Cách trị áp xe tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Trưởng đơn nguyên hồi sức - ICU - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Áp xe là tình trạng bệnh rất hay xảy ra trên nhiều bộ phận của cơ thể. Nếu không được điều trị sớm, áp xe sẽ phát triển thành áp xe có mủ gây đau đớn cho người bệnh. Vậy nguyên tắc điều trị áp xe như thế nào, áp xe có mủ chữa ra sao?

Áp xe là tình trạng nhiễm trùng ở da, với đặc điểm nhận biết là một khối mềm trên da có màu hồng hoặc đỏ đậm, bên trong khối áp xe có mủ. Nếu dùng tay chạm vào khối áp xe sẽ cảm thấy đau.

Các vị trí thường xuất hiện áp xe là:

  • Vùng nách, bẹn;
  • Vùng gần hậu môn, âm đạo;
  • Vùng xương cùng cột sống;
  • Áp xe ở răng.

Tuy nhiên, bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng đều có khả năng bị áp xe, bên trong cơ thể có: áp xe não, áp xe gan, áp xe phổi, áp xe vú, v.v...

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng áp xe là do:

  • Các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn;
  • Nang lông bị viêm, nhiễm trùng;
  • Vật nhọn đâm vào da gây ra vết thủng.

Tất cả những tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm trùng, hệ miễn dịch kích hoạt các tế bào bạch cầu và những chất hoá học khác để tạo ra đề kháng cho cơ thể.

Các bạch cầu trong cơ thể sẽ được điều động đến nơi bị nhiễm trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn, trong đó những tế bào bạch cầu và vi khuẩn bị chết, tạo thành mủ. Nếu vi khuẩn xâm nhập là tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn, thì rất dễ sinh mủ bởi chúng làm tổn thương các tế bào mô trong cơ thể. Từ vị trí đó, khối áp xe có mủ được hình thành và phát triển ra khu vực xung quanh, gây viêm, đau nhức. Nếu không điều trị, khối áp xe sẽ tiếp tục phát triển.

Áp xe mưng mủ trên lợi

Trên lâm sàng, khối áp xe ở dưới da và cơ có biểu hiện:

  • Sưng
  • Tấy đỏ
  • Đau nhức
  • Sờ vào thấy ấm nóng
  • Sốt cao, có cảm giác ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Môi khô, lưỡi trắng

Để chẩn đoán áp xe, ngoài dựa vào biểu hiện lâm sàng, cần tiến hành các kỹ thuật xét nghiệm với kết quả sau:

  • Số lượng bạch cầu tăng cao, đặc biệt là bạch cầu trung tính;
  • Tốc độ máu lắng tăng;
  • Số lượng fibrinogenglobulin tăng cao;
  • Nếu có nhiễm trùng huyết, cần tiến hành xét nghiệm cấy vi khuẩn hoặc nấm;
  • Siêu âm được áp dụng đối với khối áp xe sâu bên trong các cơ [cơ đùi, cơ thắt lưng, cơ hoành] và cơ quan [gan, mật, phổi];
  • Chọc khối áp xe có mủ để làm xét nghiệm vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời dẫn lưu mủ ra bên ngoài.

Nguyên tắc điều trị áp xe phụ thuộc vào mức độ và độ sâu của khối áp xe.

  • Đối với khối áp xe nhỏ và chỉ ảnh hưởng dưới da, mủ có thể tự chảy ra, khối áp xe co lại, khô dần và biến mất, hoặc dùng thuốc.
  • Đối với khối áp xe lớn, tích tụ mủ sâu, cần được bác sĩ rạch, chọc và hút dẫn lưu mủ, bơm rửa vệ sinh khối áp xe. Đồng thời kết hợp dùng thuốc kháng sinh, điều trị các triệu chứng đi kèm như sốt, giảm đau và tăng cường thể trạng cho người bệnh.

Khám bệnh khi có biểu hiện để điều trị kịp thời

Để điều trị áp xe, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán mức độ, tình trạng của khối áp xe, từ đó các bác sĩ sẽ xử trí điều trị phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Áp xe răng là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra bên trong răng.. Nếu không chữa áp xe răng kịp thời, nhiễm trùng có thể lan đến nướu và xương miệng. Áp xe răng nên được điều trị bởi nha sĩ, nhưng một số biện pháp điều trị tại nhà có thể làm giảm cảm giác khó chịu do nhiễm trùng.

Răng bị áp xe hay áp xe răng là hiện tượng một túi mủ có thể hình thành ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm trùng do vi khuẩn. Mắc phải áp xe sẽ gây ra cơn đau nhức răng vừa phải đến dữ dội, đôi khi có thể lan đến tai hoặc cổ của bạn.

Nếu không chữa áp xe răng kịp thời, những chiếc răng này có thể chuyển sang tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Áp xe răng dù do bất kỳ nguyên nhân nào đều có dấu hiệu đau nhức răng dữ dội, một số nguyên nhân gây ra áp xe răng bao gồm:

  • Quy trình, thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách.
  • Chấn thương do va đập vùng mặt hoặc miệng.
  • Những biến chứng trong quá trình tiến hành thủ thuật, phẫu thuật nha khoa.

Áp xe răng được chia thành các loại khác nhau tùy thuộc vào vị trí. Ba loại áp xe răng phổ biến nhất là:

  • Áp xe quanh chóp răng
  • Áp xe nướu
  • Áp xe nha chu

Giải đáp áp xe răng phải làm sao?

Áp xe răng phải làm sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bên cạnh tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ nha khoa, có thể hỗ trợ chữa áp xe răng tại nhà bằng các biện pháp sau đây:

3.1. Súc miệng bằng nước muối chữa áp xe răng

Súc miệng bằng nước muối là một lựa chọn dễ dàng và hợp túi tiền để làm giảm tạm thời triệu chứng đau nhức răng và biểu hiện khác của áp xe răng. Súc miệng bằng nước muối tốt cho sức khỏe răng miệng và hỗ trợ lành thương. Chữa áp xe răng bằng nước muối như sau:

  • Có thể mua dung dịch nước muối sinh lý pha sẵn trên thị trường hoặc pha 1/2 thìa muối ăn thông thường với 1/2 cốc nước ấm, lắc hoặc khuấy cho tan hết.
  • Ngậm nước muối đã pha và cố gắng súc miệng trong ít nhất hai phút.
  • Nhổ nước ra, có thể súc lại bằng nước lọc.
  • Súc miệng bằng nước muối tối đa ba lần mỗi ngày.

3.2. Sử dụng baking soda chữa áp xe răng

Baking soda hay được biết đến với tên natri bicarbonate có đặc tính kháng khuẩn là một lựa chọn hợp lý khác để chữa áp xe răng. Sử dụng baking soda như sau:

  • Pha loãng 1/2 thìa baking soda với 1/2 cốc nước và một chút muối.
  • Ngậm dung dịch trong miệng tối đa 5 phút.
  • Nhổ ra và lặp lại cho đến khi bạn sử dụng hết dung dịch.
  • Sử dụng baking soda lặp lại tối đa hai lần mỗi ngày.

3.3. Sử dụng tinh dầu Oregano chữa áp xe răng

Dầu Oregano là một loại tinh dầu chiết xuất từ Oregano [kinh giới] - một loại thảo mộc có hương thơm, nổi tiếng trong thực phẩm Ý - có thể mua được ở cửa hàng trực tuyến hoặc các cửa hàng bán thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Dầu Oregano có tính chất kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nó có thể giúp giảm triệu chứng viêm và đau nhức răng khi bị áp xe. Hướng dẫn sử dụng tinh dầu Oregano:

  • Pha loãng dầu Oregano với dung môi đặc thù đi kèm khi mua.
  • Nhỏ một vài giọt dung dịch này vào một miếng bông gòn hoặc tăm bông.
  • Áp miếng bông gòn hoặc tăm bông trên khu vực bị áp xe từ hai đến ba phút.
  • Lấy bông gòn hoặc tăm bông ra, để dung dịch trong ít nhất 10 phút, sau đó rửa sạch.
  • Sử dụng tinh dầu Oregano lặp lại tối đa ba lần mỗi ngày.

Chườm lạnh chữa áp xe răng

3.4. Chườm lạnh chữa áp xe răng

Chườm lạnh sẽ giúp giảm đau nhức răng, lợi và sưng tấy. Chườm lạnh đúng cách:

  • Sử dụng một chiếc khăn sạch và khô, đặt vào bên trong vài viên đá lạnh và bọc lại.
  • Áp khăn bọc đá vào da của bạn gần khu vực bị ảnh hưởng.
  • Có thể áp trong khoảng thời gian 15 phút.
  • Chườm lạnh có thể được lặp lại nhiều lần mỗi ngày.

3.5. Sử dụng cỏ cà ri chữa áp xe răng

Cỏ cà ri có khả năng kháng khuẩn, thường được sử dụng giảm viêm và chữa thương tại nhà. Có thể sử dụng cỏ cà ri theo cách sau ba lần mỗi ngày để chữa áp xe răng:

  • Cho trà cỏ cà ri vào nước đun sôi khuấy đều.
  • Để hỗn hợp nguội.
  • Dùng tăm bông thấm vào hỗn hợp và thoa một lượng nhỏ lên vùng bị ảnh hưởng bởi áp xe.

3.6. Sử dụng tinh dầu đinh hương chữa áp xe răng

Tinh dầu đinh hương đã được sử dụng từ thời cổ đại như một phương thuốc chữa đau nhức răng tự nhiên. Tinh dầu đinh hương có ở dạng pha loãng hoặc đậm đặc. Nếu sử dụng tinh dầu này, hãy nhớ pha loãng theo hướng dẫn đi kèm sản phẩm. Hướng dẫn sử dụng tinh dầu đinh hương chữa áp xe răng:

  • Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm dung dịch pha loãng và bôi lên vùng bị áp xe.
  • Bạn cũng có thể làm nước súc miệng bằng tinh dầu đinh hương bằng cách nhỏ một vài giọt dầu vào một cốc nước nhỏ.
  • Sử dụng tinh dầu đinh hương tối đa ba lần mỗi ngày.

3.7. Sử dụng hydrogen peroxide chữa áp xe răng

Hydrogen peroxide là một phương án được sử dụng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, cách thực hiện như sau:

  • Pha hydrogen peroxide 3% với nước theo tỉ lệ bằng nhau
  • Súc miệng, sau đó khạc ra ngoài, đảm bảo không nuốt bất kỳ dung dịch nào.
  • Phương pháp này có thể dùng nhiều lần mỗi ngày để chữa áp xe răng.

3.8. Sử dụng tỏi chữa áp xe răng

Tỏi là một phương thuốc tự nhiên lâu đời với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích, bao gồm cả tác dụng giảm đau và diệt khuẩn. Sử dụng tỏi chữa áp xe răng như sau:

  • Nghiền nát tỏi tươi.
  • Đắp hỗn hợp tỏi đã nghiên lên khu vực bị ảnh hưởng bởi áp xe.
  • Có thể sử dụng phương pháp này được lặp lại nhiều lần mỗi ngày.

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng tiến triển, áp xe răng có thể lây lan sang các bộ phận khác của vùng hàm mặt nếu không được điều trị. Nếu bạn bị áp xe răng, hãy đến gặp bác sĩ và nha sĩ càng sớm càng tốt. Các phương pháp chữa áp xe răng tại nhà được liệt kê ở trên là các phương pháp điều trị bổ sung cho những phương pháp điều trị do bác sĩ kê đơn. Bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh ngay lập tức để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com, colgate.com, webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề