Kinh nghiệm xương máu khi đầu tư chứng khoán

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia về tài chính, bảo hiểm. Mình tham gia thị trường chứng khoán cũng không phải mới, dao động khoảng từ năm 2018 cho đến nay, trong giai đoạn đó cũng đã chứng kiến sự thăng trầm của chứng khoán, của thị trường và cũng đã nếm trải nhiều thứ cảm xúc vui buồn, hụt hẫng và xót xa trong đó. Nên ngày hôm nay, Việt xin phép sẽ được chia sẻ cho bạn 8 bài học kinh nghiệm chơi chứng khoán xương máu rút ra từ chính kinh nghiệm thực tiễn của mình. Những kinh nghiệm này sẽ tập trung vào cách bạn chơi cũng như những chiến thuật để quản trị các rủi ro trong quá trình thị trường lên hoặc thị trường xuống chứ mình sẽ không tập trung nói về phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật vì đây là trường pháp của mỗi nhà đầu tư. Đây là kinh nghiệm cá nhân, từ thực tiễn chứ mình không phải chuyên gia kiểu học thuật nên cách mình trình bày sẽ đơn giản và theo kinh nghiệm của mình.

Một kinh nghiệm chơi chứng khoán xương máu của mình đó là phải luôn chuẩn bị một dòng tiền mặt đủ lớn để có thể nắm bắt được các cơ hội thị trường giá lên hay thị trường giá xuống. Mô hình cơ bản đó là lên từ từ và xuống không phanh, bạn có thể theo dõi trong suốt hai năm trở lại đây và sẽ nhận thấy điều đó. Về mặt cơ bản thị trường sẽ tăng dần lên, cứ tích lũy [lên và xuống đan xen nhau] và có những giai đoạn sẽ xuống rất nhanh, xuống không phanh và xuống sâu. Vậy điểm mấu chốt ở đây nếu bạn không xác định rõ được đâu là thời điềm bạn vào tiền thì bạn sẽ thua, cũng như việc bạn có bao nhiêu tiền để vào sẽ là mấu chốt.

Hầu như chúng ta không xác định được rõ điểm vào tiền, thời điểm mua một mã cổ phiếu nên lựa chọn của chúng ta sẽ khiến chính chúng ta hụt hẫng. Quan điểm mình có hai thời điểm tuyệt vời đó là

Khi các cổ phiếu bắt đầu có đà tăng khoảng 2,3 phiên, thì sẽ có xu hướng tăng tiếp tục [dĩ nhiên không phải lúc nào cũng như vậy, và bản thân mã cổ phiếu đó phải được đánh giá kỹ, có nền tảng tốt về cơ bản đã nhé], lúc này thì với cách chơi của mình, sẽ là việc mình trích ra khoảng 10% tài khoản để đuổi theo xu hướng lên này cho đến khi cảm thấy lợi nhuận đạt kỳ vọng hoặc thị trường có dấu hiêu xu hướng xuống thì mình mới thoát hàng. Tuy nhiên cách chơi này, bạn chỉ nên cân đối 10% vì mua đuổi giá lên luôn tồn tại rủi ro đó là vượt quá giá trị thực của cổ phiếu. Với cách này mình chỉ dùng số tiền vừa đủ trong một tỷ lệ chấp nhận rủi ro được.

Sai lầm lớn nhất từ những kinh nghiệm chơi cổ phiếu của mình đó là bắt đáy quá sớm hoặc không xác định được điểm đáy, hoặc chưa đủ kiên nhẫn do sợ mất cơ hội nên vội vàng xuống tiền, dẫn đến thời điểm mua quá sớm, đà giảm vẫn tiếp tục giảm. Sau đó mất đi một khoản lợi nhuận tương đối lớn. Trên thực tế thì chẳng ai có thể nói được đâu là đáy của một cổ phiếu, tuy nhiên nếu như đà xuống vẫn tiếp tục, thì bạn có thể lựa chọn một phương án an toàn là giải ngân từ từ theo từng mức giá một, để đảm bảo khi giá cổ phiếu xuống tiếp bạn vẫn còn dư tiền mặt để tham gia tiếp.

Có những khi thị trường sẽ rơi và thậm chí rơi rất sốc

Lời khuyên cá nhân từ kinh nghiệm của mình, bạn nên cân đối dòng tiền mặt có sẵn khoảng 50% tổng số tiền bạn định dành cho cổ phiếu để phân bổ vào danh mục các mã của bạn. Và cá nhân mình thì luôn thích có sự kiên nhẫn chờ đợi khi giá xuống do những nhịp chỉnh của thị trường, lúc đó thì mình mới xuống tiền. Những nhịp này có thể 2 tuần, 4 tuần, 3 tháng và thậm chí 6 tháng, những nhịp chỉnh mà mình thích là phải chỉnh từ hai phiên trở lên, nếu có chỉnh một phiên mà bạn đã vội vàng xuống tiền thì đó chưa hẳn đã là giá đẹp nhất ở thời điểm đó. Việc cái nhịp chỉnh xuất hiện chính là lúc để chúng ta gom thêm các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt.

Dấu hiệu nhận biết giá đỉnh từ kinh nghiệm chơi chứng khoán của mình đó chính là khi thị trường tăng trong một thời gian thì:

  • Khi các chuyên gia, nhà báo nhận định thị trường còn tăng mạnh nữa
  • Khi các cổ đông lớn, chủ doanh nghiệp và thành viên trong ban quản trị công ty bán ra
  • Khi người tham gia cổ phiếu đang full margin [vay nợ] quá nhiều dẫn đến khi thị trường có nhịp chỉnh thì tâm lý hoảng loạn xuất hiện
  • Các dòng trụ cổ phiếu [dẫn dắt và đi theo] theo từng thời điểm tạo đỉnh hoặc có sự phân phối, các dòng penny [hàng lởm] thì tăng trần nhiều. Các cổ phiếu khi có dòng tiền mới vào sẽ xuất hiện các vùng đỉnh, và trong đó vùng đỉnh này sẽ chuyển từ nhóm ngành này sang nhóm ngành khác, và giai đoạn này sẽ dai dẳng khoảng 1 tháng trước khi có sự điều chỉnh.
  • Khi các điểm kháng cự của cổ phiếu cứ vượt xong lại hạ chứng minh rằng dòng tiền khi đó yếu, hoặc khi các điểm hỗ trợ bị thủng liên tục làm thị trường đi xuống thì đó lúc bạn nên cân nhắc chốt lời vì thị trường đỉnh
  • Khi thị trường giảm từ 2% trở lên có nghĩa là rất nhiều mã sẽ giảm kịch sàn, điều đó có nghĩa là áp lực bán rất mạnh từ những quỹ, tổ chức có vốn lớn hoặc đội lái, lúc đó cần cân nhắc. Còn nếu thị trường giảm 1% thì có thể coi là bình thường.
  • Hoặc một số công ty bán cổ phiếu quỹ tức là khi họ cạn tiền, thì họ cần thêm dòng tiền mới hoặc khi thực hiện các doanh nghiệp tăng vốn.
  • Hoặc khi có những dấu hiệu về mặt lạm phát, lãi suất tăng hoặc giá cả nguyên vật liệu tăng thì đó là những dấu hiệu đáng báo động của việc tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán.

2. Phải cắt lỗ, xác định ngưỡng chịu đựng của chính mình đối với sự lựa chọn cổ phiếu

Trước kia có những khoảng thời gian mà mình nghĩ rằng, chỉ cần không margin [vay] thì không cần cắt lỗ, cứ yên tâm mà chơi bởi dù sao cũng là tiền của mình, và khi mình chưa bán thì chưa hiện thực hóa khoản thua lỗ đó. Nhưng đến thời điểm này với kinh nghiệm trận mạc cũng dày dạn hơn, thì mình nghĩ rằng việc xác định mức độ rủi ro bạn có thể chịu đựng được với một cổ phiếu là rất quan trọng. Bởi khi một cổ phiếu giảm 20% điều đó có nghĩa là cổ phiếu đó phải tăng 25% bạn mới có thể hòa vốn. Chính vì vậy xác định mức độ rủi ro chịu đựng đối với mỗi mã cổ phiếu là rất quan trọng.

Như kinh nghiệm của Trần Việt, việc xác định mức độ rủi ro thể hiện qua việc cắt lỗ sẽ dựa vào khẩu vị rủi ro của bạn, ví dụ bạn là người có thể chịu đựng được mức lỗ cao thì bạn có thể quên việc này đi. Nhưng nếu bạn không thể chịu được khi tiền của bạn sụt giảm ví dụ quá 10 triệu tương đương với 5% thì bạn nên cân nhắc. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng cứ để đó biết đâu thị trường lên, hoặc bạn sợ hãi biết đâu thị trường hạ, thì lời khuyên của mình là bạn cắt lỗ và lựa chọn một cơ hội mới tốt hơn, hoặc kể cả khi bạn mua lại thì giá vẫn sẽ có khả năng tăng hoặc giảm trong một biên dao động nhất định.

Giả sử bạn đầu tư 100 triệu, thị trường sụt giảm kéo phăng của bạn 15 triệu tương đương 15%, nếu bạn không cắt lỗ, bạn sẽ có cơ hội tăng giá về lại 100 triệu hoặc cũng có thể tiếp tục lỗ. Nhưng giả sử khi bạn cắt lỗ, thì bạn sẽ bảo toàn được số tiền của mình không âm thêm, và có cơ hội mua lại giá thấp hơn, hoặc một cổ phiếu khác có tiềm năng cao hơn.

Nên việc hoạch định cho mình phương án cắt lỗ ngay từ thời điểm mua là quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào.

3. Phân bổ danh mục theo tỷ trọng hợp lý

Nếu bám theo nguyên tắc số một của đầu tư là “Không để mất tiền” thì việc phân bổ tỷ trọng là rất cần thiết. Quan điểm của mình trong tổng danh mục của bạn không nên có mã nào vượt quá 20% mà nên phân bổ dần theo các mức 20 – 15 – 10 – 5 để thực hiện việc đa dạng hóa danh mục [Dĩ nhiên bạn có thể điều chỉnh tùy theo mong muốn của bạn, mình chỉ nêu tham khảo nha] . Những nhà đầu tư mới thường bỏ qua việc đánh giá tỷ trọng từng mã cổ phiếu trong danh mục dẫn đến mất cân đối, và việc đa dạng hóa không hiệu quả. Bạn nên cân rổ danh mục của bạn tối đa là 5 mã đến 7 mã là cùng và không nên nhiều hơn. Đó là một số kinh nghiệm chơi chứng khoán từ cá nhân của mình, nếu bạn muốn đóng góp hãy comment ở dưới và mình sẵn sàng học hỏi nhé.

Nguyên tắc đa dạng hóa:

  • Đầu tư cổ phiếu của nhiều công ty. Đừng nên để tất cả khoản đầu tư của bạn vào duy nhất một loại cổ phiếu. Hãy tự tạo ra một danh mục đầu tư cho riêng mình bằng cách đầu tư vào những công ty bạn biết, tin tưởng, thậm chí người thân và gia đình bạnn đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các công ty đó hằng ngày.
  • Đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Điều này sẽ giúp các khoản đầu tư của bạn được an toàn nếu không may một trong những lĩnh vực kinh tế mà bạn đang đầu tư gặp khủng hoảng và kéo theo tất cả các công ty trong ngành đi xuống. Thường thì khi một ngành này tăng trong chu kỳ A sẽ luôn có ngành đứng yên hoặc giảm ở trong chính chu kỳ A đó.
  • Đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa thị trường khác nhau. Trong quá trình kinh doanh, những công ty với quy mô khác nhau sẽ có kết quả kinh doanh khác nhau. Do vậy, việc phân bổ danh mục đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có quy mô khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
  • Không đầu tư hơn 20% tổng số tiền vào chỉ một ngành.
  • Không đầu tư hơn 10% tổng số tiền vào chỉ một công ty.

4. Đừng cố dự đoán thị trường mà hãy đi theo nó.

Bài học thứ 4 mà thực sự mình đã phải thừa nhận là có lẽ do mình chưa đủ giỏi, nên cứ bắt đầu đoán thì y như rằng là… đoán sai. Mãi về sau mình mới hiểu thị trường là tổng hòa của không chỉ tâm lý đám đông, mà còn là những tay to có vốn lớn, những cuộc chơi đầy kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, quỹ ngoại và đội lái, tức là tổng hòa của tâm lý và kiến thức cũng như những kỹ năng của mỗi một đối tượng, và thị trường sẽ điều hành hoặc định hướng bởi báo chí, chuyên gia và những người tạo ra cuộc chơi của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán chính là những … ông chủ doanh nghiệp đó.

Chính vì vậy, đoán định thị trường là điều không thể, thay vì cố đoán những thứ mà không một ai trên thị trường kiểm soát được, thì chúng ta hãy tập trung vào việc phân tích cơ bản doanh nghiệp để đánh giá chính xác dựa trên những dữ kiện mà chúng ta có thể biết. Bạn có thể tập trung phân tích từ vĩ mô là chu kỳ kinh tế, cho đến ngành và những lợi thế của từng doanh nghiệp trong ngành, rồi bản thân chuỗi hoạt động hay còn gọi là chuỗi giá trị của doanh nghiệp đó đã hoàn chỉnh hay chưa, và các kỳ vọng trong tương lai, sau đó lựa chọn 1 trong 2 thời điểm mua ở trên để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư.

Trên đây là bốn kinh nghiệm chơi chứng khoán xương máu của mình đúc rút ra sau nhiều đợt thị trường tăng và giảm, những kinh nghiệm này hiện dừng ở phần thời điểm tham gia. Nhưng thời gian tới, hy vọng được trải nghiệm nhiều hơn và cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức hơn.

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

  • Gương mặt tư vấn tài chính xuất sắc trên Website MB Ageas: Tại đây 
  • Vietnamnet: Tại đây

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas [BHNT Quân đội][Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%]

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

4. Coaching Tư vấn Tài chính

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục [Giá gốc 1.800.000 đồng]. Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: / .

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

Video liên quan

Chủ Đề