Cách thay modem wifi mới

Ở Nhật khi lắp internet cố định cáp quang [internet cố định] thì sau khi nhân viên thi công dây dẫn xong, mang đến cục modem, router chứ không thực hiện việc cấu hình mạng cho bạn.

Điều này thực sự rất khó khăn vì không phải bạn nào cũng biết cách để cài đặt được cục phát wifi để vào được mạng. Trong bài này Hellonhatban sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt cấu hình mạng ở Nhật một cách tổng quan nhất có thể.

Mình chỉ hướng dẫn thao tác với mạng cáp quang đang phổ biến. Còn mạng ADSL, Dialup đã lỗi thời nên mình sẽ bỏ qua.

Các bạn nào chưa đăng ký wifi cố định thì có thể đăng ký theo bài hướng dẫn sau nhé

//hellonhatban.com/huong-dan-dang-ky-wifi-co-dinh-mang-co-dinh-tai-nhat/

Mục lục

  • 1 Tìm hiểu phân loại Internet cáp quang cố định ở Nhật.
  • 2 Phân biệt cục converter [ONU] và cục phát wifi [router]
  • 3 Hướng dẫn đi mua cục phát wifi [Nếu thuê của nhà mạng rồi thì không cần mua]
  • 4 Hướng dẫn cấu hình mạng Flet NTT [ NTT flet, OCN, Docomo, ]
    • 4.1 Trường hợp thuê cục phát wifi của nhà mạng
    • 4.2 Trường hợp không thuê, tự đi mua cục phát
      • 4.2.1 Bước 1:
      • 4.2.2 Bước 2:
      • 4.2.3 Bước 3:
  • 5 Hướng dẫn cấu hình mạng Softbank
    • 5.1 Trường hợp không có hoặc không thuê cục phát wifi của sb.
    • 5.2 Trường hợp tự có hoặc / có thuê cục phát của sb.
  • 6 Hướng dẫn cấu hình mạng J:Com ở Nhật
  • 7 Hướng dẫn cấu hình mạng cho mạng Au, Nuro ở Nhật

Tìm hiểu phân loại Internet cáp quang cố định ở Nhật.

Ở Nhật có rất nhiều nhà cung cấp Internet cáp quang nhưng tựu trung lại chỉ có 3 loại:

  • Loại dùng đường truyền Flet của NTT gồm có các hãng Flet NTT, OCN, Softbank, Docomo, So-net, Rakuten, Nifty, Biglobe
  • Loại dùng đường truyền Au: Chỉ có Au.
  • Loại dùng đường truyền Nuro: Chỉ có Nuro.

Đường truyền của Au và Nuro hiện độ bao phủ khá thấp, khi lắp mạng, khả năng cao là bạn sẽ lắp đặt loại dùng đường truyền của NTT. Còn có các nhà cung cấp OCN, Softbank, Docomo Nhưng vì là chung đường truyền nên chất lượng và cách thức cấu hình modem tương tự nhau.

Phân biệt cục converter [ONU] và cục phát wifi [router]

Khi lắp mạng internet ở Nhật, bao giờ cũng phải có 2 cục:

  • Thứ nhất cục Converter[ONU]: Để chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện.
  • Thứ 2 là cục router[ルーター]: Để chia thành mạng LAN dùng dây và phát wifi cho laptop, điện thoại.

Để tiện lợi cho người sử dụng thì ở VN, nhân viên họ sẽ tới lắp và cấu hình khách hàng có thể dùng mạng ngay. Nhưng ở Nhật thì lại hoàn toàn khác:

Ở Nhật họ tách riêng cục phát wifi [ wifiルーター)ra. Khi bạn đăng ký lắp mạng bạn đăng ký thuê cục đó thì họ sẽ gởi cho bạn tổng cộng 2 cục [1 cục ONU và 1 cục router[ルーター ]] . Mỗi tháng bạn phải tốn tiền thuê cục phát wifi khoảng 500 yên. Còn nếu lúc lắp bạn không đăng ký thuê thì họ chỉ gởi cho bạn cục converter có 4 đèn, không có cục phát wifi.

Nếu bạn tiết kiệm không thuê cục phát wifi thì ở phần sau Hellonhatban sẽ hướng dẫn các bạn cách đi mua và lắp.

Hướng dẫn đi mua cục phát wifi [Nếu thuê của nhà mạng rồi thì không cần mua]

Lưu ý bạn nào thuê của nhà mạng rồi thì không/không cần mua, bỏ qua bước này.

Hiện tại chuẩn wifi phổ thông đang làIEEE 802.11b/g/n. Tương lai sẽ chuyển sang chuẩnIEEE 802.11ac/n/ahiện đại hơn. Khi mua cục phát các bạn lưu ý chọn giúp mình là cục đó có hỗ trợ chuẩn mớiIEEE 802.11ac/n/a [nếu được]nhưng bắt buộc phải có chuẩnIEEE 802.11b/g/n.Nếu các bạn mua loại chỉ có chuẩn mới là IEEE 802.11ac/n/athì hậu quả là hiện đại quá laptop và smartphone không bắt được.

Mình khuyên các bạn mua cục phát của hãng TPLink vì nó của Trung Quốc cấu hình đơn giản, dễ sử dụng, Một vài modem các bạn có thể mua như sau:

  • Tplink TL-WR841N, giá khoảng 2sen. Hỗ trợ chuẩn phổ thông.
  • Tplink C50 A1200, giá khoảng 3sen4. Hỗ trợ chuẩn phổ thông và chuẩn mới.
  • Tplink C55 A1200, giá khoảng 4sen8. hỗ trợ chuẩn phổ thông và chuẩn mới và mạnh hơn loại C50.

Các loại cục phát khác như elecom, buffalow, NEC đều được nhưng khó cấu hình hơn TPLink tí.

Hướng dẫn cấu hình mạng Flet NTT [ NTT flet, OCN, Docomo, ]

Nguyên tắc để cấu hình đó là:

  • Truy cập vào trang cấu hình của cục router wifi trên máy tính hoặc điện thoại
  • Lấy thông tin tài khoản PPPoE mà nhà mạng đã gởi về [bằng phong bi] để nhập vào trang cấu hình đó rồi lưu lại.

Trường hợp thuê cục phát wifi của nhà mạng

Trường hợp bạn thuê cục phát wifi của nhà mạng nó sẽ có hai cục, 1 cục converter[ONU] có 4 cái đèn nằm dưới, và 1 cục phát wifi có khoảng 6 tới 7 cái đèn. Khi xếp chồng lên nhau nó sẽ thành 1 cục cao như vầy.

Có khi nhà mạng họ gởi về 2 cục chung một lúc nhưng cũng có khi cục converter về trước còn cục router wifi vài ngày sau mới có.

Trường hợp này cấu hình tương đối đơn giản, các bạn làm theo hướng dẫn như trong link sau//ezxnet.com/ntt/entry11691/

Trường hợp không thuê, tự đi mua cục phát

Trường hợp các bạn không thuê cục phát wifi thì bạn chỉ nhận được duy nhất 1 cục converter [ONU-Optical Network Unit] có 4 đèn như hình sau:

Với 1 cục này bạn chỉ có thể dùng dây LAN kết nối mạng cho 1 máy tính có cổng LAN duy nhất. Muốn phát wifi các bạn đi mua cục phát TPlink về như phần hướng dẫn trên về rồi cấu hình như sau:

Bước 1:

Dùng dây mạng LAN nối từ cục ONU sang cổng WAN của cục phát wifi như hình sau:

Ở đầu ra của cục NTT chỉ có 1 lỗ nên các bạn cắm vô đó, còn ở sau lưng của cục TPlink có rất nhiều lỗ, thì bạn cắm vô cổng WAN[lỗ có màu khác với các lỗ còn lại]. Sau đó bật nguồn của cục NTT lên, bật nguồn của cục phát wifi tplink lên.

Bước 2:

Cấu hình mạng.

Các bạn dùng laptop hoặc điện thoại kết nối vô sóng wifi của cục tplink. Lúc này đã bắt được wifi nhưng chưa vào mạng được. Id và pass của wifi vui lòng xem trên vỏ hộp hoặc tờ hướng dẫn của TPlink.

Sau khi bắt được wifi các bạn mở trình duyệt web, gõ vào ô địa chỉ web như sau. Sau đó bấm enter để truy cập vào trang quản lý router wifi:

  • Tplink là//192.168.0.1 hoặc //192.168.1.1
  • Nếu là cục phát elecom thì là //192.168.2.1
  • Cục phát Aterm là //192.168.10.1

Sau đó một màn hình đăng nhập để vào trang quản lý của Tplink xuất hiện. Các bạn nhập vào username là admin, password là admin, màn hình sau sẽ hiện ra, bạn bấm như sau giúp mình:

Màn hình tiếp theo nó kêu chọn 起動モード thì các bạn chọn cho mình ルーターモード

Màn hình tiếp theo WAN 接続タイプ các bạn chọn PPPoE [Nếu chọn PPPoE mà không được thì làm lại từ đầu, chọn sang 自動検出 ]:

Tiếp theo , nhập PPPoE user[認証ID] và PPPoE password[認証パスワード] trong tờ giấy mà nhà cung cấp dịch vụ gởi cho bạn qua bưu điện,

Vậy user, và pass này các bạn vui lòng mở tờ hợp đồng của nhà mạng ra, tìm 認証ID thì lấy nhập vào ô ユーザ名. Rồi tìm tiếp bên cạnh có 認証パスワード thì lấy nhập vào hai ô パスワード ở dưới.

Mình lấy ví dụ thông tin 認証 của nhà mạng Docomo sẽ nằm trong tờ giấy như sau, các mạng khác cũng tương tự:

Sau đó sẽ sang màn hình thiết đặt tên và pass cho mạng wifi nhà bạn, bạn đặt tên và pass tùy thích, lưu ý không dùng tiếng việt có đấu.

Bước 3:

Bấm next là xong. Các bạn khởi động lại moderm TPlink. Lúc này wifi sẽ bị văng ra do bạn đã đặt tên và pass khác cho wifi, các bạn kết nối lại wifi bằng thông tin mới sẽ có mạng Ngay tức thì.

Hướng dẫn cấu hình mạng Softbank

Dạo gần đây có nhiều senpai dỏm trên facebook, tokyobaito nhận đăng ký mạng cố định softbank nhưng không làm đến nơi đến chốn, ko biết cách chỉ khách cấu hình wifi để khách phải lên hellonhatban hỏi. Người đăng ký mạng ko hề nhận được 1 giấy tờ hợp đồng nào, đóng tiền cước không được vài tháng bị cắt mạng cho vào blacklist. Thật đáng trách đám sempai đểu này. Các bạn lưu ý ở Nhật này không hề có sim hay wifi nào dùng thử/ miễn phí 5,6 tháng hay là tuyển 500 ae xài thử wifi đâu nhé; nếu có thì đó là 1 dạng lách luật lừa đảo mà nếu bị dính hậu quả là người đầu tiên lên đồn chính là các bạn đấy.

Về cách cấu hình mạng. Các bạn mở đống giấy tờ tìm giúp mình tờ có thông tin này:

S-ID và password kèm theo sẽ vừa là tài khoản đăng nhập vào trang quản lý mạng softbank nó cũng chính là tài khoản PPPoE để cài đặt cho cục phát wifi [tplink, elecom, buffalow].

Trường hợp không có hoặc không thuê cục phát wifi của sb.

Vì mạng softbank dùng đường truyền của NTT nên trường hợp bạn đăng ký mạng softbank nhưng không thuê cục phát wifi thì cũng sẽ chỉ nhận được 1 cục 4 đèn màu đen có logo NTT và nó cũng không có cái thẻ cắm trên đầu như này[nhớ là không có cái thẻ nhé bạn, còn có cái thẻ thì xem như là nó tự phát được wifi được rồi, không cần mua thêm cục phát]:

Trường hợp này để phát wifi bạn phải mua thêm cục phát [khuyên nên mua TPlink vì nó dễ cấu hình]. Cách cài đặt xin kéo lên trên làm giống với trường hợp của NTT tại đây>>

認証ID để nhập chính là cái S-ID trong phong bì softbank gởi về như mình chụp hình ở trên nhé các bạn.

Trường hợp tự có hoặc / có thuê cục phát của sb.

Trường hợp cục phát wifi có logo softbank như này:

Xem hướng dẫn tại //ybb.softbank.jp/support/sbhikari/connect/wifi/index.php, chỗ nó hỏi 光BBユニットはありますか? thì chọn はい

Trường hợp cục phát wifi có logo Yahoo BB!

Xem hướng dẫn tại đây>>. Kéo xuống mục 光BBユニット[側面にYahoo! BBロゴ] , sau đó làm theo STEP1, STEP2, STEP3, STEP 4.

Trường hợp có cái thẻ phát wifi cắm trên đầu:

Xem hướng dẫn tại //ybb.softbank.jp/support/sbhikari/connect/wifi/index.php, chỗ nó hỏi 光BBユニットはありますか? thì chọn いいえ. Sau đó nó lại hỏi NTTロゴの入った無線LANカードはありますか? thi chọn はい.

Hướng dẫn cấu hình mạng J:Com ở Nhật

Mạng Jcom sử dụng ipV6 nên cách cài đặt wifi jcom ở Nhật cũng hơi khác với các mạng khác một chút. Mình sẽ cập nhật cấu hình mạng của mạng này ở Nhật trong thời gian sớm.

Đang cập nhật

Hướng dẫn cấu hình mạng cho mạng Au, Nuro ở Nhật

Cấu hình mạng ở Nhật cho Au, Nuro cũng tương đối giống với NTT ở trên. Các bạn làm tương tự, nếu gặp khó khăn xin liên hệ admin.

Trên đây Hello Nhật Bản đã giới thiệu đến với các bạn cách cài đặt cấu hình mạng ở Nhật. Chúc các bạn cài đặt thành công!

Xem thêm: //hellonhatban.com/huong-dan-cach-mua-hang-tren-amazon-nhat-ban/

Nhớ like share fanpage của Hello Nhật Bản để cập nhật những thông tin mới nhất: //www.facebook.com/hellonhatban

Video liên quan

Chủ Đề