Cách trị rầy ở cây ớt

  • Rệp muội hại nhiều loại cây trồng như cà phê, cam quýt… trong đó có cây ớt, rệp bám vào các ngọn lá non để hút dịch làm cho lá non cong queo, phát triển không bình thường. Do đó dùng thuốc trừ rệp muội ở ớt để hạn chế thiệt hại cho cây là điều bà con cần làm ngay.
  • Rệp muội phát triển quanh năm nhưng nhiều nhất là khi cây ớt ra chồi non. Điều đáng lưu ý là chất bài tiết của rệp lại là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng [bào tử nấm có màu đen], cho kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây. Khi rệp phát triển thành dịch có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cây ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng.

Đối với rệp muội, bà con càng để lâu chúng càng khó trị, bởi tốc độ sinh sản cực nhanh và ẩn nấp kĩ. Chính vì vậy, bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn. Sau đây Agriviet xin gửi đến quý bà con 5 loại thuốc trừ rệp muội ở ớt tốt nhất hiện nay.

  • Thành phần chính của Reasgant 3.6EC là Abamectin, có hiệu lực diệt sâu nhanh, mạnh, kéo dài và ít chịu tác động của điều kiện thời tiết.
  • Hoat chất Abamectin giúp ngăn chặn chất truyền luồng thần kinh gamma aminobutyric acid [GABA] tại chỗ nối cơ thần kinh của côn trùng, làm côn trùng ngừng ăn hoặc ngừng đẻ trứng ngay và chết sau vài ngày.
  • Thuốc được bà con ưu tiên sử dụng với những ưu điểm: có tác dụng tiếp xúc, vị độc; phổ tác dụng tương đối rộng và ít hình thành tính kháng của dịch hại; ít gây độc cho người sử dụng.
Dùng Reasgant 3.6EC để trị rệp muội ở ớt

Cách dùng

  • Liều lượng: 150 – 250 ml/ha
  • Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha
  • Phun thuốc khi sâu hại mới xuất hiện

Giá tham khảo: liên hệ

  • Bopy 50EC là thuốc trừ sâu sinh học chứa hoạt chất Pyrethrins thuộc nhóm cúc tổng hợp có khả năng tiêu diệt sâu nhanh chóng chỉ trong vài phút.
  • Ở liều lượng thấp, Bopy 50EC có khả năng xua đuổi côn trùng gây bệnh hiệu quả. Ngoài ra, với ưu điểm phân hủy nhanh nên thuốc rất an toàn với người sử dụng và được dùng rộng rãi trong các chương trình sản xuất rau, quả an toàn.
Dùng Bopy 50EC để trị rệp muội ở ớt

Cách dùng

  • Liều lượng: 250 – 400 ml/ha
  • Phun thuốc khi rệp khoảng 5-7 con/lá
  • Confidor 200OD chứa thành phần hoạt chất Imidacloprid là thuốc lưu dẫn, tác động lên dây thần kinh giao cảm, ức chế quá trình truyền tải thông tin về thần kinh trung ương của rệp muội.
  • Thuốc được biết đến với tác dụng diệt trừ được nhiều loại sâu hại miệng chích hút – loài dịch hại rất khó trị trên các cây lương thực hiện nay.
Dùng thuốc Confidor 200OD điều trị rệp muội ở ớt

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.2 lít/ha
  • Lượng nước phun 400 lít/ha
  • Phun thuốc khi sâu xuất hiện

Giá bán: Liên hệ

  • Thuốc Hello 700WG chuyên trị nhóm rầy, rệp chích hút cho hiệu lực thuốc cao và kéo dài. Sản phẩm có tính tiếp xúc, vị độc; có khả năng tác động lên quá trình lột xác của côn trùng.
  • Khi nhiễm thuốc, sâu hại sẽ bỏ ăn, không lột xác được và chết; rệp lớn bị ức chế khả năng sinh sản, trứng đẻ bị lép. Thuốc không gây tính kháng thuốc ở sâu hại như nhiều loại thuốc trừ sâu khác và an toàn cho cây trồng.

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.15-0.25 kg/ha
  • Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha
  • Phun thuốc khi sâu tuổi 1-2
  • Với hoạt chất chính là Emamectin benzoate kết hợp với dầu khoáng, thuốc trừ sâu Comda 250EC đã được cho vào danh sách các thuốc đặc trị các loài có khả năng chính hút trên cây trồng trong đó phải kể đến rệp muội.
  • Thuốc có khả năng tiếp xúc vào sâu bệnh gây ra độc trong cơ thể chúng khiến chúng ức chế thần kinh dẫn đến chết. Ngoài ra, thuốc được chứng nhận đảm bảo an toàn cho người và môi trường nên bà con có thể yên tâm sử dụng.
Dùng thuốc Comda 250EC trừ nhanh rệp muội ở ớt

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.45 lít/ha
  • Phun, pha với 320 – 400 lít nước/ha
  • Phun thuốc khi sâu tuổi 1-2

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Tỏi, ớt, gừng: 1kg mỗi loại
  • Rượu trắng: 3 lít
  • Nước lọc: 2-3 lít
  • Hũ, thùng để chứa

Cách làm

  • Giã nhỏ hoặc xay hỗn hợp tỏi, ớt, gừng cho nhỏ lại
  • Cho tất cả chỗ hỗn hợp vừa xay trên vào hũ, lọ và đổ thêm rượu vào rồi đậy kín.
  • Ngâm hỗn hợp trong 15 ngày có thể dùng được.
  • Lọc nước cốt thuốc thảo mộc, pha thêm nước lọc rồi phun xịt ướt đều mặt trên và dưới lá nhằm tiêu diệt và xua đuổi rệp, bảo vệ cây trồng.

Bạn đọc có thể mua 5 loại thuốc trừ rệp muội ở ớt hiệu quả nhất hiện nay ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các hiệu thuốc bảo vệ thực vật gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop


Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin chi tiết về 5 loại thuốc trừ rệp muội ở ớt chất lượng nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chọn lựa được loại thuốc BVTV phù hợp để xử lý rệp triệt để nhất.

Em vừa trồng cây ớt lên đc khoảng 20cm, cây cũng cứng cáp và ra hoa đợt đầu tiên rùi! Nhưng... 2 hôm nay khi tưới phát hiện ra lũ rệp mềm này  chúng nằm dưới mặt lá và bu trên nụ, nhánh cây ..v.v

Em có lướt nhiều bài trên dd rùi, nhưng vẫn chưa tìm ra cách cụ thể đặc trị lũ rệp này 

Có bác nào cao thủ xin chỉ dạy cho em với, vì nuôi lâu lắm mới đc cây ớt bé tí mà lại nhổ bỏ thì tiếc ruột lắm. Mà ko trị thì lây sang mấy cây khác nữa [nhất là cây dưa leo bởi rệp mềm, rệp sáp là ưa cây này ghê lắm] thì chỉ .... phá sản luôn.

p/s: có các pp em đã đọc qua như:

_ Dùng ớt, gừng, tỏi pha với nước [ tỉ lệ với cách pha ntn thì em chịu, ko rõ nữa]

_ Dùng thuốc xịt muỗi.

_ Dùng thuốc trừ sâu [ ngoài tiệm bán]

 Tạm thời em có 3 biện pháp đó nhưng ko bik cái nào Ok nhất để làm :-ss

Đã được chỉnh sửa bởi trampupi - 05 Aug 2012 lúc 10:59am

Page 2

Trang này được hoàn thành trong 0.047 Giây.

Tên khoa học: Gossypii glover

Họ: Aphididae

Bộ: Homoptera

Đối tượng cây trồng bị hại: Cây cà chua, cây vừng [mè], họ dưa, bầu, bí...

Đặc điểm hình thái rầy mềm, rầy nhớt Gossypii glover

[A] Vòng đời rầy mềm

[B] Rầy mềm hại cải; [C] Rầy mềm hại dưa hấu; [D] Hình dạng rầy mềm; [E] Rầy mềm hại dưa leo.

Thành trùng rầy mềm, rầy nhớt có hai dạng

Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.

Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.

Ấu trùng, thành trùng không cánh và có cánh

Đặc điểm gây hại của rầy mềm, rầy nhớt

Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá.

Quần thể rầy mềm và triệu chứng bị hại

Cả rệp trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, cơ thể mềm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm. Rệp trưởng thành có hai loại có cánh và không có cánh. Rệp phá hoại bằng cách chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn lại, cây sinh trưởng kém, ngoài ra rệp còn là côn trùng môi giới lan truyền bệnh virus trên ớt.

[A] Rầy mềm chích hút ở mặt dưới lá; [B] Rầy mềm chích hút truyền bệnh virus cho cây.

- Rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái.

- Rệp sống tập trung ở chồi non và ở mặt dưới lá khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch và mạnh nhất sau khi cây đậu trái, tán lá rậm rạp, rệp chích hút nhựa làm cho ngọn dưa chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá. Rệp còn là môi giới truyền các loại bệnh virus cho cây dưa. Trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó.

Ở  nước ta, rệp phát triển và gây hại trên hầu hết các vùng trồng bông và có mặt trong suốt vụ. Kí chủ của rệp chủ yếu các cây thuộc họ bông như đậu bắp, dâm bụt, …

Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền bệnh xanh lùn hại bông. Đây là một trong những đối tượng truyền bệnh nguy hiểm nhất tại Việt Nam trong những năm qua. Hiện nay, biện pháp trừ rệp đầu vụ đang được khuyến cáo tại Việt Nam, là một trong những giải pháp cắt nguồn bệnh.

Mật độ rệp rất đông trên lá bông vải

Trong quá trình gây hại rệp thải ra chất mật dính tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.

Nếu rệp phát sinh gây hại vào giai đoạn bông nở sẽ làm bẩn xơ bông ảnh hưởng đến chất lượng bông hạt gây khó khăn cho việc thu hoạch và chế biến.

Mật độ rệp đã giảm trên lá bông vải do nấm nâu kí sinh

Rệp bông thường xuất hiện sớm ngay từ đầu vụ ngay khi cây con có 2 lá mầm, tại vùng trồng bông Tây Nguyên mật độ rệp thường thấp và giảm dần do mưa lớn, ngoài ra còn bị khống chế bởi các loài thiên địch.

Nhiệt độ thấp và ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho rệp sinh sản. Mưa có ảnh hưởng trực tiếp đối với rệp, nhất là sau những trận mưa lớn có thể rửa trôi và làm chết nhiều rệp.

Mưa có ảnh hưởng tới ẩm độ không khí từ đó tạo điều kiện cho nấm nâu kí sinh làm cho rệp chết hàng loạt.

Rệp thường bám sát vào các chồi non, hoa và nụ non ít di chuyển đi xa. Khi rệp phát triển thành dịch có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với mè ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng.

Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết.

Chúng gây hại bằngcách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài khoảng 7 - 9 ngày, mỗi con cái có khả năng đẻ trung bình 41 con.

Rầy mềm trên lá ổi

Biện pháp phòng trị rầy mềm, rầy nhớt:

- Bảo tồn các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm…

- Trồng bông xen cây trồng khác như bắp, đậu nành,… tạo điều kiện cho thiên địch của rệp cư trú.

- Trong điều kiện ẩm ướt, rệp bông rất khó phát sinh thành dịch nên không cần sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Trong trường hợp cần phải phòng trừ thì chỉ cần phun cục bộ nơi có mật độ rệp quá cao.

- Tỉa lá già, tiêu hủy lá có rệp gây hại. Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại,  sau thu hoạch nên thu dọn sạch tàn dư thực vật vì là nơi chứa lượng lớn trứng và rệp trưởng thành.

- Không nên bón nhiều phân đạm, tưới đủ ẩm trong mùa khô.

- Nếu mật độ rệp thấp, nên lặt bỏ bằng tay.

- Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị.

- Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều.

- Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm.

- Có thể phun thuốc trừ rệp như dầu khoáng SK 99EC, Sairifos 585 EC hay pha cả hai loại với nhau.

- Rầy mềm có tính kháng thuốc cao, khi thấy vài con trên 1 đọt non cần phun các thuốc có hoạt chất Pymetrozin…

- Những vùng bông vải có bệnh xanh lùn thì có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học để phòng trừ như:  Admire 50 EC, liều lượng 0,6 lít/ha; Mospilan 3EC, liều lượng 0,3 lít/ha.

Nguồn: Admin tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề