Cách tính tiền 1 tiết dạy của giáo viên THCS

Hướng dẫn cách tính tiền dạy thừa giờ của giáo viên

Bên cạnh lương của những buổi dạy chính khóa, các giáo viên còn được hưởng lương những tiết dạy thừa giờ.Vậy tiền dạy thừa giờ của giáo viên được tính thế nào?

1. Công thức tính tiền thừa giờ của giáo viên

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC. tiền thừa giờ của giáo viên được tính theo công thức sau:

Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%

Trong đó tiền lương 01 giờ dạy được tính như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy [dạy trẻ]

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

  • Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học [nếu có] + Số giờ dạy tính thêm/năm học [nếu có] + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học [nếu có]] – [Định mức giờ dạy/năm].
  • Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = [Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày] x [Số ngày làm việc/tuần] x [Số tuần dạy trẻ/năm học];
  • Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non = [Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng] x [Số tuần dạy trẻ/năm học];
  • Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy [tiêu chuẩn giờ giảng]/tuần] x [Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học]

Xem thêm:  Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mỹ thuật lớp 6 sách Cánh Diều

2. Định mức tiết dạy của giáo viên

Theo quy định tại Thông tư 03/VBHN-BGDĐT:

2.1 Giáo viên mầm non

  • Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày:

– Dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày/01 giáo viên;

– Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.

  • Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày:

– Dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày/01 giáo viên;

– Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.

  • Đối với lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
  • Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì ngoài công tác quản lý, cần:

– Hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 02 giờ/tuần.

– Phó hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 04 giờ/tuần.

2.2. Giáo viên tiểu học

  • Định mức: 23 tiết/tuần;
  • Giáo viên trường dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 21 tiết/tuần.
  • Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:

– Trường hạng I: 2 tiết/tuần.

– Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên không kiêm nhiệm.

– Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.

Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

2.3 Giáo viên THCS

  • Định mức: 19 tiết/tuần
  • Giáo viên trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 17 tiết/tuần.
  • Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:

– Trường hạng I: 2 tiết/tuần;

– Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm;

– Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.

Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

2.4 Giáo viên THPT

  • Định mức: 17 tiết/tuần.
  • Với trường dân tộc nội trú: 15 tiết/tuần.
  • Hiệu trưởng:

Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

2.5 Giảm định mức tiết dạy

Giáo viên tiểu học, THCS, THPT sẽ được giảm định mức tiết học như sau:

– Giảm 3 tiết/tuần/GV tiểu học;

Xem thêm:  Mẫu biên bản đại hội Đoàn

– Giảm 4 tiết/tuần/GV THCS, THPT.

– Giảm 4 tiết/tuần/GV trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường bán trú.

  • Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn: giảm 3 tiết/môn/tuần;
  • Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện [nếu chưa có cán bộ chuyên trách]: giảm từ 2 – 3 tiết/tuần do hiệu trưởng quyết định.
  • Tổ trưởng bộ môn: giảm 3 tiết/tuần;
  • Tổ phó chuyên môn: giảm 1 tiết/tuần;
  • Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách:

– Giảm 04 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;

– Giảm 03 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.

Giáo viên làm ủy viên BCH công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách:

– Giảm 02 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;

– Giảm 01 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.

  • Giáo viên kiêm chủ tịch, thư ký hội đồng trường: giảm 2 tiết/tuần.
  • Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 2tiết/tuần.
  • Giáo viên được tuyển dụng bằng HĐLV lần đầu: giảm 2 tiết/tuần.
  • Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống:

– Giảm 3 tiết/tuần/GV THCS, THPT;

– Giảm 4 tiết/tuần/GV tiểu học.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Cách tính tiền thừa giờ của giáo viên các cấp. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động – tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Hiện nay ở địa phương bà Linh, khi tính tiền thêm giờ cho giáo viên, các kế toán đều cho rằng đó là tiền lương một giờ dạy 60 phút, số tiết dạy thêm giờ của giáo viên đều phải quy đổi sang 60 phút rồi nhân với tiền lương một giờ dạy thêm.

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Chế độ trả lương làm thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

Theo đó, công thức tính tiền lương 1 giờ dạy đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên cơ sở dạy nghề được tính như sau:

Việc xác định giờ dạy trong công thức là 60 phút hay tiền lương một tiết dạy thì phụ thuộc vào quy định chế độ làm việc đối với giáo viên của từng cấp học, cụ thể:

+ Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non;

+ Định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông;

+ Định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp;

+ Tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề;

+ Định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 07 thì tất cả những định mức trên được gọi chung là định mức giờ dạy/năm khi đưa vào công thức tính.

Như vậy, cụm từ  “tiền lương 01 giờ dạy” tại công thức tính tiền lương quy định Thông tư liên tịch 07 được hiểu cụ thể trong từng trường hợp như sau:

- Là tiền lương 01 giờ dạy [60 phút] đối với giáo viên mầm non.

- Là tiền lương 01 tiết dạy đối với giáo viên phổ thông [tiểu học, THCS, THPT, THPT có nhiều cấp học].

- Là tiền lương 01 giờ giảng dạy đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.

- Là tiền lương 01 giờ giảng tiêu chuẩn đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với trường hợp giáo viên dạy Tiểu học, THCS, THPT , khi tính tiền thêm giờ cho giáo viên, các kế toán đều cho rằng đó là tiền lương một giờ dạy 60 phút, số tiết dạy thêm giờ của giáo viên đều phải quy đổi sang 60 phút rồi nhân với tiền lương một giờ dạy thêm là đang hiểu sai quy định.

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề