Cách thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện

Phòng Tài nguyên Môi trường

10.1. Có Giấy chứng nhận [trừ trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam]. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền. 10.2. Đất không có tranh chấp. 10.3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. 10.4. Trong thời hạn sử dụng đất. 10.5. Ngoài các điều kiện nêu tại các điểm 1, 2, 3 và 4 trên đây, còn phải đủ điều kiện sau: 10.5.1. Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm - Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây: + Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; + Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận. - Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảm các điều kiện sau đây: + Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư; + Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư; + Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó. - Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án. 10.5.2. Điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất: + Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. + Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. + Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. 10.5.3. Điều kiện hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất: + Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó. + Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó. + Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất. 10.5.4. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: - Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. 10.5.5. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. - Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở: + Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai dựa vào căn cứ: . Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; . Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải; . Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai [nếu có]; . Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị. + Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai [nếu có]. - Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp, phải đáp ứng các điều kiện: + Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư. Cụ thể: Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên; có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác. + Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư; + Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác. + Dự án sản xuất, kinh doanh không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước. - Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải đáp ứng các điều kiện: Dự án phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt. 10.5.6. Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt. 10.5.7. Tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong các trường hợp sau đây: Đất của hộ gia đình, cá nhân góp vốn mà không phải là đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác bằng những hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển quyền sử dụng đất như sau:

“Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”.

Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nếu không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì vẫn có quyền sử dụng đất thông qua việc nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác với nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất khi chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế hoặc doanh nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.

2. 5 hình thức nhận chuyển quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013, nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác theo các hình thức sau:

[1] Chuyển đổi quyền sử dụng đất [chỉ áp dụng đối với đất nông nghiệp]

Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.”.

Theo đó, chuyển đổi quyền sử dụng đất việc các hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn đổi đất nông nghiệp với nhau nhằm tạo sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Đổi đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau là quy định rất phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, quyền chuyển đổi xuất phát từ thực tiễn hộ gia đình, cá nhân có các thửa đất nông nghiệp rải rác ở các nơi khác nhau trên địa bàn xã, phường, thị trấn có thể gây khó khăn cho cho hoạt động canh tác nông nghiệp.

Ví dụ: Ông A và ông B có 02 thửa ruộng, một thửa tại thôn A, một thửa tại thôn B. Vì đi lại khó khăn nên ông A và ông B quyết định đổi ruộng cho nhau để ông A có 02 thửa tại thôn A, ông B có 02 thửa tại thôn B.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đổi đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau

[2] Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất [mua đất]

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nói cách khác là mua đất. Đây là hình thức phổ biến nhất để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất.

[3] Nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống. Thừa kế quyền sử dụng đất theo ý chí của người để lại di sản [theo di chúc] hoặc thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.

Xem thêm: Cách chia thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại

[4] Nhận tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi các bên còn sống, được thực hiện theo ý chí của người sử dụng đất.

Xem thêm: Sang tên Sổ đỏ cho con: Nên tặng cho hay để thừa kế?

[5] Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất là hình thức mà doanh nghiệp nhận chuyển giao quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp. 

3. Điều kiện chuyển quyền và nhận chuyển quyền

* Điều kiện đối với bên chuyển quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

[1] Có Giấy chứng nhận [Sổ đỏ, Sổ hồng], trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

[2] Đất không có tranh chấp.

[3] Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

[4] Còn thời hạn sử dụng đất.

* Điều kiện đối với bên nhận chuyển quyền

Điều kiện đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ đặt ra đối với một số trường hợp. Nói cách khác, không phải trường hợp nào cũng cần đáp ứng điều kiện này.

Căn cứ Điều 191, Điều 192 Luật Đất đai 2013, bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho phải không thuộc trường hợp bị cấm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho theo quy định tại Điều 191 hoặc hộ gia đình, cá nhân phải đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ theo quy định Điều 192.

4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất phải đăng ký

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký đất đai [đăng ký biến động].

Đồng thời việc nhận chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực [kết thúc] khi được cơ quan đăng ký đất đai đăng ký vào sổ địa chính.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký sang tên Sổ đỏ, sổ hồng

Trên đây là bài viết giải thích rõ nhận chuyển quyền sử dụng đất là gì và khi nào được nhận chuyển quyền sử dụng đất. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Mua bán nhà đất: Lưu ý gì về điều kiện, hồ sơ, thủ tục?

Video liên quan

Chủ Đề