Cách tạo giao diện cho kali linux trên win 10

Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã hướng dẫn bạn cách cài đặt và sử dụng Kali Linux bằng VmWare, bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cài Kali Linux trên Windows 10 nhé.

Kali Linux hiện có sẵn trong kho ứng dụng Microsoft App Store cho Windows 10. Vì vậy trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cài Kali Linux trên Windows 10.

Hướng dẫn cách cài Kali Linux trên Windows 10

Thực hiện theo các bước dưới đây để cài Kali Linux trên Windows 10:

Bước 1: Bước đầu tiên chúng ta phải cài đặt WSL. Để làm được điều này, kích chuột phải vào nút Start, chọn Windows PowerShell [Admin].

Bước 2: Sao chép và dán lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:

1. Enable-WindowsOptionalFeature -Online -FeatureName Microsoft-Windows-Subsystem-Linux

Bước 3: Khởi động lại máy tính.

Bước 4: Bước tiếp theo cài đặt Kali Linux. Tìm Kali Linux trên ứng dụng Microsoft App Store.

Bước 5: Click chọn nút Get để bắt đầu tải và cài đặt Kali Linux.

Bước 6: Sau khi cài đặt xong Kali Linux, click chọn nút Launch. Hoặc cách khác bạn có thể sử dụng shortcut Start menu, hoặc mở PowerShell hoặc Command Prompt và nhập lệnh kali vào đó rồi nhấn Enter. Trong quá trình chạy đầu tiên, quá trình cài đặt phải hoàn tất. Điều này sẽ mất một khoảng thời gian.

Bước 7: Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bước tiếp theo là thiết lập tên người dùng và mật khẩu WSL. Sử dụng tên người dùng và mật khẩu bất kỳ khác với mật khẩu Windows. Nhớ lưu lại thông tin này vì bạn sẽ phải dùng với lệnh sudo, đăng nhập trình quản lý máy tính.

Bước 9: Tiếp theo thiết lập trình quản lý XFCE, nhưng trước hết chúng ta phải cài đặt một số tiện ích. Chạy lệnh dưới đây để cài đặt wget, tiện ích có thể tải xuống các file thông qua HTTP. Nhập mật khẩu mà bạn đã tạo ở bước trên, khi được thông báo, nhấn phím Y để tải xuống và cài đặt:

2. sudo apt-get install wget

Bước 9: Chạy lệnh dưới đây để tải và cài đặt script:

wget //kali.sh/xfce4.sh

Bước 10: Chạy lệnh dưới đây để thực thi script đã tải xuống. Bước này sẽ mất nhiều thời gian, và bạn sẽ phải trả lời một số câu hỏi về layout bàn phím:

sudo sh xfce4.sh

Bước 11: Khởi động máy chủ xrdp để kết nối với trình quản lý máy tính XFCE bằng Remote Desktop. Chạy lệnh dưới đây và lưu lại các cổng được liệt kê trong đầu ra:

3. sudo /etc/init.d/xrdp start

Bước 12: Sau khi máy chủ xrdp đã khởi động, mở Remote Desktop [mstsc] trên máy tính PC của bạn và kết nối với 127.0.0.1:3390 trong đó 3390 là cổng được hiển thị trong bước 11.

Bước 13: Đăng nhập bằng thông tin đăng nhập Unix mà bạn đã tạo ở bước 7.

Bước 14: Click chọn Use default config để hoàn tất quá trình.

Như vậy bạn đã có thể sử dụng Kali Linux trên Windows 10. Sau khi sử dụng xong Kali Linux, sử dụng lệnh sudo /etc/init.d/xrdp stop tại dấu nhắc lệnh Kali Linux Rolling để tắt máy chủ xrdp.

Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách cài Kali Linux trên Windows 10. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết.

Thông thường, nếu muốn sử dụng hệ điều hành Kali Linux trên một máy tính bạn thường có 2 lựa chọn đó là: cài đặt máy ảo VMWare trên máy tính Windows hoặc cài hệ điều hành Kali Linux song song với hệ điều hành Windows đang cài trên máy. Tuy nhiên, cả 2 cách này đều gây ra những bất tiện đó là chậm hoặc gây bất tiện khi muốn chuyển đổi giữa 2 hệ điều hành. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một giải pháp đáp ứng được tiêu chí trên, đó là Win-KeX, một nền tảng giúp cung cấp cho người dùng một trải nghiệm đầy đủ hệ điều hành Kali Linux trên máy tính Windows qua tính năng Windows Subsystem for Linux 2 [WSL2].

Nội dung

  • 1 Điều kiện
  • 2 Các bước cài đặt Kali Linux trong Windows Subsystem for Linux version 2 [WSL2 ]
    • 2.1 Bước 1. Kích hoạt Windows Subsystem for Linux 2
    • 2.2 Bước 2. Cài đặt WSL2
    • 2.3 Bước 3. Cài đặt Kali Linux từ Microsoft Store
    • 2.4 Bước 4. Cài đặt Win-KeX
    • 2.5 Bước 5. Chạy Win-Kex

Điều kiện
  • Máy tính chạy Windows 10 phiên bản 2004 trở lên
Các bước cài đặt Kali Linux trong Windows Subsystem for Linux version 2 [WSL2 ]

Bước 1. Kích hoạt Windows Subsystem for Linux 2

Mở PowerShell với tư cách Administrator và chạy câu lệnh:

Enable-WindowsOptionalFeature -Online -FeatureName Microsoft-Windows-Subsystem-Linux

Khởi động lại máy
Mở lại PowerShell với tư cách Administrator và chạy lần lượt từng câu lệnh:

dism.exe /online /enable-feature /featurename:VirtualMachinePlatform /all /norestart
dism.exe /online /enable-feature /featurename:Microsoft-Windows-Subsystem-Linux /all /norestart

Sau đó khởi động lại

Bước 2. Cài đặt WSL2

Tải và cài đặt WSL2 Linux Kernel tại đây //aka.ms/wsl2kernel
Sau khi tải và cài đặt WSL2 xong, để thiết lập chế độ mặc định cài Kali Linux trên WSL2 ta làm như sau:
Mở  PowerShell với quyền administrator và chạy câu lệnh: wsl --set-default-version 2
Khi chạy câu lệnh trên, nếu xuất hiện thông báo Please enable the Virtual Machine Platform Windows feature and ensure virtualization is enabled in the BIOS nghĩa là máy tính của bạn chưa bật tính năng chạy môi trường máy ảo trên Windows, vì vậy bạn cần bật tính năng này lên bằng cách vào Controlpane > Programs and Features > Turn windows features on or off

Sau đó tích vào ô Hyper-V để bật tính năng chạy máy ảo trên Windows lên như hình dưới

Sau khi bật tính năng chạy môi trường máy ảo trên Windows thành công, bạn khởi động lại máy tính và tiến hành cài đặt Kali Linux từ Microsoft Store

Bước 3. Cài đặt Kali Linux từ Microsoft Store

Sau khi tải và cài đặt xong app Kali Linux trên Microsoft Store, bạn mở nó lên và chạy để tiến hành cài đặt.
Lần đẩu khi mở phần mềm Kali Linux lên bạn sẽ được yêu cầu tạo user/pass, bạn làm theo hướng dẫn, nhập user/pass mới. – Đến đây là bạn đã có thể sử dụng Kali Linux thông qua cửa sổ Terminal Kali linux, để sử dụng Kali Linux với giao diện đồ họa bạn cần cài đặt Win-Kex như sau:

Bước 4. Cài đặt Win-KeX

  • Trong cửa sổ Kali Linux Terminal, bạn chạy câu lệnh để cập nhật và cài đặt Win-KeX như sau:
kali@kali:~$ sudo apt update
kali@kali:~$ sudo apt install -y kali-win-kex

Sau khi cài đăt xong Win-Kex, bây giờ bạn hoàn toàn có thể sử dụng Kali Linux với giao diện đồ họa trên nền Windows, thật tuyệt vời phải không nào!

Bước 5. Chạy Win-Kex

Win-KeX hỗ trợ 3 chế độ:
1. Chế độ cửa sổ – Biến giao diện màn hình sang toàn bộ Kali Linux, để trở về giao diện Windows trước đó bạn chỉ cần Logout ra

Để bật chế độ này, trong Kali Linux terminal, bạn chạy câu lệnh: kex –win -s

2. Chế độ phiên nâng cao [Enhanced Session Mode] – cho phép bạn sử dụng máy Kali Linux ở chế độ remote

Tương tự, để vào chế độ phiên nâng cao bạn sử dụng câu lệnh: kex –esm –ip -s

3. Chế độ liền mạch [Seamless mode] – chế độ giao diện kết hợp Windows và Kali Linux, chế độ này rất thuận tiện cho phép bạn sử dụng đồng thời 2 hệ điều hành cùng một lúc

Để vào chế độ liền mạch bạn sử dụng câu lệnh: kex –sl -s

Như vậy vừa rồi mình đã hướng dẫn các bạn cách cài đặt và sử dụng Kali Linux trên Windows với 3 chế độ. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau!

Chủ Đề