Cách sửa lỗi phông chữ trong google sheet năm 2024

Tính năng tạo font chữ trong Google Forms cho phép người dùng dễ dàng sử dụng các kiểu chữ và kích thước khác nhau cho các phần khác nhau trong biểu mẫu.

Bên cạnh hình ảnh minh họa, font chữ cũng đã đóng góp một phần trong việc tạo ấn tượng đối với người được tiếp cận nội dung. Mới đây, Google đã thêm các tùy chọn kích cỡ và font chữ cũng như khả năng tùy chỉnh tiêu đề chính, tiêu đề phụ và văn bản nội dung một cách riêng biệt trong Google Forms.

Tính năng tạo font chữ trong Google Forms cho phép người dùng dễ dàng thay đổi giao diện các biểu mẫu của mình. Người dùng có thể sử dụng các kiểu chữ và kích thước khác nhau cho các phần khác nhau trong biểu mẫu.

Hướng dẫn thay đổi theme hoặc font chữ trong Google Forms

Thay đổi màu sắc, theme hoặc hình ảnh tiêu đề

  • Truy cập //forms.google.com/ và tạo một biểu mẫu mới
  • Chọn Customize theme [Tùy chỉnh chủ đề]
  • Trong Color [Màu], người dùng tùy chọn màu chủ đề và hình nền cho biểu mẫu
  • Để thêm màu tùy chỉnh, chọn Add custom color [Thêm màu tùy chỉnh]
  • Để thêm ảnh của riêng mình làm chủ đề, chọn Header [Tiêu đề] > Choose image [Chọn hình ảnh]
  • Để hoàn tất quá trình thay đổi, chọn Close [Đóng]

Chọn một font chữ khác

  • Truy cập //forms.google.com/ và tạo một biểu mẫu mới
  • Chọn Customize theme [Tùy chỉnh chủ đề]
  • Bên dưới Text [Văn bản], người dùng có thể thay đổi kiểu font chữ cho tiêu đề, câu hỏi, văn bản. Chọn kiểu văn bản muốn chỉnh sửa, sau đó thay đổi font chữ và kích thước.
  • Để hoàn tất quá trình thay đổi, chọn Close [Đóng]

Tính năng thay đổi font chữ trong Google Forms khả dụng cho tất cả khách hàng của Google Workspace cũng như các khách hàng cũ của G Suite Basic và Business từ ngày 07/07/2022.

GCS hy vọng tính năng thay đổi font chữ trong Google Forms sẽ giúp bạn lựa chọn điều chỉnh biểu mẫu phù hợp với người tiếp cận một cách dễ dàng.

GCS.vn hiện đang cung cấp các bản Google Workspace phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp. Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Google Workspace và vẫn còn đang băn khoăn về dịch vụ thì hãy kết nối ngay với GCS.vn bằng cách gọi điện tới Hotline: 024.9999.7777, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn lựa chọn cho mình một dịch vụ phù hợp nhất.

Bài viết gần đây

0 0 Các bình chọn

Đánh giá

Phản hồi nội tuyến

Xem tất cả bình luận

Đăng ký nhận tin tức hằng ngày

Brainstorming là gì? 05 Công cụ hỗ trợ Brainstorming hiệu quả

Với sự phát triển của công nghệ và đi kèm theo đó là sự sáng tạo đổi mới không ngừng được thúc đẩy, brainstorming là phương pháp hiệu quả để khai thác tiềm năng sáng tạo của cả cá nhân và tập thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn brainstorming là gì, từ khái niệm, quy trình thực hiện đến những lợi ích mà nó mang lại.

Brainstorming là gì?

Brainstorming hay còn gọi là “động não”, là một phương pháp sáng tạo được sử dụng để tạo ra nhiều ý tưởng mới trong khoảng thời gian ngắn. Quá trình này thường diễn ra khi các thành viên trong một nhóm, nhưng cũng có thể thực hiện một mình. Động não thường có mục đích tạo ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, bất kể chất lượng ban đầu như thế nào.

Trong phiên động não, mọi người sẽ được khuyến khích đóng góp ý tưởng một cách tự do và không bị ai khác phán xét. Khi đưa ra ý kiến, sẽ không có những đánh giá như “đúng” hay “sai”. Thay vào đó, tất cả các ý tưởng đều sẽ được ghi nhận và xem xét. Điều này giúp tạo nên môi trường cởi mở và khuyến khích mọi người suy nghĩ sáng tạo hơn.

Sau khi đã ghi lại và tạo nên được danh sách dài các ý tưởng, nhóm sẽ bắt đầu đánh giá và chọn lọc những ý tưởng phù hợp và tốt nhất. Quá trình này thường bao gồm việc thảo luận về những ưu điểm, nhược điểm của từng ý tưởng, cũng như tính toán khả năng và cách thực hiện những ý tưởng đó.

Các bước thực hiện Brainstorming hiệu quả

Brainstorming là nơi mọi người cùng nhau đóng góp ý tưởng để giải quyết vấn đề hoặc tạo ra được những ý tưởng mới. Để buổi brainstorming diễn ra hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo các bước sau:

Xác định rõ mục tiêu

Trước khi bắt đầu, điều quan trọng là cần xác định rõ ràng mục tiêu của buổi brainstorming. Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề gì? Bạn mong muốn tạo ra sản phẩm hay dịch vụ mới nào? Mục tiêu càng rõ ràng thì càng dễ dàng tập trung vào việc tạo ra những ý tưởng phù hợp.

Chuẩn bị môi trường và công cụ

Chọn một không gian thoải mái, đủ ánh sáng và yên tĩnh để khuyến khích sự sáng tạo, Chuẩn bị sẵn các công cụ cần thiết như bảng trắng, bút dạ, giấy nhớ hoặc thêm các công cụ, phần mềm hỗ trợ brainstorming trực tuyến.

Lựa chọn phương pháp brainstorming phù hợp

Hiện nay, có đa dạng các phương pháp brainstorming khác nhau và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Một số phương pháp phổ biến mà có thể mọi người đã biết gồm có Mind mapping, brainwriting, phương pháp 6-3-5… Nếu các bạn chưa biết hoặc muốn tìm hiểu thêm thì GCS Vietnam sẽ giới thiệu kỹ hơn ở phần tiếp theo nhé.

Tập trung vào số lượng ý tưởng cần triển khai

Trong giai đoạn đầu của buổi brainstorming, hãy khuyến khích mọi người đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, bất kể những ý tưởng đó có khả thi hay không. Đừng vội đánh giá hay phê phán ý tưởng của người khác. Mục tiêu vân là tạo ra danh sách ý tưởng phong phú để làm nền tảng cho các bước tiếp theo.

Phát triển và kết hợp các ý tưởng khác nhau

Sau khi đã có được danh sách ý tưởng, các thành viên trong nhóm cần dành thời gian để thảo luận, phân tích và phát triển từng ý tưởng. Tìm kiếm những điểm chung, kết nối các ý tưởng khác nhau, tìm kiếm những điểm chung, kết nối các ý tưởng khác nhau và xây dựng nên các ý tưởng mới. Ngoài ra, bạn cần khuyến khích mọi người đặt câu hỏi, phản biện và đóng góp ý kiến để làm rõ và hoàn thiện ý tưởng.

Chọn lọc và ưu tiên những ý tưởng có khả năng thực thi và hiệu quả nhất

Đánh giá từng ý tưởng dựa trên các tiêu chí như tính khả thi, mức độ sáng tạo, tác động tiềm năng… Từ đó chọn ra được những ý tưởng tốt nhất, có tiềm năng phát triển cao nhất và phù hợp nhất với mục tiêu của brainstorming.

Lập kế hoạch hành động

Sau khi chọn ra được những ý tưởng tốt nhất trong danh sách, hãy xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết, đúng hướng đi của ý tường. Xác định các bước cụ thể cần thực hiện cũng như nguồn lực cần thiết, người phụ trách và thời gian hoàn thành. Việc lập kế hoạch chi tiết giúp đảm bảo những ý tưởng sáng tạo sẽ được chuyển thành hành động cụ thể cũng như mang lại được kết quả thực tế.

Các kỹ thuật brainstorming phổ biến

Brainstorming là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình sáng tạo và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề. Dưới đây là một số phương pháp brainstorming phổ biến, mỗi phương pháp sẽ có những cách tiếp cận riêng.

Mind mapping [Sơ đồ tư duy]

Mind Mapping là phương pháp trực quan, giúp bạn hệ thống hóa các ý tưởng theo cách logic và sáng tạo. Bắt đầu bằng việc viết chủ đề chính ở trung tâm, sau đó vẽ thành các nhánh chính thể hiện các khía cạnh khác nhau của vấn đề.

Tiếp theo, từ các nhánh chính, bạn tiếp tục vẽ thành các nhánh phụ để mở rộng và chi tiết hóa các ý tưởng. Mind mapping không chỉ giúp người dùng ghi nhớ các thông tin, dữ liệu tốt hơn mà còn kích thích sự liên kết giữa các ý tưởng, từ đó tạo nên những giải pháp mới mẻ và độc đáo.

Brainwriting

Phương pháp này khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm, đặc biệt là những thành viên vẫn còn ngại khi phát biểu trước đám đông. Mỗi người cũng sẽ viết ra ý tưởng của mình trên giấy theo cách riêng tư và không để ai biết, sau đó mới trao đổi với nhau.

Việc này sẽ giúp mọi người có thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng hơn và tránh bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Brainwriting cũng tạo cơ hội để các ý tưởng được kết hợp và phát triển theo cách đa chiều hơn.

Round Robin Brainstorming

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Round robin brainstorming. Đây là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tham gia đóng góp ý tưởng của riêng mình.

Theo đó, các thành viên sẽ lần lượt đưa ra được các ý tưởng của mình theo vòng tròn. Phương pháp này cũng sẽ tạo ra môi trường bình đẳng, khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người trong nhóm và tránh trường hợp một số người độc chiếm buổi thảo luận.

Starbursting

Starbursting là kỹ thuật đặt câu hỏi để khám phá sâu hơn về một ý tưởng hoặc vấn đề. Bắt đầu bằng cách viết ra câu hỏi trung tâm, sau đó đặt ra các câu hỏi liên quan đến “Ai?”, “Cái gì?”, “Khi nào?”, “Ở đâu?”, “Tại sao?” và “Như thế nào?”. Phương pháp này sẽ giúp mọi người nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó có thể tìm ra được các giải pháp toàn diện cũng như sáng tạo hơn.

SCAMPER

SCAMPER viết tắt cho các từ: Substitute [thay thế], Combine [kết hợp], Adapt [thích ứng], Modify [chỉnh sửa], Put to another use [sử dụng cho mục đích khác], Eliminate [loại bỏ] và Reverse [đảo ngược].

Đây là công cụ hữu ích để có thể tạo ra những ý tưởng mới từ những ý tưởng hiện có. Bằng cách áp dụng các bước của SCAMPER, bạn sẽ có thể biến đổi và cải tiến ý tưởng ban đầu thành những ý tưởng mới, tạo ra những giải pháp độc đáo và sáng tạo hơn.

The 5 Whys [5 câu hỏi tại sao]

Phương pháp 5 Whys giúp mọi người đi sâu hơn vào nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Bắt đầu bằng cách hỏi “Tại sao vấn đề này xảy ra?”, sau đó tiếp tục hỏi “Tại sao?” cho mỗi câu trả lời nhận được.

Bạn lặp lại quá trình này 5 lần hoặc nhiều hơn để tìm ra nguyên nhân sâu xa nhất của vấn đề. Khi hiểu rõ được nguyên nhân, bạn có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả và ngăn chặn vấn đề đấy tiếp tục tái diễn trong tương lai.

Reverse Brainstorming [Đảo ngược vấn đề]

Đây là cách tiếp cận độc đáo, giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác. Thay vì nghĩ ngay tới việc giải quyết vấn đề, bạn hãy nghĩ về những cách khiến cho vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn.

Sau đó, bạn có thể đảo ngược những ý tưởng này để tìm ra các giải pháp khả thi cho vấn đề ban đầu. Phương pháp này khuyến khích mọi người suy nghĩ “outside the box” [ngoài chiếc hộp], tức là vượt ra khỏi những gì theo cách nghĩ thông thường và khám phá những giải pháp mà bạn có thể không nghĩ đến trước đây.

Một số công cụ hỗ trợ brainstorming nhanh chóng, hiệu quả

Để buổi thảo luận diễn ra hiệu quả và nhanh chóng, bạn có thể tận dụng sự hỗ trợ của các công cụ trực tuyến hiện đại. Sau đây là một số công cụ nổi bật:

Miro

Đây là nền tảng cộng tác trực tiếp này được thiết kế để hỗ trợ các nhóm làm việc từ xa. Với giao diện trực quan và dễ sử dụng, Miro cho phép người dùng tạo bảng trắng ảo, sơ đồ tư duy, ghi chú và chia sẻ ý tưởng dễ dàng. Tính năng trò chuyện và bình luận trực tiếp giúp các thành viên có thể trao đổi ý tưởng liền mạch.

Gemini for Google Workspace

Gemini được biết đến là trợ lý AI mới được tích hợp vào Google Workspace, có khả năng hỗ trợ brainstorming hiệu quả. Gemini có thể tự động ghi lại các điểm chính của cuộc họp trong Google Meet, tạo tóm tắt ngắn gọn và thậm chí đề xuất các mục triển khai trong Google Docs. Bạn cũng có thể sử dụng Gemini để lên ý tưởng, tạo các bản thảo theo yêu cầu. Gemini sẽ đưa cho bạn các ý tưởng khác nhau.

Mural

Tương tự như Miro, Mural cũng là nền tảng cộng tác trực tuyến mạnh mẽ cho các bộ phận, phòng ban. Bạn còn có thể sử dụng Mural để tạo các bảng trắng ảo với nhiều công cụ hỗ trợ brainstorming khác nhau, như sticky notes, hình vẽ và các biểu đồ… Mural cũng có thể tích hợp với các ứng dụng khác như Drive và Slack, giúp bạn dễ dàng chia sẻ và làm việc với đồng nghiệp hiệu quả hơn.

MindMeister

Nếu bạn yêu thích các phương pháp sơ đồ tư duy, MindMeister là công cụ không thể bỏ qua. Công cụ trực tuyến này cho phép người dùng tạo các sơ đồ tư duy chi tiết và phức tạp, cùng với nhiều tùy chọn tùy chỉnh như màu sắc, phông chữ và biểu tượng. Bạn có thể chia sẻ sơ đồ tư duy với người khác và cộng tác trong thời gian thực.

Lucidchart

Lucidchart không chỉ là công cụ tạo sơ đồ tư duy mà còn hỗ trợ người dùng tạo nhiều loại biểu đồ khác như sơ đồ dòng, sơ đồ Venn, và sơ đồ mạng.

Với giao diện trực quan, dễ sử dụng cùng thư viện mẫu phong phú, Lucidchart có thể giúp người dùng brainstorming hiệu quả, dễ dàng tạo nên các biểu đồ chuyên nghiệp mà không cần phải có các kiến thức thiết kế.

Tại sao Brainstorming quan trọng trong công việc?

Brainstorming đóng vai trò vô cùng quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại, nơi những ý tưởng sáng tạo độc đáo được ra đời, mang lại những lợi ích thiết thực cho cả cá nhân và tổ chức:

1. Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới

Như đã nói ở trên, brainstorming khuyến khích các thành viên trong nhóm có thể tự do chia sẻ ý tưởng, không giới hạn bởi các quy tắc hay khuôn khổ nào, thậm chí là định kiến 1 chiều từ người khác. Điều này tạo nên môi trường cởi mở, nơi những ý tưởng độc đáo, vượt ra ngoài những cách nghĩ thông thường được lắng nghe và xem xét. Từ đó, những giải pháp độc đáo, sáng tạo và đột phá sẽ được phát hiện, mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2. Tăng cường sự hợp tác và gắn kết cho doanh nghiệp

Brainstorming tạo nên không gian để mọi người có thể cùng nhau làm việc, chia sẻ ý kiến và học hỏi lẫn nhau. Quá trình này còn giúp xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các thành viên, tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, từ đó nâng cao hiệu quả năng suất làm việc của cả nhóm.

3. Giải quyết vấn đề hiệu quả hơn

Khi có nhiều người trong nhóm cùng nhau suy nghĩ và giải quyết chung một vấn đề, khả năng tìm ra giải pháp tối ưu sẽ cao hơn so với khi chỉ một người làm việc độc lập. Brainstorming hỗ trợ kết hợp các kiến thức, kinh nghiệm cũng như quan điểm khác nhau, từ đó tạo nên các giải pháp có tính ứng dụng hơn, toàn diện và khả thi hơn khi triển khai.

4. Nâng cao tư duy phản biện

Trong quá trình brainstorming, các thành viên sẽ có cơ hội đặt câu hỏi xoáy sâu vào vấn đề, phản biến và phân tích những ý kiến được đưa ra. Điều này sẽ giúp mọi người trau dồi kỹ năng tư duy phản biện, khả năng đánh giá và lựa chọn được những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

5. Tạo nên cảm giác sở hữu và trách nhiệm với công việc

Khi các thành viên cùng tham gia vào quá trình đưa ra ý tưởng và giải pháp, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn với công việc và có động lực hơn để hoàn thành ý tưởng đó đến lúc hiện thực hóa, đi đến cuối cùng của kế hoạch. Như vậy, các nhân viên trong công ty sẽ trở nên gắn bó hơn và được thúc đẩy tinh thần làm việc.

6. Tiết kiệm thời gian và chi phí

Ngoài ra, Brainstorming cũng giúp các nhóm thảo luận nhanh chóng tìm ra được giải pháp, tránh được việc lãng phí nhiều thời gian để nghĩ hướng giải quyết cũng như tối nguồn lực vào những hướng đi có thể gây sai lầm, dẫn đến hậu quả không đáng cố. Điều này cũng sẽ giúp tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí.

Tóm lại, brainstorming là công cụ không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại của doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tìm ra được những hướng đi sáng tạo và hiệu quả mà còn thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần hợp tác, gắn kết và phát triển của đội ngũ nhân viên.

Ưu điểm, hạn chế của Brainstorming

Brainstorming là một kỹ thuật sáng tạo nhóm mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các dự án, công việc và mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, brainstorming cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.

Tiêu chí Ưu điểm Hạn chế Giải pháp Kích thích khả năng sáng tạo Khuyến khích nói lên suy nghĩ tự do và không giới hạn. Từ đó, tạo ra môi trường an toàn để đưa ra những ý tưởng độc đáo Có thể bị giới hạn bởi áp lực nhóm và các ý kiến khác, khiến một số người ngại ngùng và không tự tin khi chia sẻ Tạo nên không khí thoải mái, cởi mở, khuyến khích mọi người tham gia, không tập trung đánh giá ý tưởng riêng trong giai đoạn đầu Tăng cường mối quan hệ hợp tác Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, thúc đẩy sự hợp tác cũng như tinh thần đồng đội Có thể xảy ra trường hợp thiên vị hoặc có ảnh hưởng từ những người có tiếng nói uy quyền hơn trong nhóm Đảm bảo mọi người đều có thể nói ra ý tưởng, khuyến khích sự tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau Nghĩ ra nhiều ý tưởng đa dạng Bạn có thể thu thập nhiều ý tưởng từ nhiều quan điểm khác nhau, từ đó mở rộng không gian giải pháp và tăng cường khả năng tìm ra được ý tưởng đột phá Khó khăn trong việc chọn lọc xung như đánh giá ý tưởng khi trước mắt có quá nhiều lựa chọn Nên đặt ra các tiêu chí đánh giá rõ ràng, sử dụng thêm phương pháp bỏ phiếu hoặc ưu tiên hóa để chọn lọc ý tưởng Giải quyết vấn đề Vấn đề được giải quyết nhanh chóng nhờ tổng hợp sức mạnh trí tuệ của cả nhóm để xác định vấn đề, phân tích các khía cạnh khác và đưa ra được giải pháp toàn diện Tuy nhiên, Brainstorming không phải là giải pháp tùy vào vấn đề, đặc biệt là những vấn đề về yêu cầu chuyên môn sâu và cần quyết định nhanh chóng Xác định rõ mục tiêu và vấn đề cần giải quyết trước khi lựa chọn tiếp thị. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp brainstorming với các phương pháp khác khi cần thiết Tăng cường sự tham gia và gắn kết của nhân viên Tạo cơ hội cho mọi người có thể đóng góp ý kiến và tham gia quá trình lên quyết định, từ đó mọi người sẽ thấy mình được lắng nghe và tôn trọng Tốn thời gian cũng như nguồn lực để tổ chức và quản lý, đặc biệt là với những nhóm lớn Lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng, sử dụng công cụ hỗ trợ trực tuyến để tăng hiệu quả.

Một số lỗi thường gặp khi Brainstorming

Brainstorming giúp thúc đẩy quá trình sáng tạo và tìm kiếm giải pháp, nhưng nếu không được thực hiện được thực hiện đúng cách thì sẽ có thể dẫn đến một số sai lầm phổ biến sau đây:

Thiếu sự chuẩn bị

Brainstorming không chỉ là cuộc họp ngẫu hứng. Nếu các thành viên thiếu sự chuẩn bị về mục tiêu, chủ đề và thời gian, công cụ hỗ trợ sẽ có thể khiến buổi họp trở nên lan man, không đi được đến kết quả cuối cùng và không đạt được kết quả như mong muốn.

→ Giải pháp: Trước khi bắt đầu, chúng ta nên xác định rõ mục tiêu, chia sẻ các tài liệu thông tin nghiên cứu liên quan và chuẩn bị các công cụ cần thiết như bảng trắng, bút dạ hoặc phần mềm trực tuyến.

Giới hạn ý tưởng

Brainstorming là nơi để bạn thoải mái bộc lộ suy nghĩ, sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới lạ. Tuy nhiên, bạn có thể dễ rơi vào trạng thái rập khuôn, giới hạn bản thân trong suy nghĩ quen thuộc và làm cản trở quá trình đưa ra ý tưởng độc đáo.

→ Giải pháp: Khuyến khích mọi người đưa ra bất kỳ ý tưởng nào. Đừng vội đánh giá hay bác bỏ ý tưởng ngay từ lúc bắt đầu.

Thiếu sự tập trung

Buổi họp sẽ dễ lạc hướng nếu không có người điều phối hoặc hướng dẫn rõ ràng, từ đó sẽ khó có thể đưa ra được ý tưởng phù hợp.

→ Giải pháp: Nhóm cần chỉ định một người điều phối để đảm bảo buổi brainstorming sẽ diễn ra đúng theo tiến độ và mục tiêu đề ra. Người điều phối cũng nên khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên và đảm bảo các ý tưởng đều được lắng nghe.

Tạo ra môi trường căng thẳng

Bên cạnh đó, áp lực nhóm, sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc phê phán lẫn nhau có thể khiến thành viên e ngại việc chia sẻ ý tưởng của mình.

→ Giải pháp: Tạo ra được môi trường cởi mở, thân thiện và khuyến khích sự đóng góp của tất cả mọi người. Nhấn mạnh tất cả ý tưởng đều có giá trị và không nên đánh giá ý tưởng của người khác trong giai đoạn đầu..

Không ghi lại ý tưởng

Một lỗi quan trọng nữa mà mọi người dễ mắc phải đó là không ghi lại ý tưởng. Ý tưởng có thể đến bất chợt và dễ dàng bị rơi vào lãng quên nếu không được ghi lại.

→ Giải pháp: Sử dụng các công cụ trực tuyến như Google Keep, bảng trắng để ghi lại tất cả các ý tưởng được đưa ra trong buổi brainstorming. Từ đó bạn sẽ dễ dàng xem xét, phân tích và phát triển ý tưởng này.

Sự khác biệt giữa Brainstorming và 6 chiếc mũ tư duy

Để mọi người hiểu rõ hơn, 6 chiếc mũ tư duy [Six Thinking Hats] là một phương pháp tư duy sáng tạo và ra quyết định được phát triển bởi Edward de Bono. Phương pháp này sử dụng hình ảnh ẩn dụ của sáu chiếc mũ có 6 màu sắc khác nhau, mỗi chiếc mũ sẽ đại diện cho một cách tiếp cận khác nhau đối với một vấn đề.

  • Mũ trắng: tập trung vào dữ liệu khách quan, trung lập
  • Mũ đỏ: tập trung vào cảm xúc, trực giác cá nhân
  • Mũ đen: tập trung vào rủi ro, hạn chế của ý tưởng
  • Mũ vàng: tập trung vào lợi ích, điểm mạnh của ý tưởng
  • Mũ xanh lá cây: tập trung vào ý tưởng mới và những cách tiếp cận khác biệt
  • Mũ xanh dương: kiểm soát và quản lý quá trình tư duy

Brainstorming và 6 chiếc mũ tư duy [Six Thinking Hats] là hai phương pháp phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra ý tưởng và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, hai cách thức này có một số điểm khác biệt trong cách tiếp cận và mục tiêu.

Tiêu chí Brainstorming 6 chiếc mũ tư duy Mục tiêu Tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng và không giới hạn số lượng Phân tích vấn đề một cách toàn diện và cuối cùng đưa ra quyết định khách quan Cách tiếp cận Tự do, câu hỏi mở và không có cấu trúc cụ thể Có cấu trúc và hệ thống nhất quán, theo từng góc nhìn cụ thể Vai trò của người điều phối Khuyến khích sự tham gia, ghi lại ý tưởng và không đánh giá Hướng dẫn, kiểm soát toàn bộ quá trình, đảm bảo mọi người đều tuân thủ quy tắc Số lượng người tham gia Linh hoạt hơn, có thể là nhóm nhỏ hoặc lớn Thường là nhóm nhỏ để dễ kiểm soát và đảm bảo hiệu quả Thời gian Ngắn hoặc dài tùy theo nhu cầu Thường sẽ kéo dài hơn, cần thời gian để thảo luận kỹ hơn từng góc nhìn Ứng dụng Thích hợp hơn cho việc tạo ra các ý tưởng mới, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo Thích hợp cho việc phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra những quyết định quan trọng Ưu điểm Khuyến khích tư duy mở, sáng tạo, tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng, cải thiện sự hợp tác, kết nối Khuyến khích sự khách quan, tạo ra môi trường thảo luận đi theo đường hướng, cấu trúc cụ thể Nhược điểm Khó chọn lọc ý tưởng, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên vị Hạn chế sự sáng tạo, yêu cầu sự chuẩn bị và hướng dẫn kỹ lưỡng

Lời kết

Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết này về Brainstorming là gì sẽ giúp cho quý doanh nghiệp biết thêm được cách thức và giải pháp để triển khai buổi thảo luận ý tưởng hiệu quả và đạt được kết quả tốt trong công việc. Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn thêm về các công cụ, dịch vụ hỗ trợ của Google, hãy liên hệ Hotline: 024.9999.7777 để được đội ngũ chuyên gia GCS Vietnam tư vấn kịp thời giải pháp phù hợp nhất.

PyTorch là gì? PyTorch khác TensorFlow như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo đang phát triển không ngừng. Cùng với đó, việc lựa chọn framework học máy phù hợp là yếu tố then chốt để xây dựng và triển khai các mô hình AI hiệu quả hơn. PyTorch là cái tên sáng giá được nhắc đến nhiều và không còn xa lạ gì đối với những người đam mê AI. Vậy PyTorch là gì và tại sao nó phổ biến đến vậy? Hãy cùng GCS Vietnam khám phá ngay trong bài viết này.

PyTorch là gì?

Về cơ bản, PyTorch là một thư viện học máy mã nguồn mở, được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ Torch. Công cụ này được ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng như thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Ban đầu, PyTorch được sáng lập và phát triển bởi nhóm nghiên cứu AI của Facebook [FAIR] và hiện nay trở thành một phần của Linux Foundation. PyTorch hỗ trợ tính toán động trên đồ thị tính toán [dynamic computation graph]. Nó cho phép người dùng thay đổi cấu trúc mô hình trong quá trình thực thi, điều mà các framework khác như TensorFlow không dễ dàng làm được.

Ngoài ra, PyTorch cũng cung cấp đầy đủ và đa dạng các tính năng cần thiết để xây dựng mô hình học sâu, một loại hình học máy thường được sử dụng trong các ứng dụng như nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ linh hoạt. Với các tính năng của PyTorch, người dùng có thể dễ dàng chuẩn bị dữ liệu, xây dựng, huấn luyện mô hình, từ đó đánh giá kết quả.

Với những điểm vượt trội cùng cộng đồng người dùng đông đảo như vậy, PyTorch đã trở thành công cụ không thể thiếu cho các nhà nghiên cứu và phát triển AI trên toàn thế giới.

Tính năng nổi bật của PyTorch

PyTorch cung cấp đa dạng tính năng mạnh mẽ và linh hoạt, khiến nó trở thành công cụ có framework học máy hàng đầu hiện nay.

1. Biểu đồ tính toán động [Dynamic Computation Graph]

Khác với những framework khác sử dụng các đồ thị tĩnh, PyTorch xây dựng các đồ thị tính toán động trong quá trình triển khai để theo dõi các mô hình AI. Từ đó, nhà phát triển có thể linh hoạt thay đổi cấu trúc mô hình trong quá trình huấn luyện, tạo điều kiện cho việc thử nghiệm cũng như tinh chỉnh hiệu quả, dễ dàng hơn.

2. Tensor

Tương tự như mảng Numpy, Tensor là đơn vị cơ bản của PyTorch, hỗ trợ các phép toán khi cần tính toán số liệu và có thể chạy trên GPU để tối ưu hóa tốc độ tính toán. PyTorch cung cấp nhiều hàm và API để làm việc với Tensor, hỗ trợ bạn dễ dàng thao tác cũng như xử lý dữ liệu.

3. Autograd

Đây là tính năng tự động tính toán các đạo hàm của PyTorch, từ đó đơn giản hóa quá trình xây dựng cũng như huấn luyện các mô hình học sâu. Bạn sẽ không cần phải tự tính toán các đạo hàm phức tạp, vì đã có PyTorch. Công cụ này sẽ giúp quá trình được tự động hóa, tối ưu thời gian của người phát triển.

4. Modules

Các module là các khối xây dựng cơ bản của PyTorch, tương tự như các lớp trong lập trình hướng đối tượng. PyTorch cung cấp nhiều module dựng sẵn như các lớp mạng nơ-ron [CNN, RNN, LSTM], các lớp đảm nhận chức năng chống thất thoát [loss function] và các lớp tối ưu hóa [optimizer] giúp người dùng dễ dàng xây dựng và huấn luyện mô hình.

5. Tối ưu hóa

Ngoài ra, PyTorch hỗ trợ đa dạng thuật toán tối ưu hóa phổ biến như SGD, Adam, RMSprop… giúp bạn có thể tìm ra bộ tham số tốt nhất cho bộ mô hình của mình.

6. Hỗ trợ GPU

PyTorch tận dụng tối đa sức mạnh của GPU để tăng tốc quá trình tính toán và huấn luyện mô hình AI. Từ đó các nhà phát triển sẽ dễ dàng linh hoạt chuyển đổi giữa CPU và GPU chỉ bằng một vài dòng code.

7. Khả năng mở rộng linh hoạt

Để tăng sức mạnh của mình, PyTorch hỗ trợ huấn luyện phân tán trên nhiều GPU hoặc nhiều máy tính, giúp người dùng huấn luyện các mô hình lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bằng cách sử dụng các tính năng mạnh mẽ, vượt trội này, PyTorch sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp người dùng dễ dàng xây dựng và triển khai các mô hình học máy và học sâu trong nhiều lĩnh vực đặc thù khác nhau, từ nghiên cứu khoa học đến các ứng dụng thực tế.

Ưu điểm, hạn chế của PyTorch

Khi đã hiểu thêm về các tính năng ở trên, người dùng cũng đã biết được phần nào những ưu điểm của công cụ PyTorch. Bên cạnh đó, PyTorch vẫn còn có một số hạn chế cần cải thiện. Chúng ta cùng theo dõi bảng dưới đây để biết thêm chi tiết.

Tiêu chí Ưu điểm Hạn chế Tính linh hoạt Hỗ trợ các công cụ tính toán động, tối ưu thời gian, hỗ trợ thay đổi cấu trúc mô hình trong quá trình huấn luyện, phù hợp với công việc nghiên cứu và thử nghiệm nhiều kiến trúc khác nhau Gặp hạn chế trong việc triển khai và tối ưu các mô hình trên quy mô lớn, cũng vì tính chất động của đồ thị tính toán Giao diện, công cụ Giao diện trực quan, dễ hiểu và gần gũi với Python, giúp người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng. Ngoài ra, cú pháp cũng đơn giản và rõ ràng cùng với tài liệu hướng dẫn chi tiết. Không có nhiều công cụ hỗ trợ trực quan như TensorBoard của TensorFlow, khiến việc theo dõi quá trình huấn luyện mô hình cũng trở nên khó khăn hơn. Hiệu suất Được tối ưu hóa cho GPU, tăng tốc quá trình huấn luyện cũng như triển khai mô hình hiệu quả Hiệu suất có thể giảm đi bởi các chức năng tính toán động, đặc biệt là khi làm việc với các mô hình phức tạp Hỗ trợ đa dạng Hỗ trợ nhiều tác vụ học máy khác nhau, từ thị giác máy tính đến xử lý khả năng ngôn ngữ tự nhiên đến học tăng cường. Thư viện mô hình và công cụ phong phú Việc hỗ trợ triển khai mô hình vào sản xuất có ít công cụ, khiến việc đưa mô hình vào các ứng dụng thực tế cũng trở nên khó khăn hơn. Khả năng nâng cao Gỡ lỗi kỹ thuật dễ dàng, hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu và phát triển các mô hình mới Khả năng mở rộng chưa tốt, đặc biệt khi xử lý các dữ liệu lớn cùng với mô hình phức tạp.

Ứng dụng thực tế của PyTorch

PyTorch không chỉ là công cụ trên lý thuyết mà đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực tế, mang lại cho doanh nghiệp những giải pháp có tính đột phá, ảnh hưởng rộng lớn trong ngành công nghệ hiện nay.

Thị giác máy tính [Computer vision]

- Hỗ trợ nhận dạng hình ảnh

Với những tính năng vượt trội, PyTorch được sử dụng nhằm xây dựng các mô hình nhận dạng các hình ảnh mạnh mẽ, có khả năng phân loại cũng như phát hiện và định vị được các đối tượng trong ảnh với độ chính xác cao.

Các ứng dụng điển hình có thể kể đến bao gồm nhận dạng khuôn mặt, phân loại các sản phẩm, phát hiện lỗi sản xuất, và chẩn đoán y tế dựa trên hình ảnh.

- Phân đoạn ảnh

PyTorch cũng được sử dụng để phân đoạn các hình ảnh, tức là chia ảnh thành các vùng có ý nghĩa khác nhau. Ứng dụng này sẽ được sử dụng trong xe tự lái để phát hiện làn đường và các chướng ngại vật, trong y tế để phân tích các hình ảnh y khoa và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp để phân tích hình ảnh cây trồng, từ đó có được giải pháp phát triển phù hợp.

- Tạo ảnh

Không chỉ vậy, các mô hình PyTorch còn được tạo ra nhằm xây dựng các hình ảnh mới, chân thực và mang tính sáng tạo cao. Ứng dụng này đã được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, thiết kế thời trang đa dạng và thậm chí tạo nên khuôn mặt ảo của người.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên [NLP]

- Phiên dịch

Một trong những ứng dụng nữa được xây dựng dựa trên PyTorch mà doanh nghiệp có thể tham khảo đó là khả năng phiên dịch, cho phép dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhanh chóng và chính xác.

- Phân tích cảm xúc

PyTorch có thể được sử dụng để phân tích cảm xúc có trong văn bản, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ insight khách hàng và ý kiến đánh giá về sản phẩm, dịch vụ.

- Xây dựng mô hình chatbot

Ứng dụng phổ biến hơn cả đó là Chatbot. PyTorch được sử dụng nhằm xây dựng các Chatbot thông minh, có thể trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng, hỗ trợ và thậm chí là bán hàng.

Với sự phát triển không ngừng của PyTorch và sự hỗ trợ của các công ty công nghệ lớn như Facebook và Microsoft, PyTorch được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng những vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và ứng dụng vào cuộc sống.

So sánh PyTorch với TensorFlow

Tiêu chí PyTorch TensorFlow Ngôn ngữ lập trình Python Python, C++, Java Cấu trúc Sử dụng đồ thị tính toán động Đồ thị tính toán tĩnh Tính linh hoạt Cao, hỗ trợ thay đổi cấu trúc mô hình trong quá trình huấn luyện và xây dựng các tính năng Thấp hơn. Cần xác định trước cấu trúc mô hình và khó thay đổi sau khi biên dịch Dễ sử dụng Dễ dàng, cú pháp gần gũi với Python và các tài liệu hướng dẫn chi tiết hơn, cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh Khó và phức tạp hơn, cần nhiều kiến thức về Tensorflow để sử dụng hiệu quả Hiệu suất Nhanh hơn trong các trường hợp mô hình dữ liệu nhỏ và trung bình Chậm hơn nhưng mở rộng tốt hơn đối với các mô hình lớn và phức tạp Triển khai Có ít công cụ triển khai có sẵn, cần phải tự xây dựng hoặc sử dụng thêm các thư viện của bên thứ ba Có nhiều công cụ hỗ trợ triển khai mô hình mạnh mẽ, như TensorFlow Serving và TensorFlow Lite, giúp dễ dàng triển khai mô hình lên nhiều nền tảng khác nhau Trực quan hóa Chưa có công cụ trực quan hóa mạnh mẽ, cần sử dụng thêm thư viện bên thứ ba như Visdom hoặc TensorBoardX Cung cấp nhiều tính năng trực quan hóa hữu ích, giúp dễ dàng theo dõi và phân tích quá trình huấn luyện Ứng dụng Phù hợp và lý tưởng hơn với việc nghiên cứu và phát triển, tạo mẫu nhanh đối với các dự án nhỏ và trung bình Phù hợp hơn với các dự án lớn và phức tạp, cần khả năng mở rộng cũng như triển khai sản phẩm Các điểm nổi bật Tích hợp mạnh mẽ với Python và gỡ lỗi hiệu quả Hỗ trợ đa dạng hơn các ngôn ngữ lập trình, cung cấp nhiều API mức độ cao

Như vậy, ta có thể thấy PyTorch và TensorFlow đều là những framework Deep Learning mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng thực tế. Lựa chọn framework nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như mục tiêu cụ thể của từng dự án.

Lợi ích của PyTorch đối với doanh nghiệp

PyTorch được tạo ra không chỉ là công cụ dành cho các nhà nghiên cứu và học thuật, mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng AI trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là một số lợi ích mà PyTorch đã mang lại cho các nhà phát triển trong việc nghiên cứu mô hình AI.

Tăng tốc quá trình phát triển

PyTorch cung cấp các tính năng linh hoạt và giao thiện thân thiện, dễ sử dụng, từ đó doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng và thử nghiệm các mô hình AI. Như vậy sản phẩm cũng sẽ được nhanh chóng đưa ra thị trường. Khả năng tính toán động giúp doanh nghiệp dễ dàng thay đổi cấu trúc các mô hình trong quá trình huấn luyện, từ đó tạo điều kiện cho công cuộc thử nghiệm và chỉnh sửa, tối ưu mô hình chính xác hơn, phù hợp với nhu cầu người dùng.

Tối ưu hóa chi phí

Vì PyTorch có cách thức hoạt động dựa trên mã nguồn mở, do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm. Bên cạnh đó, PyTorch cũng hỗ trợ việc sử dụng GPU, cho phép doanh nghiệp tận dụng được tối đa tính năng phần cứng hiện có, từ đó giúp giảm thiểu chi phí đầu tư hiệu quả.

Cải thiện hiệu suất

Nhờ khả năng tối ưu hóa cho GPU và các kỹ thuật tính toán song song, PyTorch giúp doanh nghiệp có thể tăng tốc quá trình huấn luyện và triển khai các mô hình AI mạnh mẽ, vượt xa hơn mong đợi, từ đó cải thiện các hiệu suất và khả năng đáp ứng của các ứng dụng AI.

Nâng cao khả năng mở rộng

Đặc biệt, PyTorch giúp mô hình AI linh hoạt mở rộng, hỗ trợ huấn luyện phân tán trên nhiều GPU và máy tính. Như vậy các doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng quy mô các mô hình AI của mình để xử lý nhiều dữ liệu hơn và đáp ứng các biến động, nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng

Ứng dụng thực tế đa dạng

Như GCSVN đã đề cập ở trên, PyTorch hỗ trợ nhiều tác vụ cần học máy và công nghệ AI khác nhau, từ thị giác máy tính, đến việc cải thiện dịch vụ sản phẩm và tự động hóa quy trình làm việc. Người dùng còn có thể ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình, phát triển sản phẩm mới…

Với những lợi ích này, PyTorch không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thành công các mô hình AI tiên tiến mà còn tạo nên bước đổi và phát triển trong kỷ nguyên số.

Một số câu hỏi thường gặp về PyTorch

1. Làm thế nào để triển khai mô hình PyTorch vào sản xuất?

PyTorch cung cấp TorchServe - một trong những công cụ hỗ trợ triển khai mô hình. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các thư viện của bên thứ ba như ONNX Runtime để triển khai mô hình PyTorch lên đa dạng các nền tảng khác nhau.

2. PyTorch có miễn phí không?

PyTorch là một phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí và sử dụng cho các mục đích cá nhân và thương mại.

3. PyTorch có tốt hơn TensorFlow không?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. PyTorch phù hợp với các dự án quy mô nhỏ và không cần mở rộng nhiều, ưu tiên những thử nghiệm và chỉnh sửa mô hình nhanh chóng, không quá nhiều công đoạn.

TensorFlow là công cụ lý tưởng cho những môi trường dự án lớn hơn và cần phạm vi mở rộng hơn, đặc biệt TensorFlow còn phù hợp với những mô hình AI cần hiệu suất cao.

4. PyTorch có được sử dụng cho Gemini không?

Không. PyTorch cung cấp các tính năng trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI và xe tự động hóa của Tesla, còn TensorFlow chính là công cụ được sử dụng cho các mô hình AI của Google, trong đó có Gemini.

Lời kết

Trên đây là những thông tin và kiến thức mà doanh nghiệp cần biết PyTorch là gì. Việc hiểu thêm về công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các mô hình AI hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp cần thêm sự tư vấn và giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ ngay với GCS Vietnam qua Hotline: 024.9999.7777 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tạo lập bảng dễ dàng với tính năng mới của Google Sheets

Nắm bắt được nhu cầu ngày càng phức tạp và đòi hỏi cao của tính chất công việc ngày nay, việc xử lý dữ liệu ngày càng cần nhiều tính năng hỗ trợ công nghệ mới, Google Sheets không ngừng nghiên cứu, phát triển. Mới đây nhất Google đã cho ra mắt hai bước tiến mới nhất giúp người dùng khai thác tối đa các tiềm năng của dữ liệu dễ dàng và trực quan. Hãy cùng khám phá những tính năng mới của Google Sheets và cách chúng thay đổi cách doanh nghiệp làm việc với dữ liệu như thế nào ngay.

Tính năng tự động định dạng bảng mới của Google Sheets

Thông thường, chúng ta thường phải bỏ ra nhiều thời gian để cập nhật dữ liệu trong bảng tính và chỉnh sửa, thêm các cột phù hợp. Hơn thế nữa, việc duy trì cấu trúc và định dạng dữ liệu sẽ trở nên khó khăn khi có nhiều người cùng chỉnh sửa tài liệu.

Để giải quyết vấn đề này, Google đã giới thiệu đến người dùng tính năng Tự động định dạng Bảng trên Google Sheets. Với tính năng này, người dùng có thể đơn giản hóa và tăng tốc quá trình xây dựng bảng tính và tổng hợp dữ liệu của mình một cách khoa học và rõ ràng, chi tiết hơn, không lo bị thiếu thông tin.

Để bắt đầu sử dụng tính năng này, khi người dùng nhập xong dữ liệu thô vào bảng tính, bạn bôi đen phạm vi bảng và chọn Format → Convert to table [Định dạng → Chuyển đổi thành bảng], Sheets sẽ tự động thực hiện chỉnh sửa định dạng bảng và sắp xếp dữ liệu hợp lý. Ngoài ra, công cụ này còn tạo nên thiết kế đẹp mắt gồm có các loại cột, bộ lọc, mã màu, menu thả xuống… để tạo nên bảng dữ liệu hoàn chỉnh.

Doanh nghiệp có thể tận dụng tính năng này kết hợp với Gemini for Google Sheets để hỗ trợ tối đa hiệu năng trong công việc, từ đó việc phân tích, trực quan hóa dữ liệu dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tính năng tự động định dạng bảng hiện khả dụng đối với tất cả khách hàng đã đăng ký sử dụng Google Workspace, Google Workspace Individual và những người dùng đang sử dụng tài khoản Google cá nhân.

Cách tính năng tự động định dạng bảng mới tối ưu hóa quy trình công việc

Tính năng Tables in Google Sheets mới được tạo ra để giúp người dùng tiết kiệm thời gian cũng như công sức trong việc định dạng dữ liệu, đồng thời nâng cao trải nghiệm làm việc với lượng dữ liệu lớn và phức tạp.

Định dạng tự động cùng với giao diện chuyên nghiệp

Chỉ cần một cú nhấp chuột thần kỳ, dữ liệu mà doanh nghiệp nhập vào sẽ được chuyển đổi thành một bảng hoàn chỉnh với định dạng đẹp mắt, thể hiện sự chuyên nghiệp cùng căn chỉnh hoàn hảo và màu sắc hài hòa. Người dùng có thể chỉnh sửa thêm vào bảng bằng cách thay đổi màu sắc, điều chỉnh kích thước hàng, cột phù hợp với mục đích, nhu cầu.

Hạn chế các sai sót với tính năng nhập dữ liệu thông minh

Với tùy chọn “Loại cột” [Column types], bạn có thể xác định trước kiểu dữ liệu cho từng cột trong bảng, ví dụ như ngày tháng, tiền tệ, danh sách tùy chọn. Sau đó, Sheets sẽ tự động cảnh báo nếu bạn nhập vào kiểu dữ liệu không khớp với dạng bạn chọn. Điều này giúp giảm thiểu các sai sót và đảm bảo hơn tính nhất quán của dữ liệu.

Thao tác nhanh chóng với Menu điều khiển trực quan

Giao diện menu bảng được thiết kế trực quan và tập trung, giúp người dùng dễ dàng quản lý cài đặt bảng, điều chỉnh phạm vi bảng hợp lý, tạo chế độ xem bộ lọc… chỉ trong vài cú ấn chuột.

Tự động cập nhật các công thức tham chiếu bảng linh hoạt

Tính năng “tham chiếu bảng” cho phép người dùng sử dụng các tên bảng mình cung cấp và tên cột trong công thức để áp dụng trong các hàm giúp thuận tiện hơn và không bị dài dòng. Khi bạn thêm hoặc xóa dữ liệu trong bảng, các công thức sẽ tự động cập nhật, giúp người dùng tối ưu thời gian cũng như tránh sai sót khi chỉnh sửa công thức thủ công.

Phân tích dữ liệu đa chiều với chế độ Create group by view [xem nhóm]

Chế độ xem nhóm hỗ trợ người dùng tổng hợp và phân tích dữ liệu theo nhiều góc độ khác nhau dựa trên các cột đã chọn. Từ đó, doanh nghiệp cũng như nhân viên có thể khám phá thông tin chi tiết hơn và chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

Chọn nhanh từ các mẫu Template bảng dựng sẵn

Đặc biệt, Google Sheets cung cấp hàng loạt các mẫu bảng dựng sẵn cho các tác vụ phổ biến, cần thiết nhất như quản lý dự án, theo dõi hàng tồn kho, hay lập kế hoạch cho sự kiện… Ngoài ra còn rất nhiều những mẫu bảng khác mà bạn có thể tham khảo trong mục Tables.

\>>Xem thêm về: Google Sheets là gì? Các tính năng cơ bản bạn nên biết

Doanh nghiệp và các cá nhân có thể sử dụng các mẫu đó để dựng nhanh các bảng và tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của mình. Từ đó giúp các nhân sự tiết kiệm thời gian và công sức khi không cần xây dựng bảng từ đầu.

Mở rộng hàng trong Sheets của BigQuery

Không chỉ ra mắt tính năng tự động định dạng bảng tiện lợi cho người dùng, Google còn công bố bước cải tiến mới cho Connected Sheets, tính năng tích hợp khi người dùng sử dụng BigQuery và phân tích dữ liệu trong Google Sheets. Giờ đây, người dùng có thể thực hiện các truy vấn và phân tích trực tiếp tới 100,000 hàng dữ liệu cho bảng tổng hợp và 500,000 hàng cho phần trích xuất từ BigQuery ngay trong Google Sheets.

So với số hàng là 50,000 trước đây, cải tiến này đã tăng giới hạn bảng tính lên gấp đôi. Như vậy, người dùng có thể làm việc với lượng dữ liệu phức tạp và lớn hơn nhiều mà không cần phải thay đổi phần mềm tạo bảng hay tải xuống và chuyển đổi định dạng khác. Việc phân tích và trực quan hóa dữ liệu cũng trở nên nhanh chóng và dễ thực hiện hơn, người dùng sẽ không cần phải lo lắng về giới hạn hàng không đủ.

Tính năng này cũng đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp và tổ chức cần phân tích dữ liệu lớn từ BigQuery nhưng không có đủ chuyên môn về SQL hoặc chưa thành thạo sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu phức tạp.

Cải tiến mới này đã được cập nhật đối với tất cả các khách hàng sử dụng Google Workspace, Google Workspace Individual và những người dùng có tài khoản Google cá nhân.

Các tính năng mới của Google Sheets giúp ích gì cho doanh nghiệp?

Các tính năng mới của Google Sheets trên đây mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số 4.0 hiện nay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả cũng như hiệu suất công việc:

1. Tiết kiệm thời gian và tăng năng suất

Nhờ tính năng tự động định dạng bảng, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ không cần phải bỏ ra nhiều thời gian để định dạng bảng thủ công, giúp mọi người có thể tập trung hơn vào việc phân tích và góp phần đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

2. Phân tích dữ liệu hiệu quả hơn

Ngoài ra, khi Google cải tiến mở rộng giới hạn hàng, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm việc khai thác lượng lớn dữ liệu từ BigQuery trực tiếp trong Sheets. Từ đó, các nhân sự phòng ban có được cái nhìn toàn diện cũng như sâu sắc hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác

Dữ liệu sẽ được trình bày dưới dạng các bảng trực quan, chuyên nghiệp dễ hiểu, chi tiết cùng các bộ lọc màu rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ nhận diện xu hướng thị trường, mô hình chiến lược và đưa ra được quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn.

4. Tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều ngành nghề

Các mẫu bảng dựng sẵn cho các công việc như tổ chức sự kiện, quản lý dự án, theo dõi tiến độ sáng tạo nội dung, kiểm soát công việc tuyển dụng, lên kế hoạch du lịch… hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong hoạt động kinh doanh, đồng thời quản lý và phân tích dữ liệu đa dạng.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp mong muốn trải nghiệm thêm các tính năng vượt trội được hỗ trợ bởi Gemini AI, hãy đăng ký với GCS Vietnam và dùng thử Gemini for Google Workspace Business để có được giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Lời kết

Hy vọng rằng những tính năng mới của Google Sheets sẽ được ứng dụng phổ biến hơn và hỗ trợ doanh nghiệp trong đa dạng tác vụ hàng ngày để phân tích dữ liệu và tạo báo cáo trực quan dễ dàng hơn. Trong trường hợp quý vị có thêm những thắc mắc và cần sự tư vấn về dịch vụ Google Sheets, đội ngũ GCS Vietnam luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7 qua Hotline: 024.9999.7777.

Google Forms và Microsoft Forms: Nên sử dụng loại nào?

Dữ liệu càng ngày càng đóng vai trò v ô cùng quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Việc thu thập dữ liệu nghiên cứu qua các biểu mẫu là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay để đơn giản hóa quá trình này. Khi nói đến điều này, chúng ta sẽ nghĩ đến hai cái tên nổi bật nhất: Google Forms và Microsoft Forms. Vậy đâu là công cụ tạo biểu mẫu tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp? Hãy cùng GCSVN đi sâu vào bài so sánh chi tiết hơn giữa Google Forms và Microsoft Forms để tìm ra được câu trả lời ngay.

Giới thiệu chung về Google Forms và Microsoft Forms

Google Forms

Google Forms là một công cụ không thể thiếu trong hệ sinh thái Google Workspace - giải pháp tạo biểu mẫu trực tuyến mạnh mẽ và dễ dàng sử dụng dù là người mới bắt đầu đang tập làm quen. Các tính năng trong Google Forms phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Điểm đặc biệt của Google Forms còn ở việc tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng khác trong Google Workspace như Google Sheets để tự động hóa thu thập cũng như xử lý dữ liệu trực quan và khoa học ở chế độ real-time. Từ đó, Google Forms giúp nhân sự doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc phân tích cũng như quyết định dựa trên dữ liệu trực quan.

Không chỉ vậy, Google Forms còn cung cấp thêm đa dạng các tính năng nâng cao như logic phân nhánh, xác thực dữ liệu cũng như giao diện tùy chỉnh. Ngoài ra, tại giao diện admin bạn có thể xem được chi tiết câu trả lời kèm biểu đồ giúp tiết kiệm thời gian tổng hợp thông tin hiệu quả.

Ở thời điểm hiện tại, Google Gemini cũng đã có những câu lệnh hỗ trợ người dùng đặt ra những câu hỏi để giúp bạn tạo những câu hỏi hay, hữu ích một cách nhanh chóng.

Microsoft Forms

Tiếp theo, chúng ta cùng đến với Microsoft Forms - công cụ thứ hai giúp tạo các biểu mẫu, khảo sát cũng như các loại câu hỏi khác một cách thuận tiện. Được Microsoft nghiên cứu và tích hợp trong bộ công cụ Office 365, Microsoft Forms cung cấp các tính năng nhằm cải thiện khả năng thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu.

Điểm đặc biệt của Microsoft Forms là ở giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng, cho phép người dùng không có kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin, vẫn sẽ có thể thao tác mượt mà giúp tạo ra các biểu mẫu chuyên nghiệp và thu hút.

Các dữ liệu được thu thập trong Microsoft Forms sẽ được xuất sang Excel để người dùng nghiên cứu, phân tích trực quan hóa thông qua đa dạng biểu đồ và đồ thị, tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Microsoft Forms còn tích hợp với Teams, SharePoint và OneDrive để bạn có thể dễ dàng chia sẻ biểu mẫu, cộng tác linh hoạt với đồng nghiệp. Ngoài ra, Forms còn hỗ trợ nhúng biểu mẫu vào website hoặc gửi qua email để giúp người dùng tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

\>>Xem thêm: So sánh Google Workspace và Microsoft 365 mới nhất

Các dạng câu hỏi trong Google Forms và Microsoft Forms

Google Forms và Microsoft Forms cung cấp đa dạng các loại câu hỏi khác nhau để người dùng có thể lựa chọn phương pháp hỏi phù hợp với mục đích sử dụng

Google Forms Microsoft Forms Câu hỏi trắc nghiệm [Multiple choice]: chọn một đáp án đúng trong số các đáp án được cung cấp Các lựa chọn [Choice]: tương tự cấu trúc như Multiple choice nhưng có thể tạo thành nhiều dạng khác nhau như radio, hộp kiểm, danh sách thả xuống… Hộp kiểm [Checkboxes]: cho phép người trả lời chọn nhiều đáp án cùng lúc cho 1 câu hỏi. Văn bản [Text]: câu trả lời ngắn hoặc dài. Danh sách câu trả lời thả xuống [Dropdown]: chọn 1 đáp án từ danh sách được cung cấp Xếp hạng [Rating]: đánh giá dựa theo câu hỏi bằng cách chọn số sao hoặc biểu tượng cảm xúc Câu trả lời ngắn [Short Answer]: trả lời ngắn gọn, chỉ 1 dòng Xếp hạng theo thứ tự [Ranking]: sắp xếp các lựa chọn theo thứ tự ưu tiên Câu trả lời dài [Paragraph]: trả lời bằng đoạn văn dài Linkert: đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các câu hỏi Thang đo tuyến tính [Linear Scale]: dựa vào câu hỏi và đánh giá theo thang điểm từ thấp đến cao Net Promoter Score [NPS]: để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ Lưới trắc nghiệm [Multiple choice grid]: đánh giá nhiều mục theo cùng một tiêu chí được đưa ra Ngày [Date]: chọn 1 ngày cụ thể Lưới hộp kiểm [Checkbox grid]: chọn nhiều đáp án cho mỗi mục Tải tệp lên [File upload]: người trả lời tải lên các tệp tin, hình ảnh… Ngày [Date]: chọn 1 ngày cụ thể Thời gian [Time]: chọn 1 thời điểm cụ thể Tải lên tệp [File upload]: người trả lời tải lên các tệp tin như ảnh, tài liệu

So sánh Google Forms và Microsoft Forms

Điểm giống nhau

Nhìn qua, Google Forms và Microsoft Forms là hai công cụ tạo biểu mẫu được thiết kế với sứ mệnh và nhiệm vụ tương tự nhau. Đó là giúp người dùng thu thập cũng như quản lý, phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Mặc dù có một số điểm khác biệt về tính năng cũng như giao diện, cả hai nền tảng này vẫn còn một số điểm tương đồng như:

1. Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Cả Google Forms và Microsoft Forms đều có giao diện trực quan và thân thiện với người dùng, cho phép người dùng tạo biểu mẫu nhanh chóng và không cần nhiều kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật. Các thao tác kéo thả và tùy chọn, nhập câu hỏi đa dạng giúp người dùng xây dựng biểu mẫu theo ý muốn linh hoạt hơn.

2. Đa dạng các dạng câu hỏi

Người dùng có thể lựa chọn các loại câu hỏi khác nhau như câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở, đánh giá thang điểm, câu hỏi dựa theo ngày tháng… trong hai nền tảng này. Như vậy, người dùng sẽ tùy chỉnh được biểu mẫu phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp.

3. Tính năng phân tích và báo cáo

Cả hai nền tảng này đều cung cấp tính năng phân tích và báo cáo để người dùng có thể đánh giá, xem xét từ đó tổng hợp kết quả khảo sát để đưa ra được quyết định, kế hoạch cuối cùng. Người dùng có thể xem các biểu đồ cũng như thống kê dữ liệu một cách chi tiết, trực quan và dễ hiểu.

4. Tích hợp thêm với các ứng dụng khác trong cùng hệ thống

Google Forms tích hợp linh hoạt với các ứng dụng khác trong Google Workspace như Sheets, Drive, Gmail… Còn Microsoft Forms sẽ tích hợp với các ứng dụng trong Microsoft 365 gồm có Excel, SharePoint, Teams… Chính tính năng tích hợp này hỗ trợ người dùng dễ dàng lưu trữ, chia sẻ cũng như cộng tác với nhau để nghiên cứu, phân tích các báo cáo từ dữ liệu đã thu thập được từ biểu mẫu.

5. Tối ưu hóa chi phí trong việc đầu tư phần mềm

Một trong những điểm khiến doanh nghiệp yêu thích hai công cụ này đó là giúp tối ưu hóa chi phí để phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, trong trường hợp quý doanh nghiệp mong muốn sử dụng thêm các tính năng nâng cao hơn để cải thiện hiệu suất, quý khách hàng cần chi trả thêm để được sử dụng các gói doanh nghiệp.

Điểm khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau, hai nền tảng này cũng đi kèm những khác biệt để người dùng có thể nhận biết và lựa chọn. Cùng tham khảo bảng sau đây để xem xét các tính năng ngay.

Tính năng Google Forms Microsoft Forms Giao diện Đơn giản, dễ sử dụng, trực quan Hiện đại, khó sử dụng và làm quen hơn, ít tùy chọn tùy chỉnh giao diện hơn Các loại câu hỏi Đa dạng, gồm có các câu hỏi trắc nghiệm, câu ngắn, đoạn văn, thang điểm, lưới, danh sách thả xuống, lưới trắc nghiệm, lưới hộp kiểm, thang đo tuyến tính, ngày, thời gian, tải lên tệp, xác thực câu trả lời, logic nhánh. Ít đa dạng hơn, bao gồm trắc nghiệm, Linkert, NPS, văn bản, rating hình ảnh, ranking, ngày, giờ, tải lên tệp, cá nhân hóa câu hỏi, câu hỏi lưới, câu hỏi phân loại, nhánh câu hỏi. Logic phân nhánh Hỗ trợ thêm các logic phân nhánh để hiển thị câu hỏi dựa trên những câu trả lời trước đó Hỗ trợ cơ bản Tích hợp dịch vụ Tích hợp với các công cụ trong hệ sinh thái Google như Sheets, Docs, Slides… Tích hợp thêm với các sản phẩm Microsoft như Excel, Word, Powerpoint.. Tính năng phân tích dữ liệu Kết quả trả lời tự động sẽ lưu vào Google Forms, cũng như là một phần dữ liệu của Drive, bạn có thể xuất ra file Sheets thông tin dữ liệu trực quan cụ thể Kết quả được cập nhật và lưu trữ trong Microsoft Forms, có thể xuất ra file Excel để phân tích và nghiên cứu Trực quan hóa dữ liệu Tích hợp thêm với tiện ích Looker Studio để tạo báo cáo và biểu đồ Hạn chế hơn, cần sử dụng thêm các công cụ như Power BI Tiện ích mở rộng Google cung cấp đa dạng các tiện ích mở rộng từ bên thứ ba để hỗ trợ tối đa năng suất cho người dùng Ít tiện ích mở rộng hơn

Ưu điểm, hạn chế của Google Forms

Để giúp doanh nghiệp lựa chọn được giữa hai nền tảng dịch vụ này, GCS Vietnam sẽ đưa ra một số ưu điểm, hạn chế của Google Forms:

Ưu điểm Hạn chế Hoàn toàn miễn phí chỉ cần bạn có tài khoản Google. Nếu mua thêm gói Google Workspace trả phí, bạn sẽ dễ dàng tùy chỉnh giao diện hơn và có thêm Gemini for Google Workspace hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu Tùy chỉnh nâng cao còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu phức tạp hơn của doanh nghiệp Mọi phản hồi đều được lưu tự động trong Google Sheets, giúp người dùng dễ dàng xem xét và phân tích, trực quan hóa dữ liệu mà vẫn tiết kiệm thời gian cũng như công sức So với những đối thủ nặng ký khác, Google Forms có ít tính năng nâng cao hơn như tùy chọn biểu mẫu đa ngôn ngữ Dễ dàng chia sẻ biểu mẫu với người khác thông qua các liên kết và Gmail, giúp cộng tác, chỉnh sửa và xem kết quả biểu mẫu trong thời gian thực Khả năng phân tích dữ liệu cơ bản, còn hạn chế. Nhưng nếu quý doanh nghiệp cần các phân tích chuyên sâu hơn thì có thể tích hợp với các công cụ bên thứ ba như Looker Studio. Cung cấp đa dạng các loại câu hỏi khác nhau, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong việc khảo sát, mở rộng thông tin nghiên cứu Giới hạn dung lượng tệp đính kèm. Điều này sẽ gây khó khăn nếu người dùng cần thu thập các tệp lớn hơn như video hoặc các ảnh chất lượng cao. Tích hợp mượt mà với các ứng dụng trong hệ sinh thái Google như Sheets, Docs, Slides, Drive, giúp dễ dàng nhúng biểu mẫu vào các tài liệu khác nhau và sử dụng dữ liệu thu thập được trong ứng dụng này Hạn chế các loại template biểu mẫu. Google Forms hạn chế người dùng trong việc thiết kế tùy chỉnh. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, bạn có thể tùy chọn các template dành riêng cho tổ chức Bảo mật đa lớp, sử dụng công nghệ tiên tiến của Google khi doanh nghiệp nâng cấp lên các gói trả phí và dữ liệu của bạn sẽ luôn được bảo vệ an toàn Hạn chế tính năng hỗ trợ offline cho Google Forms Có thể xem và trả lời ngay trên các thiết bị di động, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập dữ liệu.

Ưu điểm, hạn chế của Microsoft Forms

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, Microsoft Forms còn nhiều điểm cần cải thiện. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo bảng sau để biết thêm thông tin về nền tảng này.

Ưu điểm Hạn chế Phù hợp với những người đã quen sử dụng hệ sinh thái Microsoft 365 vì giao diện trực quan, rõ ràng Chức năng còn hạn chế so với các công cụ khác như Google Forms Tích hợp liền mạch với các ứng dụng khác trong bộ công cụ Microsoft 365 hỗ trợ tối ưu hóa quy trình làm việc Khả năng tích hợp với các công cụ bên thứ ba chưa mạnh mẽ Truy cập và sử dụng linh hoạt trên nhiều thiết bị khác nhau Chưa hỗ trợ chế độ ngoại tuyến Tích hợp thêm các tính năng bảo mật như kiểm soát quyền truy cập, mã hóa dữ liệu.. Các tính năng bảo mật cao cấp chỉ có trong gói trả phí Biểu mẫu cung cấp nhiều loại câu hỏi và các tùy chọn phản hồi, giúp thiết kế biểu mẫu thu hút đối tượng Khả năng phân tích và trực quan hóa dữ liệu chưa có các tính năng nâng cao Tự động xuất kết quả ra file Excel, dễ phân tích và trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồ Các tính năng hữu ích và nâng cao hơn, phục vụ đa dạng nhu cầu cho doanh nghiệp chỉ có trong gói trả phí Có thể chia sẻ thuận tiện qua liên kết hoặc mã QR, nhúng vào website hoặc chia sẻ lên mạng xã hội Cung cấp phiên bản miễn phí với các tính năng cơ bản, các gói trả phí cung cấp thêm các tính năng nâng cao

Google Forms và Microsoft Forms: Dịch vụ nào tốt hơn?

Dựa theo những thông tin được cung cấp ở trên, chúng ta có thể thấy rằng Google Forms và Microsoft Forms đều là những công cụ tạo biểu mẫu trực tuyến mạnh mẽ và miễn phí truy cập các tính năng cần thiết nhất cho người dùng, giúp bạn dễ dàng kiểm soát và thu thập, quản lý dữ liệu. Tuy nhiên, mỗi công cụ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Google Forms ghi điểm với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đặc biệt quen thuộc đối với những người đã thường xuyên sử dụng hệ sinh thái Google. Với kho tàng các câu hỏi đa dạng, từ trắc nghiệm, thang đo tuyến tính đến kéo thả, Google Forms cho phép mọi người có những biểu mẫu đa dạng và linh hoạt.

Về phía Microsoft Forms, điểm mạnh lớn nhất nằm ở sự đơn giản và trực quan. Ngay cả những người chưa có kinh nghiệm và kiến thức về kinh nghiệm về kỹ thuật cũng có thể dễ dàng tạo và sử dụng biểu mẫu.

Tóm lại, Google Forms và Microsoft Forms đều là những công cụ mà GCS Vietnam đánh giá là rất hữu ích. Nếu bạn ưu tiên sự đơn giản, dễ sử dụng và tích hợp tốt với Microsoft 365, Microsoft Forms là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn cần nhiều loại câu hỏi, tùy chỉnh giao diện linh hoạt và khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ, Google Forms sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.

Một số câu hỏi về Google Forms và Microsoft Forms

1. Tôi có thể phân tích dữ liệu thu thập được từ biểu mẫu của mình không?

Có. Cả Google Forms và Microsoft Forms đều cung cấp các tính năng phân tích dữ liệu cơ bản. Google Forms tích hợp với Google Sheets, hỗ trợ người dùng dễ dàng phân tích và trực quan hóa dữ liệu thu thập được. Microsoft Forms cũng có một số tính năng phân tích dữ liệu tích hợp, nhưng không mạnh mẽ bằng Google Forms.

2. Tôi có thể đặt mật khẩu cho biểu mẫu của mình không?

Microsoft Forms cho phép bạn đặt mật khẩu cho biểu mẫu của mình để hạn chế quyền truy cập. Google Forms không có tính năng này, nhưng bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng của bên thứ ba để thêm tính năng này.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về Google Forms và Microsoft Forms để giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp. Mọi thắc mắc và cần sự tư vấn từ GCSVN về các dịch vụ Google, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 024.9999.7777 hoặc để lại thông tin liên hệ qua LiveChat ngay dưới bài viết để được hỗ trợ tận tình và giải đáp.

Chủ Đề