Cách tính số mắt xích trong peptit

Lý thuyết về peptit và protein: biết khái niệm và vai trò của peptit và protein trong cơ thể sinh vật. Biết sơ lược về cấu trúc và tính chất của peptit và protein.

Cách tính số mắt xích trong peptit

PEPTIT và PROTEIN

PEPTIT

a. Các khái niệm.

- Liên kết peptit là liên kết giữa nhóm -CO- và -NH- => -CO-HN- , liên kết này kém bền trong môi trường axit, môi trường kiềm và nhiệt độ.

- Peptit là những hợp chất có từ 2- 50 gốc

- aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

Như vậy: Peptit là trong phân tử có liên kết peptit: -CO-HN-. Sự tạo thành peptit do sự trùng ngưng của các a - aminoaxit.

* Lưu ý: Một liên kết peptit hình thành thì tách ra một phân tử H2O.

b. Phân loại.

Gồm hai loại

a. Oligopeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 2-10 gốc

- aminoaxit

b. Polipeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 11- 50 gốc

- aminoaxit

c. Danh pháp.

c.1. Cấu tạo và đồng nhân.

- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm -NH2, amino axit đầu C còn nhóm -COOH

- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại n peptit sẽ là n!

- Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc α-amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉcòn n!/2i

- Nếu có n amino axit cấu tạo thành peptit thì số liên kết peptit tạo thành là n 1

- Nếu có n amino axit thì số peptit loại n tạo thành là n2

c.2. Danh pháp.

Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C [được giữ nguyên].

Ví dụ: H2N-CH2-CONH-CH[CH3]-CONH-CH2-COOH: Glyxylalanylglyxin.

Tên thu gọn: Gly-Ala-Gly.

d. Tính chất hóa học:

d.1: Phản ứng thủy phân:

Khi thủy phân peptit thu được sản phẩm là hỗn hỗn hợp các peptit mạch ngắn hơn

Nếu thủy phân hoàn toàn thì thu được hỗn hợp các a-aminoaxit

Thí dụ: Gly - Gly - Gly-Gly + H2O Gly + Gly - Gly-Gly

Gly - Gly - Gly-Gly + 3H2O 4Gly

Phương trình tổng quát để làm bài tập:

peptit + [n-1] H2O n. a-amioaxit

Từ phương trình này áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta giải một số dạng bài tập quan trọng[ sẽ trình bày ở phần sau]

d.2: Phản ứng màu biure:

- petit + Cu[OH]2/OH- tạo phức màu xanh tím đặc trưng.

* các aminoaxit và đipeptit không tham gia phản ứng biure.

PROTEIN.

a. Tính chất vật lí.

a.1. Hình dạng:

- Dạng sợi: karetin[ tóc, móng sừng..], miozin[ bắp thịt...], fibroin[ tơ tằm...]

- Dạng hình cầu: anbumin[ lòng trắng trứng...], hemoglobin[ trong máu...]

a.2. Tính tan trong nước:

- protein hình sợi không tan trong nước.

- protein hình cầu tan trong nước.

b. Tính chất hóa học: [ tương tự peptit]

- Thủy phân protein thu được chuỗi polipeptit, nếu thủy phân đến cùng thu được hỗn hợp các a-amioaxit.

- protein tạo phức màu xanh tím với đặc trưng với Cu[OH]2/OH- [ phản ứng màu biure]

CÁC DẠNG BÀI TẬP CỦA PEPTIT-PROTEIN

Dạng 1: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng phân tử M:

[đipeptit, tripetit, tetrapetit, pentapeptit]

+ Từ phương trình tổng quát:

n.aminoaxit [peptit] + [n-1]H2O [ phản ứng trùng ngưng ]

+ Áp dụng bảo tào khối lượng phân tử cho phương trình trên ta có:

n.Ma.a = Mp + [n-1]18. Tùy theo đề cho aminoaxit mà ta thay vào phương trình tìm ra n rồi chọn đáp án.

Thí dụ 1: Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Giải:

n.Gly [X] + [n-1]H2O

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

75.n = 303 + [n-1]18 => n = 5. Vậy [X] là pentapeptit. Chọn đáp án D.

Thí dụ 2: Cho peptit X chỉ do m gốc alanin tạo nên có khối lượng phân tử là 231 đvC. Peptit X thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Giải:

n.Ala [X] + [m-1]H2O

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

89.m = 231 + [m-1]18 => m = 3. Vậy X là tripeptit. Chọn đáp án A.

Thí dụ 3: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit

Giải:

n.Gly + m.Ala [X] + [n + m-1]H2O

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

75.n + 89.m = 274 + [n + m-1]18

=> 57.n + 71.m = 256.

Lập bảng biện luận:

Chỉ có cặp n=2, m=2 thõa mãn. Vậy X là tetrapeptit. Chọn đáp án C.

Thí dụ 4: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 345 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Giải:

n.Gly + m.Ala [X] + [n + m-1]H2O

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

75.n + 89.m = 345 + [n + m-1]18

=> 57.n + 71.m =327.

Lập bảng biện luận:

Chỉ có cặp n = 2, m = 3 thõa mãn. Vậy X là pentapeptit. Chọn đáp án C.

Thí dụ 5: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 203 đvC. Trong [X] có?

A. 2 gốc gly và 1 gốc ala. B. 1 gốc gly và 2 gốc ala.

B. 2 gốc gly và 2 gốc ala. D. 2 gốc gly và 3 gốc ala.

Giải:

n.Gly + m.Ala [X] + [n + m-1]H2O

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

75.n + 89.m = 203 + [n + m-1]18

=> 57.n + 71.m =185.

Lập bảng biện luận:

Chỉ có cặp n = 2, m = 1 thõa mãn. Vậy trong [X] có 2 gốc glyxyl và 1 gốc alanyl. [X] thuộc loại tripeptit. Chọn đáp án A.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 2: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 3: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 160 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 4: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 5: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 315 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 6: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 711 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. heptapeptit.

Câu 7: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 306 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit

Câu 8: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 339 đvC. Peptit [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 9: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 217 đvC. Trong peptit [X] có ?

A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin. B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.

C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin. D. 1 gốc glyxin và 3 gốc alanin.

Câu 10: Cho một [X] peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 345 đvC. Trong peptit [X] có ?

A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin. B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.

C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin. D. 2 gốc glyxin và 3 gốc alanin.

Câu 11: Khối lượng phân tử của glyxylalanylglixin[ Gly-Ala-Gly] là ?

A. 203 đvC. B. 211 đvC. C. 239 đvC. D. 185 đvC.

Câu 12: Khối lượng phân tử của glyxylalanylvalin [Gly-Ala-Val] là ?

A. 203 đvC. B. 211 đvC. C. 245 đvC. D. 185 đvC.

Câu 13: Khối lượng phân tử của Gly-Ala-Gly-Ala-Val là ?

A. 445 đvC. B. 373 đvC. C. 391 đvC. D. 427 đvC.

Câu 14: Peptit nào có khối lượng phân tử là 358 đvC?

A. Gly-Ala-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Ala-Val.

C. Val-Ala-Ala-Val. D. Gly-Val-Val-Ala.

Câu 15: Peptit nào có khối lượng phân tử là 217 đvC?

A. Ala-Gly-Ala. B. Ala-Ala-Val.

C. Val-Ala-Ala-Val. D. Gly-Val-Ala.

Đáp án: Vấn đề 1

1A

2D

3A

4C

5A

6D

7C

8D

9B

10D

11A

12C

13C

14B

15A

 

Dạng 2: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng của aminoaxit, peptit.

Từ phương trình tổng quát: [phản ứng thủy phân]

Peptit [X] + [n-1]H2O

n. Aminoaxit

theo phương trình: n-1[mol]......n [mol]

theo đề ...?............?...

Theo đề cho ta tìm được số mol aminoaxit và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tam tính được số mol H2O. Lí luận vào phương trình ta tìm được số gốc aminoaxit.

Các thí dụ minh họa:

Thí dụ 1:

Cho 9,84 gam peptit [X] do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 12 gam glyxin[ là aminoaxit duy nhất]. [X] thuộc loại?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Giải:

Số mol glyxin: 12/75 = 0,16 [mol]

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng [ tìm số mol H2O]

mX + mH2O = mglixin => nH2O = [mglixin - mX] :18 =

= [12 - 9,48] : 18 = 0,12 mol

phương trình: Peptit [X] + [n-1]H2O

n.glyxin

theo phương trình: n-1 [mol].....n [mol]

theo đề 0,12 mol 0,16 mol

Giải ra n = 4. Vậy có 4 gốc glyxyl trong [X]. Hay [X] là tetrapetit. Chọn đáp án C.

Thí dụ 2:

Cho 20,79 gam peptit [X] do n gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 24,03gam alanin[ là aminoaxit duy nhất]. [X] thuộc loại?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Giải:

Số mol alanin: 24,03/89 = 0,27 [mol]

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng [ tìm số mol H2O]

mX + mH2O = mglixin => nH2O = [malanin - mX] :18 =

= [24,03 20,79] :18 = 0,18 mol

phương trình: Peptit [X] + [n-1]H2O

n.glyxin

theo phương trình: n-1 [mol].....n [mol]

theo đề 0,18 mol 0,27 mol

Giải ra n = 3. Vậy có 3 gốc glyxyl trong [X]. Hay [X] là tripetit. Chọn đáp án B.

Thí dụ 3:

Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit [X] thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin. [X] là?

A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit.

Giải:

Số mol alanin: 8,9/89 = 0,1 [mol]

Số mol glyxin: 15/75 = 0,2 [mol]

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng [ tìm số mol H2O]

mX + mH2O = mglixin => nH2O = [malanin + malanin - mX] :18 =

= [8,9 + 15 20,3] :18 = 0,2 mol

phương trình: Peptit [X] + [n + m -1]H2O

n.glyxin + m.alanin

theo phương trình: n + m -1 [mol]......n [mol] .....m [mol]

theo đề 0,2 mol ... 0,2 [mol] ...0,1 [mol]

Giải ra n = 2, m = 1. Vậy có 2 gốc glyxyl và 1 gốc alanyl trong [X]. Hay [X] là tripetit. Chọn đáp án A.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Cho 26,46 gam peptit [X] do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 31,5 gam glyxin[ là aminoaxit duy nhất]. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 2: Cho 13,2 gam peptit [X] do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 15 gam glyxin[ là aminoaxit duy nhất]. [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 3: Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam glyxin[ axit aminoaxetic duy nhất ]. Peptit ban đầu là?

A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

Câu 4: Cho 30,3 gam peptit [X] do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 37,5 gam glyxin[ là aminoaxit duy nhất]. Số gốc glyxyl có trong [X] là?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 5: Cho 12,08 gam peptit [X] do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 14,24 gam alanin[ là aminoaxit duy nhất]. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

Câu 6: Cho 13,32 gam peptit [X] do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 16,02 gam alanin[ là aminoaxit duy nhất]. [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. hexapepit.

Câu 7: Cho 9,24 gam peptit [X] do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 10,68 gam alanin[ là aminoaxit duy nhất]. Số gốc alanyl có trong [X] là?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 8: Cho 5,48 gam peptit [X] do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 3 glyxin và 3,56 gam alanin[ không còn aminoaxit nào khác và X thuộc oligopeptit]. [X] thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. hexapepit.

Câu 9: Cho 14,472 gam peptit [X] do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 8,1 glyxin và 9,612 gam alanin[ không còn aminoaxit nào khác và X thuộc oligopeptit]. Trong [X] có ?

A. 1 gốc gly và 1 gốc ala. B. 2 gốc gly và 2 gốc ala.

C. 3 gốc gly và 3 gốc ala. D. 4 gốc gly và 4 gốc ala.

Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X [chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit] thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89 đvC. Khối lượng phân tử của Z là?

A. 103 đvC. B. 75 đvC. C. 117 đvC. D. 147 đvC.

Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit [X] thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. [X] là?

A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit.

-------------------------------------------------- HẾT -----------------

Đáp án: Vấn đề 2

1B

2B

3C

4D

5C

6D

7B

8C

9C

10A

11B

 

Vấn đề 3: Xác định loại peptit nếu đề cho số mol hoặc khối lượng sản phẩm cháy:

+ Đặt công thức tổng quát: aminoaxit no có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 là:

=> H2N-CxH2x-COOH

+ Vậy peptit tạo bởi aminoaxit no có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 là:

=> H[-HN-CxH2x-CO-]nOH: Trong đó x là số Cacbon trong gốc hiđrocacbon của aminoaxit, n là số gốc aminoaxit.

+ Phương trình tổng quát:

H[-HN-CxH2x-CO-]nOH + ......O2 n[x+1]CO2 + [n[2x+1]+1]/2H2O + n/2N2

+ Sản phẩm cháy cho qua nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là khối lượng CO2 và H2O.

* Qua giả thiết ta tìm được n rồi kết luận.

Thí dụ 1:

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một peptit [X] do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 72 gam kết tủa. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Giải:

Ta biết công thức của glyxin là H2N-CH2-COOH => Công thức peptit tạo bởi n gốc glyxyl là: H[HN-CH2-CO]nOH. Phương trình đốt cháy như sau:

H[HN-CH2-CO]nOH + 9n/4O2 2nCO2 +[3n+2]/2H2O + n/2N2

Theo phương trình 1 [mol] ...2n [mol]

Theo đề: 0,12 [mol] ...0,72 [mol]

Ta có: n= nCO2= m/100 = 72/100 = 0,72 [mol].

=> n = 0,72 : [2.0,12] = 3. Có 3 gốc glyxyl trong [X].

Vậy X thuộc loại tripetit. Chọn đáp án B.

* Dĩ nhiên có một số cách khác cũng có thể áp dụng được. Nhưng làm cách nào đi nữa thì đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc về bản chất và kĩ năng tính toán thành thạo thì mới giải nhanh được.

Thí dụ 2:

Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit [X] do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 11,88 gam. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Giải:

Ta biết công thức của glyxin là H2N-CH2-COOH => Công thức peptit tạo bởi n gốc glyxyl là: H[HN-CH2-CO]nOH. Phương trình đốt cháy như sau:

H[HN-CH2-CO]nOH + 9n/4O2 2nCO2 +[3n+2]/2H2O + n/2N2

Theo phương trình 1 [mol] ...2n [mol] [3n+2]/2 [mol]

Theo đề: 0,06 [mol] ...2n.0,06 [mol] [3n+2]/2 .0,06 [mol]

Theo đề ra ta có: mbình tăng = mCO2 + mH2O =14,88 gam

=2n.0,06.44 [3n+2]/2 .0,06.18= 14,88 gam.

Giải ra n= 2. Có 2 gốc glyxyl trong [X]. [X] là đipetit. Chọn đáp án A.

Thí dụ 3:

Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một peptit [X] do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 58,08 gam. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Giải:

Ta biết công thức của alanin là H2N-C2H4-COOH => Công thức peptit tạo bởi n gốc glyxyl là: H[HN-C2H4-CO]nOH. Phương trình đốt cháy như sau:

H[HN-CH2-CO]nOH + 15n/4O2 3nCO2 +[5n+2]/2H2O + n/2N2

Theo phương trình 1 [mol] ...3n [mol] [5n+2]/2 [mol]

Theo đề: 0,06 [mol] ...3n.0,06 [mol] [5n+2]/2 .0,06 [mol]

Theo đề ra ta có: mbình tăng = mCO2 + mH2O =58,08 gam

=3n.0,08.44 [5n+2]/2 .0,08.18= 58,08 gam.

Giải ra n= 4. Có 4 gốc glyxyl trong [X]. [X] là tetrapetit. Chọn đáp án C.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol một peptit [X] do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một peptit [X] do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 45 gam kết tủa. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit [X] do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ba[OH]2 dư thì thu được 70,92 gam kết tủa. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit [X] do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 36,6 gam. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol một peptit [X] do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 191,2 gam. [X] thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 18,48 gam một đipeptit của glyxin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được ?

A. 56 gam. B. 48 gam. C. 36 gam. D. 40 gam.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng bình tăng ?

A. 56 gam. B. 48 gam. C. 26,64 gam. D. 40 gam.

Câu 8: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit [no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2và một nhóm -COOH]. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là [ ĐH khối B-2010]

A. 45. B. 60. C. 120. D. 30.

----------------------- HẾT -----------------------

Đáp ánvấn đề 3

1D

2B

3A

4B

5C

6A

7C

8C

 

 

 

 

Vấn đề 4: Tính khối lượng peptit.

Thí dụ 1:

Thủy phân hết m gam tripeptit: Gly-Gly-Gly [ mạch hở] thu được hỗn hợp gồm 13,5 gam Gly;15,84 gam Gly-Gly. Giá trị m là?

A. 26,24. B. 29,34. C. 22,86. D. 23,94.

Giải:

Tính số mol các peptit sản phẩm:

Gly: 13,5/75 = 0,18 mol.

Gly-Gly: 15,84/132= 0,12 mol

Phương trình thủy phân:

Gly-Gly Gly 3Gly

0,06 [mol]

Chủ Đề