Cách sử dụng thùng xốp trồng rau

Hiện nay đang có rất nhiều chị em rủ nhau học cách trồng rau trong thùng xốp mà để trồng được rau thùng xốp thì chắc chắn thứ đầu tiên phải có là thùng xốp rồi. Một khi có thùng xốp đúng kiểu cách [thùng thông minh] sẽ giúp rau có năng suất và công việc nhàn nhã hơn.

Làm thùng xốp trồng rau thông minh

Vậy bạn nên mua thùng xốp ở đâu, có thể tự làm được không và cách làm thùng xốp thông minh như thế nào? Blog chị Tâm trân trọng giới thiệu bài viết thứ 2 của chị Nhuệ Châu - blog khoaixoai.blogspot.com để các bạn đang quan tâm cùng tham khảo một bí quyết hay khi muốn có rau xanh trên sân thượng...

Earthbox không phải quá xa lạ với người trồng rau, nó chính là chậu trồng rau thông minh mà chúng ta vẫn hay thấy. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng nó chưa đúng công năng điển hình như việc: khoan lỗ dưới đáy để thoát nước cho nhanh hoặc khoan bên cạnh nhưng quá sát đáy làm mực nước dự trữ không nhiều. Bỏ cái lưới nhựa đen ở đáy chậu đi để tăng lượng đất lên. Nguyên lý sử dụng của cái chậu thông minh rất đơn giản, nó là mô phỏng quả đất của chúng ta trong đó có cả các mao mạch dẫn nước, có nguồn nước ở dưới, có lối dẫn khí và nước xuống dưới.

Cách trồng rau trong thùng xốp

Chúng ta có thể mua chậu thông minh hay tự làm những cái Earthbox bằng thùng nhựa để trồng rau như thế này [xem ảnh bên dưới]:

Vấn đề là chi phí cho một vườn rau sử dụng thùng hoặc chậu thông minh khá lớn. Mẹ Khoai Xoài đã ứng dụng mô hình này cho thùng xốp và thấy rất đơn giản, cực nhàn cho một người lười như mẹ cháu.

#Thùng xốp trồng rau mua ở đâu, các nguyên liệu để làm thùng xốp thông minh giá rẻ

Cách làm thùng xốp trồng rau thông minh theo Earthbox

Thùng xốp không thủng đáy [có thể gia cố bằng băng dính kín quanh 1/2 thùng]

Nắp thùng xốp

Xỉ than tổ ong hoặc xốp cứng, gạch gỗ [nên dùng vật liệu nhẹ]

Vỏ chai nhựa Lavie hoặc chai dầu ăn: cắt làm đôi và dùi lỗ; muốn bền đẹp có thể dùng cái giỏ nhựa

Một đoạn ống nước hoặc ống gen điện [chọn ống gen điện vì rất rẻ, có vài k/m]

#Hướng dẫn cách làm thùng xốp trồng rau thông minh


Bước 1: Cắt bớt bốn cạnh nắp thùng xốp sao cho nhét vừa vào trong thùng. Tiếp đó, lấy que nhỏ bằng ngón tay út chọc chi chít các lỗ nhỏ trên phần nắp [mục đích để rễ cây sau này có lối đi xuống phần nước dự trữ ở dưới, nước bốc hơi ẩm đi lên mặt đất] tiếp theo khoét một hình tròn ở giữa phần nắp độ rộng bằng đáy chai nhựa Lavie.

Bước 2: Đặt hai viên xỉ than vào trong thùng rồi đậy phần nắp đã làm ở B1 lên trên.

Bước 3: Nhét nửa vỏ chai nhựa đã cắt và đục lỗ vào phần lỗ tròn đã khoét trên nắp thùng. Nhét sâu xuống chạm đáy thùng. Chai nhựa này sau khi đã đổ đất vào trong và lên trên nắp làm nhiệm vụ dẫn nước lên bề mặt đất. Thùng to nên làm hai cái.

Cách làm thùng xốp trồng rau thông minh theo Earthbox

Bước 4: Cắm phần ống gen điện xuyên qua nắp xuống phía dưới. Phần ống này có tác dụng khi cần đi xa vài ngày rót nước trực tiếp xuống đáy dự trữ và giúp việc quan sát mực nước dễ hơn. Cắt 1/3 chai lavie phía trên chụp vào đầu đoạn ống gen điện, nó giống cái phễu để khi rót nước vào dễ dàng hơn.

Bước 5: Đục 4 lỗ thoát nước và cung cấp khí ở bên cạnh thùng, độ cao dưới hoặc trên phần nắp thùng đã được đặt vào. Muốn có nhiều khí cung cấp cho rễ cây, các lỗ nên đục dưới nắp 1 cm. Không nên đục thấp quá vì khối lượng nước dự trữ ở đáy thùng sẽ không được nhiều.

Mất khoảng 5-10 phút với 5 bước như trên là xong một cái thùng giờ thì người nông dân chỉ việc đổ đất lên trên và gieo hạt.

Ưu điểm của thùng Earthbox:

Tiết kiệm tiền làm thùng với một chi phí khá rẻ. Tiền nguyên liệu khoảng 8k. bao gồm 5-6K cho thùng và 1-2K cho đoạn ống gen điện. Các vật liệu khác bạn hoàn toàn có thể xin được miễn phí.

Tiết kiệm nước, không phải tưới nhiều, đất thì luôn ẩm đủ nước và đủ khí.Khi cần đi đâu xa vài ngày, đổ nước qua phần ống gen cho chảy trực tiếp xuống dưới. Khi thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước và khí thì dừng lại.

Tiết kiệm được đất trồng vì có nước dự trữ dẫn lên trên nên chỉ cần lượng đất vừa đủ.

Đất không bị ngâm lưu cữu trong nước [chỉ có một phần rất nhỏ đất trong chai nhựa làm nhiệm vụ dẫn nước dự trữ từ dưới lên trên] nên không bị bí, xẹp đất hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường ta vẫn để thoát nước cách đáy thùng 5 cm.

Rễ cây và đất được cung cấp đủ khí theo các hướng: hai bên thùng qua các lỗ thoát, từ trên xuống qua đoạn ống nhựa

Trồng rau xanh trong thùng xốp

Muốn có một vườn rau sân thượng xanh tốt hiệu quả nông dân bê tông phải tiến hành nhiều việc như: làm đất, diệt sâu bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng, chọn giống Với cách làm thùng như trên, chúng ta đã giải quyết được vấn đề đầu tiên cơ bản trong trồng trọt đó là: nước.

Thùng Earthbox chuẩn còn có một màng nilong được phủ kín trên bề mặt để hạn chế việc nước bốc hơi, nước bốc hơi, ngưng trên bề mặt nilong lại nhỏ xuống đất. Mẹ Khoai bỏ không dùng nó vì không đủ kiên nhẫn.

Sau khi có thùng rồi thì bắt tay vào trồng rau trên sân thượng thôi

Video liên quan

Chủ Đề