]

Đây là loại phân được tạo ra từ nguồn nguyên liệu hữu cơ và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh [bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…]. Đây loại phân thường được chế biến tại nhà với quy mô tương đối nhỏ.

Đối với nhóm phân này trước khi đưa vào sử dụng bón cho đất cần phải ủ hoai mục, trong quá trình ủ có thể kết hợp thêm với nấm đối kháng Trichoderma để đẩy nhanh thời gian ủ cũng như tiêu diệt một số loại nấm bệnh có khả năng gây hại cho cây trồng

  • Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất trước khi trồng.
  • Có thể bón theo hàng, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. Lượng phân sẽ tùy thuộc vào tình trạng đất và loại cây trồng canh tác.

Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ chế biến trong canh tác nông nghiệp hữu cơ rất đơn giản. Có thể sử dụng cho cả bón lót lẫn bón thúc. Đó là những loại được chế biến từ những nguyên vật liệu có nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ.

  • Bón theo hàng thì có thể bón vào từng gốc cây hay rải đều trên mặt đất rồi sới đất vùi xuống. Nếu sử dụng để bón lót khi làm đất trước gieo trồng thì có thể rải đều lên mặt đất.
  • Bón thúc: Nên bón theo chiều rộng của tán lá cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất rồi cày vùi xuống đối với cây trồng lâu năm. Còn đối với cây trồng ngắn ngày thì chủ yếu bón thúc nên dùng sớm để có hiệu quả tốt hơn.

Phân vi sinh là phân bón mà trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi cho đất. Thường dùng để bón vào đất với công dụng như tổng hợp các chất nhằm làm những chất khó tiêu trở nên dễ tiêu. Đồng thời làm khống chế, tiêu diệt các mầm bệnh trong đất có khả năng gây hại cho cây trồng.

[Một loại phân hữu cơ vi sinh trên thị trường]

Phân vi sinh có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, tuy nhiên đối với loại cây trồng ngắn ngày thì chỉ nên bón lót.

  • Cách bón lót: Có thể rải đều trên mặt đất sau đó cày vùi hoặc bón theo hàng vào gốc cây đều được. Nếu bón theo hàng vào gốc cây thì sau đó cần rải một lớp đất mỏng lên trên.
  • Cách bón thúc: Thường áp dụng đối với loại cây trồng lâu năm bằng cách đào rãnh hay bón theo chiều rộng của tán lá cây rồi phun nước ẩm lên để cho phân ngấm xuống đất.

Phân vi sinh thường mang lại hiệu quả tốt ở những vùng đất mới khai thác, đất thoái hóa, đất phèn, chai cứng… Vì những loại đất này thường có nhiều loại vi khuẩn cộng sinh. Tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ có trong phân vi sinh thấp và hạn chế của nó là có thời hạn sử dụng, nguồn hữu cơ có hạn.

[Phân bón có tác dụng gì? Cây tươi tốt khi sử dụng phân bón đúng cách]

Đây là loại phân giúp cải tạo đất rất hiệu quả, nó thường áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất. Bằng việc phối trộn với một số nguyên liệu khác nhằm làm tăng hiệu quả cho phân bón.

  • Áp dụng được cho cả bón lót và bón thúc. Có thể dùng bón gốc hay phun lên lá. Bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng rồi mới gieo trồng, với cây lâu năm bón theo hố trộn đều với lớp đất mặt rồi cho xuống hố trồng đã tạo trước đó.
  • Khi bón lót đối với cây lâu năm cũng áp dụng đào rãnh vòng quanh tán lá cây rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước luôn để phân có thể ngấm ngay vào đất.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ thì tuyệt đối không dùng thuốc BVTV hay phân bón hóa học nào cả, nếu có phải có thời gian cách ly từ 30 ngày trở lên. Bởi thuốc BVTV có thể làm chết vi sinh vật, giảm hiệu lực của phân hữu cơ. Đồng thời sau bón phân hữu cơ xong cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.

Đó là các nguyên tố chất khoáng vô cơ được trộn thêm khoảng 8-18%. Phân hữu cơ khoáng thường dùng để bón thúc là chính bởi nó có hàm lượng vô cơ cao. Ngoài ra, kỹ thuật sử dụng phân bón phân hữu cơ khoáng cũng tương tự như phân hữu cơ sinh học là bón vòng quanh tán với cây lâu năm, theo hàng theo hốc với cây ngắn ngày. Nhược điểm là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật trong đất.

[Bón thúc cho cây tiêu với phân hữu cơ

Nhìn chung để sử dụng phân bón hữu cơ đúng quy trình kỹ thuật và đủ liều lượng tốt cho cây trồng thì bà con cần hiểu rõ về đặc tính của từng loại phân hữu cơ. Và nhu cầu cần dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, thời điểm chăm bón. Có như vậy mới có thể sử dụng phân bón sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ là biện pháp hữu hiệu để cải tạo đất trồng cũng như phát triển việc trồng trọt một cách bền vững.

Hy vọng bài viết của Sfarm sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của phân bón và cách bón phân hiệu quả. Đừng quên để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cũng như các loại vật tư nông nghiệp và cây trồng khác nhé.

Video liên quan

Chủ Đề