Cách tính điểm để xét đại học năm 2022

Cách tính điểm đại học là một trong những thông tin cần thiết và quan trọng các em học sinh và bậc phụ huynh cần phải nắm được. Để giúp bạn hiểu rõ hơn cách tính điểm Đại Học mới nhất 2022, bạn hãy theo dõi bài viết làm bằng đại học dưới đây của chúng tôi nhé.

Cách tính điểm đại học năm 2022 trên toàn quốc

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều thí sinh, phụ huynh còn băn khoăn về cách tính điểm thi đại học. Sau đây là các công thức tính điểm đại học được áp dụng phổ biến.

Cách tính điểm Đại học 2022 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

TH1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Đối với các ngành không có môn nhân hệ số, cách tính điểm đại học sẽ được xác định theo công thức sau:

Điểm xét tuyển= Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có].

Trong đó:

  • Điểm môn 1, môn 2, môn 3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc quy định từng trường Đại học.

TH2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Trước tiên là cách tính điểm  đối với các trường áp dụng xét tuyển theo thang điểm 40:

  • Điểm xét tuyển Đại học = [Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3] x 2 + Điểm ưu tiên [nếu có].
  • Đối với các trường xét tuyển theo thang điểm 30, Công thức tính điểm xét tuyển Đại học được xác định theo công thức sau:

Điểm xét đại học = [Điểm môn 1+ Điểm môn 2 + Điểm môn 3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Cách tính điểm Đại học dựa trên kết quả học tập THPT

Ngoài việc xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học còn lựa chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ để tuyển sinh trong vài năm gần đây..

Đối với phương thức xét tuyển này, mỗi trường đại học sẽ có cách tính điểm xét tuyển khác nhau. Dưới đây là 2 cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả học tập phổ biến nhất.

  • Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ [học kỳ 1 lớp 10 tới học kì 1 lớp 12] hoặc 3 học kỳ [ học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12], hoặc cả năm lớp 12.
  • Xét kết điểm tổng kết học tập cả năm: Các trường Đại học, Cao đẳng sẽ căn cứ vào điểm tổng kết học tập của học sinh trong 3 năm học THPT để xét tuyển.

Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn có thể yêu cầu thêm các tiêu chuẩn khác về chứng chỉ ngoại ngữ, hạnh kiểm,… để xét tuyển học bạ.

Chuyển đỗi hệ số thang điểm đại học cao đẳng trung cấp

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

Hiện tại, các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng phương pháp học và xếp loại theo hình thức hệ thống tín chỉ. Chính vì thế, việc xếp loại bằng tốt nghiệp đại học được tính như sau.

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

  • Từ 8.0 – 10 : Giỏi
  • Từ [6.5 – 7.9] : Khá
  • Từ [5.0 – 6,4] : Trung bình
  • Từ [3.5 – 4,9] : Yếu

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ

Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

  • Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi
  • Điểm B+ từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
  • Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
  • Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
  • Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình
  • Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
  • Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
  • Điểm F dưới 4.0: Kém

Cách tính điểm ưu tiên

Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó:

 Điểm ưu tiên theo đối tượng:

  • Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học.
  • Thí sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học.

Điểm ưu tiên theo khu vực:

  • Khu vực 1 [KV1] được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Khu vực 2 – nông thôn [KV2-NT] được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
  • Khu vực 2 [KV2] được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương [trừ các xã thuộc KV1].
  • Khu vực 3 [KV3] không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Như vậy, bài viết trên đây của có nên làm bằng đại học tại tphcm đã hướng dẫn bạn cách tính điểm đại học cực chi tiết và dễ hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Cám ơn bạn đã quan tâm!

Cách tính điểm xét tuyển đại học năm 2022 như thế nào? Có gì khác biệt so với các năm trước không? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Cách tính điểm xét tuyển đại học năm 2022

  #1 Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, các bạn có thể đơn giản tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

  • Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, phổ biến nhất là nhân hệ số 2 áp dụng với các ngành thi năng khiếu hoặc với một số ngành có môn chính. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học [thang điểm 40] = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, chúng ta quy đổi lại như sau:

Điểm xét đại học [thang điểm 30] = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

  #2 Tính điểm xét tuyển đại học theo học bạ THPT

Để tính điểm xét tuyển đại học theo học bạ, các bạn cần đọc kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường đại học bởi mỗi trường sẽ có hình thức xét điểm học bạ riêng.

Có 02 hình thức xét điểm học bạ phổ biến như sau:

  • Hình thức 1: Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ [HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12] hoặc 3 học kỳ [HK1,2 lớp 11 và HK1 lớp 12] hoặc cả năm lớp 12 [một số trường sẽ có mốc học kỳ xét điểm khác]
  • Hình thức 2: Xét kết quả học tập [điểm tổng kết học tập]

Ứng với mỗi hình thức, mình sẽ có một ví dụ để các bạn dễ hiểu.

Ví dụ: Trường Đại học Kinh tế TPHCM năm 2022 có sử dụng phương thức xét học bạ THPT với các tổ hợp A00, A01, D01 và D07.

Hình thức xét học bạ của trường là xét điểm trung bình tổ hợp môn [A00, A01, D01 hoặc D07] các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của chương trình THPT.

Ở đây xét tuyển đại học theo môn, ta sẽ có công thức tương tự xét điểm thi THPT như sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]     với các ngành không có môn nhân hệ số

hoặc

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]    với các ngành có môn nhân hệ số 2

Trong đó:

  • Điểm M1 = [Điểm TB cả năm lớp 10 môn 1 + Điểm TB cả năm lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1]/3 hoặc với một số trường tính Điểm M1 = [Điểm TB HK1 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1]/5.
  • Điểm M2 và M3 tính tương tự với 2 môn còn lại của tổ hợp xét tuyển.

VD cụ thể: Bạn Nguyễn Văn A xét khối A01 ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Kinh tế TPHCM. A thuộc nhóm ưu tiên 2 [được +1 điểm].

Điểm học bạ của A như sau:

/ Điểm TB môn Toán Điểm TB môn Lý Điểm TB môn Anh
Lớp 10 6.9 6.6 6.4
Lớp 11 8.0 6.6 7.6
HK1 lớp 12 7.9 7.4 7.1

Dựa theo bảng điểm trên, ta có thể tính điểm xét học bạ của Nguyễn Văn A khối A01 ngành Quản trị nhân lực vào Đại học Kinh tế TPHCM như sau:

Điểm TB môn Toán = [6.9 + 8.0 + 7.9]/3 = 7.6

Điểm TB môn Vật lý = [6.6 + 6.6 + 7.4] = 6.9

Điểm TB môn tiếng Anh = [6.4 + 7.6 + 7.1] = 7.0

=> Điểm xét học bạ = 7.6 + 6.9 + 7.0 + 1.0 = 22.5 điểm

Ví dụ: Trong trường hợp trên, nếu trong thông báo tuyển sinh xét học bạ của trường Đại học Kinh tế TPHCM là xét điểm tổng kết các năm của thí sinh và điểm học tập của Nguyễn Văn A như sau:

  • Điểm TB các môn cả năm lớp 10: 7.2
  • Điểm TB các môn cả năm lớp 11: 7.6
  • Điểm TB các môn HK1 lớp 12: 7.6

=> Điểm xét học bạ = 7.2 + 7.6 + 7.6 + 1.0 = 23.4 điểm

Lưu ý: Điểm TB các môn ở đây chính là điểm TB toàn bộ các môn học của thí sinh bậc học THPT.

Ngoài 2 cách tính điểm trên còn một số phương thức đặc biệt khác và cách tính sẽ dựa trên quy định của từng trường. Các phương thức này bao gồm: Xét điểm thi đánh giá năng lực, xét kết hợp điểm thi và điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế…

Xem thêm: Danh sách các trường đại học xét học bạ năm 2022

  #3 Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi đánh giá tư duy

Rất nhiều trường khu vực miền Bắc và miền Trung sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm một phương thức để xét tuyển đại học năm 2022.

Dưới đây là cách tính điểm thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022:

  • Thang điểm: 30
  • Phần thi Toán: 15 điểm [gồm 25 câu trắc nghiệm 10 điểm và 2 bài tự luận 5 điểm]
  • Phần thi Đọc hiểu: 5 điểm [35 câu trắc nghiệm]
  • Phần Khoa học tự nhiên: 10 điểm [45 câu trắc nghiệm]
  • Phần Tiếng Anh: 10 điểm [gồm 50 câu trắc nghiệm 7 điểm và 1 bài viết 3 điểm]

Thí sinh bắt buộc phải thi phần Toán và Đọc hiểu. Ở phần tự chọn, thí sinh được lựa chọn thi phần Khoa học tự nhiên hoặc phần Tiếng Anh.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên

hoặc

Điểm xét tuyển = Điểm thi Toán + Đọc hiểu + Tiếng Anh

  #4 Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi đánh giá năng lực

Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu để xét tuyển đại học năm 2022. Trong đó có tới gần 70 trường đại học có phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và

Trường hợp 1: Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Thang điểm: 150
  • Phần Tư duy định lượng: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 70 phút làm bài]
  • Phần Tư duy định tính: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài]
  • Phần Khoa học [tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội]: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài]

Bài thi được thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không được điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Với một số trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi [theo thang 30] = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

Trường hợp 2: Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM

  • Thang điểm: 1200
  • Phần Sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm [gồm 40 câu]
  • Phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu: 300 điểm [30 câu]
  • Phần Giải quyết vấn đề: 500 điểm [50 câu]

Lưu ý: Điểm từng câu hỏi có trọng số khác sau, tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của mỗi câu hỏi.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên [theo quy định từng trường]

Với một số trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi [theo thang 30] = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200

  #5 Tính điểm xét tuyển đại học vào các trường Công an

Năm 2022 thí sinh thi tuyển vào các trường Công an sẽ phải thi thêm bài thi đánh giá tuyển sinh của Bộ Công an.

Điểm xét tuyển vào các trường CAND = Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển [40%] + Điểm bài thi Bộ Công an [60%]

Điểm xét tuyển quy về thang điểm 30 và làm tròn đến 2 chữ số thập phân, cộng điểm ưu tiên và điểm thưởng theo quy định.

Công thức tính điểm chi tiết như sau:

Điểm xét tuyển vào các trường CAND = [M1 + M2 + M3]x2/5  + Điểm bài thi BCA x 3/5 + Điểm ưu tiên [đối tượng, khu vực] + Điểm thưởng

Trong đó:

  • M1, M2, M3 là điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển vào trường CAND
  • Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT
  • Điểm thưởng: Dành cho thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia bậc THPT hoặc cuộc thi KHKT quốc gia bậc THPT theo quy định của Bộ Công an

  #6 Tính điểm xét tuyển đại học vào các trường Quân đội

Điểm xét tuyển vào các trường quân đội năm 2022 tính theo công thức áp dụng chung cho các trường đại học khác như sau:

Điểm xét tuyển vào trường quân đội = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có].

Xem thêm: Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT và điểm liệt 2022

Điểm cộng ưu tiên trong tính điểm xét tuyển đại học

Mỗi trường sẽ có chính sách ưu tiên theo quy định riêng dựa theo đề án tuyển sinh đại học hàng năm. Tuy vậy thông thường các trường đều sẽ áp dụng chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Xem chi tiết hơn tại:

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính điểm xét tuyển đại học. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng nhắn tin tới địa chỉ fanpage //www.facebook.com/diendangiaoducvietnam để được giải đáp nhé.

Video liên quan

Chủ Đề